The Economist: Cách “tuồn" hàng tỷ USD khỏi Trung Quốc

The Economist: Cách “tuồn" hàng tỷ USD khỏi Trung Quốc

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

11:58 19/12/2023

Một kỷ nguyên dịch chuyển dòng vốn toàn cầu sắp được tái thiết lập

Chúng ta đã có một năm tồi tệ nếu tỏ ra lạc quan về tình trạng lạm phát tại Trung Quốc. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đã giảm 13% trong năm 2023, thấp hơn cả thời điểm COVID-19. Những khó khăn trên thị trường bất động sản đã và đang khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh vỡ nợ. Triển vọng tăng trưởng kinh tế mờ nhạt, kết hợp với nhu cầu quản lý chuyên quyền thất thường trong nước và mối quan hệ không chắc chắn với các đối tác thương mại lớn, đã tạo ra một thị trường tài chính thảm hại.

Đây cũng là những điều kiện lý tưởng để tạo ra tình trạng tháo chạy các dòng vốn khổng lồ ra khỏi Trung Quốc. Các nhà đầu tư nước ngoài, những người từng dành sự quan tâm đặc biệt cho Trung Quốc, đang đổ xô tìm cách rút tiền về. Những người Trung Quốc giàu có cũng vậy. Theo Viện Tài chính Quốc tế, một viện chính sách - nghiên cứu, đã có hiện tượng dòng vốn chảy xuyên biên giới từ cổ phiếu và trái phiếu của Trung Quốc trong 5 quý liên tiếp, là dòng chảy dài nhất được ghi nhận. Các doanh nghiệp cũng đang đứng ngồi không yên. Trong quý 3 năm nay, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng vào Trung Quốc lần đầu tiên chuyển sang mức âm kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập cách đây hơn 25 năm trước. Điều này phần nào phản ánh tình hình đầu tư của các nhà sản xuất trong nước vào hoạt động ở nước ngoài, có thể làm giảm chi phí lao động và giúp tránh được thuế quan của Mỹ. Quy mô của dòng vốn chảy ra tổng thể vẫn còn đang được tranh luận, nhưng một số người tin rằng số tiền trị giá lên tới 500 tỷ USD được nguỵ trang trong dữ liệu cán cân thanh toán có độ tin cậy thấp của Trung Quốc.

Lần gần nhất việc tăng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc được ghi nhận vào giai đoạn năm 2015-2016. Từ sự mất giá của đồng tiền, việc tăng vốn đã tác động tới sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Theo một ước tính, chỉ riêng năm 2015 đã có tới 1 nghìn tỷ USD “bay màu" khỏi Trung Quốc. Khi đó, nhiều quốc gia đã tiếp nhận dòng vốn này. Nhưng hiện tại, các quốc gia khác lại trở nên nghi ngại. Do đó, các điểm đến mới cho các quỹ vốn từ Trung Quốc - cả hợp pháp lẫn phi pháp - vẫn đang được xem xét.

Việc né tránh việc kiểm soát vốn của Trung Quốc là điều đầu tiên các nhà đầu tư lo lắng tập trung vào. Một số giao dịch được thực hiện từng phần: Cư dân Đại lục có thể thực hiện các hợp đồng bảo hiểm được giao dịch ở Hồng Kông, mặc dù theo luật, họ chỉ có thể thanh toán 5.000 USD mỗi lần. Trong 9 tháng đầu năm, doanh số bán bảo hiểm cho du khách Đại lục đạt 47 tỷ đô la Hồng Kông (tương đương 6 tỷ USD), tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2019. Các dòng chảy khác đang bị bịt kín. Vào tháng 10, Trung Quốc đã cấm các nhà môi giới trong nước tạo điều kiện cho người dân địa phương đầu tư ra nước ngoài. Đối với chủ doanh nghiệp, việc lập hoá đơn sai cho các lô hàng thương mại bằng cách phóng đại giá trị hàng hoá được giao dịch là một cách để chuyển tiền ra khỏi đất nước.

Ngày càng nhiều các quốc gia xa lánh các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc hơn nếu so với kỷ nguyên dịch chuyển vốn gần đây. Hàng chục cơ quan lập pháp cấp bang tại Hoa Kỳ đã thông qua dự luật ngăn chặn công dân nước khác đang định cư tại nước khác có thể sở hữu đất và tài sản. Những người mua Trung Quốc đã chi 13.6 tỷ USD vào bất động sản Hoa Kỳ trong năm 2023 tính đến tháng 3, chưa bằng một nửa số tiền chi trong cùng kỳ năm 2016-2017. Tại Canada, một “miền đất từng hứa" khác, những người không phải cư dân tại đây bị cấm tuyệt đối việc mua bất động sản. Thị thực vàng ở Châu u, thứ cấp quyền cư trú để đổi lấy quyền đầu tư, đã không còn được ưa chuộng nữa. Các chương trình ở Ireland, Hà Lan, và Bồ Đào Nha đang bị thắt chặt hoặc bãi bỏ. Mặc dù Hồng Kông vẫn là cửa ngõ để vốn của Trung Quốc có thể tiếp cận phần còn lại của thế giới, nhưng nơi đây không còn hấp dẫn các gia đình giàu có như một nơi trú ẩn an toàn để bảo vệ tài sản của họ khỏi nhà nước Trung Quốc, kể từ cuộc đàn áp chính trị ở lãnh thổ này.

Ảnh: The Economist

Chính trong bối cảnh đó, Singapore ngày càng nâng cao vị thế. Thành công của quốc gia này trong việc thu hút dòng tiền từ người Trung phần lớn nhờ vào khoảng cách địa lý, mức thuế thấp, và số lượng người nói tiếng Quan thoại đông đảo. Đầu tư trực tiếp từ Hồng Kông và Trung Quốc Đại lục đã tăng 59% kể từ năm 2021, đạt 19.3 tỷ đô la Singapore (tương đương với 14.4 tỷ USD) vào năm ngoái. Các chuyên gia phân tích của Goldman Sachs lưu ý rằng những khoảng trống đáng ngờ trong dữ liệu thương mại giữa hai quốc gia cũng cho thấy tình trạng tháo chạy vốn không được ghi nhận gia tăng.

Số lượng văn phòng gia đình ở Singapore đã tăng từ 400 văn phòng vào năm 2020 lên 1.100 vào cuối năm 2022, một xu hướng được thúc đẩy bởi nhu cầu của Trung Quốc. Có rất ít sự minh bạch về tài sản mà các nhà đầu tư siêu giàu nắm giữ thông qua những kênh làm việc như vậy, nhưng thị trường vốn khiêm tốn của Singapore cho thấy hầu hết số tiền còn lại sẽ được đầu tư ra quốc gia khác. Tuy nhiên, dòng vốn từ Trung Quốc đã hỗ trợ các ngân hàng Singapore, giúp nâng cao lợi nhuận tại các tổ chức như dbs và Tập đoàn Ngân hàng Trung Quốc Hải ngoại. Các địa điểm trung lập khác cũng được hưởng lợi từ tiền mặt của Trung Quốc. Mặc dù thị thực vàng đang suy giảm ở những quốc gia khác, nhưng lượng thị thực được cấp ở Dubai đã tăng 52% trong 6 tháng đầu năm 2023, so với cùng kỳ năm 2022, với rất nhiều người đăng ký được cho là người Trung Quốc.

Ảnh: The Economist

Các quốc gia trung lập không phải là những người hưởng lợi duy nhất. Glass Wu đến từ Japan Hana, một công ty bất động sản, cho biết các câu hỏi về bất động sản Nhật Bản từ khách hàng Trung Quốc và Hồng Kông đã tăng gần gấp ba trong năm qua. Xu hướng này ngày càng được thúc đẩy bởi đồng yên Nhật yếu, đã giảm 1/5 trong 3 năm qua so với đồng Nhân dân Tệ của Trung Quốc. Bà Wu cho biết khoảng 70% người mua đã gọi video call và giao dịch mà không cần đến xem bất động sản trước. Peter Li của Plus Agency, một nhà môi giới địa phương, cho biết Úc cũng đã chứng kiến sự gia tăng nhu cầu bất động sản từ người ngoại quốc, chủ yếu là từ những người sở hữu tiềm năng, thay vì các nhà đầu tư như những đợt trước. Dữ liệu từ Juwai iqi, một công ty bất động sản, cũng xác nhận xu hướng này. Kể từ năm 2020, giá trung bình của những ngôi nhà trên khắp thế giới nhận được yêu cầu từ các khách hàng Trung Quốc đã tăng từ 296.000 USD lên 728.000 USD. Thay vì mua những căn nhà nhỏ hơn để cho thuê, người mua đang chuyển sang chọn những căn nhà rộng rãi để họ thực sự ở.

Vốn từ Trung Quốc có thể là nguyên nhân phát sinh những vấn đề mới. Dòng vốn này đã gây áp lực lên thị trường nhà ở Singapore, vốn bị chi phối bởi khả năng cung cấp của nhà nước, và có ít hơn nửa triệu căn hộ tư nhân. Vào tháng 4, quốc gia này đã áp dụng mức thuế đáng kinh ngạc - 60% - đối với tất cả các giao dịch bất động sản của người nước ngoài nhằm cố gắng hạ nhiệt tình hình. Bí mật tài chính của thành phố cũng có thể thu hút các hoạt động trái phép. Vào tháng 8, các cuộc đột kích của cảnh sát đã tịch thu một loạt tài sản bao gồm ô tô, đồ trang sức và đồ xa xỉ, tổng trị giá khoảng 2 tỷ USD và bắt giữ 10 người nước ngoài. Các đối tượng bị bắt đều sinh ra ở Trung Quốc, nhưng hầu hết đều có quốc tịch khác thông qua các chương trình đầu tư quốc tế. Vào tháng 10, chính phủ Singapore lưu ý rằng ít nhất một trong số bị cáo có thể có mối liên hệ với một văn phòng gia đình. Các quốc gia khác trong khu vực, chẳng hạn như Campuchia và Thái Lan, cảnh giác với việc tiếp đón những công dân ưu tú của Trung Quốc, những người có thể có những mưu đồ chính trị đằng sau.

Mặc dù dòng vốn chảy ra từ Trung Quốc vẫn chưa ở quy mô lớn như những gì đã thấy trong cuộc khủng hoảng 2015-2016, nhưng chúng có thể sẽ tồn tại lâu dài hơn. Hồi đó, sự bùng nổ tín dụng do chính phủ tạo ra trong ngành bất động sản đã giúp vực dậy tinh thần phấn chấn của nền kinh tế. Lần này, chính phủ Trung Quốc muốn để bất động sản hạ nhiệt. Nếu không có sự phục hồi đột ngột, bất ngờ về vận mệnh của nền kinh tế Trung Quốc, dòng vốn chảy ra ngoài khó có thể chậm lại. Các nhà đầu tư và doanh nghiệp sẽ tiếp tục tìm kiếm nhiều loại tài sản nước ngoài - ít nhất là những tài sản mà họ vẫn được phép mua - và tiếp tục gây ra niềm vui và cả những cơn đau đầu ở bất cứ nơi nào họ đặt chân đến.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ