Tất cả những gì bạn cần biết về chiến tranh thương mại Phần 1: Chặng đường đã qua của năm 2018

Tất cả những gì bạn cần biết về chiến tranh thương mại Phần 1: Chặng đường đã qua của năm 2018

09:00 08/01/2019

trade war, chiến tranh thương mại

Tác giả: Truong Quang Hai

Vấn đề không chỉ là thương mại

“Chiến tranh thương mại” là cách gọi thông dụng, nhưng căn cứ trên những biện pháp mà phía Mỹ đang áp dụng thì những va chạm giữa hai bên nên được nhìn nhận như là một cuộc đối đầu chiến lược toàn diện, trong đó Trung Quốc đang cố gắng thách thức vị trí số 1 thế giới của Mỹ và Mỹ đang áp dụng hàng loạt biện pháp để kiềm chế Trung Quốc.

“Made in China 2025”, được chính thức ban hành từ năm 2015, là một kế hoạch của Trung Quốc nhằm biến nước này thành một cường quốc công nghệ cao và dẫn đầu trong các ngành công nghiệp như robotic, trí tuệ nhân tạo, hàng không, công nghệ vũ trụ và phương tiện giao thông chạy bằng năng lượng mới, thiết bị nông nghiệp, dược phẩm….. Trung Quốc muốn gia tăng dần hàm lượng chất xám trong nền kinh tế cũng như leo dần lên trên chuỗi giá trị gia tăng để tránh khỏi “bẫy thu nhập trung bình”, và điều kiện tiên quyết để thực hiện được mục tiêu đó là phải làm chủ được các công nghệ cao. Bên cạnh việc trợ giá hàng trăm tỷ USD cho các doanh nghiệp thuộc mục tiêu “Made in China 2025” thì Trung Quốc còn đầu tư mạnh mẽ vào việc mua bán & sát nhập các doanh nghiệp công nghệ cao của nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, cũng như yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ cho đối tác Trung Quốc (thông qua hình thức liên doanh) nếu muốn đầu tư, kinh doanh tại nước này. Mỹ thì cho rằng những chính sách phi thị trường của Trung Quốc sẽ khiến Mỹ có nguy cơ đánh mất vị trí thống trị về công nghệ cũng như năng lực sản xuất công nghiệp, qua đó đe dọa trực tiếp đến vị thế số 1 về sức mạnh kinh tế cũng như quân sự của Mỹ

Để gây sức ép lên Trung Quốc, từ đó buộc Trung Quốc phải đưa ra những nhượng bộ về chính sách, Mỹ đã sử dụng đồng thời ba công cụ là thuế quan, đầu tư và pháp lý. Trong đó các công cụ thuế quan được sử dụng đầu tiên, nhiều nhất và cũng có tác động nổi bật nhất nên cuộc đối đầu này thường được gọi tắt là chiến tranh thương mại, tuy nhiên bên cạnh đó thì Mỹ cũng áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc, kiểm soát các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ và gây áp lực pháp lý (thông qua WTO) nhằm buộc Trung Quốc phải thay đổi các chính sách kinh tế.

Ba cuộc điều tra

Đến giữa năm 2018 thì chiến tranh thương mại mới chính thức bùng nổ, nhưng ngay từ năm 2017 thì Mỹ đã khởi động các chương trình bảo hộ thương mại thông qua ba cuộc điều tra.

Trong số 3 cuộc điều tra nêu trên thì cuộc điều tra dựa trên Điều 301, Luật Thương mại 1974 của USTR là nhằm trực tiếp vào Trung Quốc. Hai cuộc điều tra dựa trên Điều 232, Luật Mở rộng Thương mại 1962 và Điều 201, Luật Thương mại 1974 là nhằm vào tất cả các quốc gia xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ (đương nhiên cũng bao gồm Trung Quốc), trừ một số đối tác đặc biệt như Argentina, Australia, Brazil, Canada và Hàn Quốc (tùy theo mặt hàng). Giá trị hàng hóa bị áp thuế dựa trên Điều 301 cũng là lớn nhất, do đó các diễn biến của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thường được đồng nhất với các biện pháp trừng phạt của phía Mỹ căn cứ trên Điều 301 cũng như các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Căn cứ Điều 301 thì Tổng thống Mỹ được phép sử dụng “tất cả các biện pháp phù hợp” để buộc một Chính phủ nước ngoài phải từ bỏ các chính sách, hành động bất hợp lý và gây tổn hại đến hoạt động thương mại của Mỹ.
Dựa trên kết luận của USTR trong báo cáo điều tra theo Điều 301, Mỹ đã gửi đến Trung Quốc 7 yêu cầu, cụ thể là:
- Cam kết phối hợp để làm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc giảm bớt 100 tỷ USD kể từ 1/6/2018 và thêm 100 tỷ USD nữa kể từ 1/6/2019.
- Ngừng các chính sách hỗ trợ cho các ngành công nghiệp nằm trong kế hoạch Made in China 2025, hủy bỏ các quy định liên quan đến chuyển giao công nghệ, chấm dứt tình trạng đánh cắp tài sản tri thức và bí mật thương mại của các lực lượng cho Chính phủ Trung Quốc tài trợ, tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, rút các đơn kiện đối với Mỹ đang gửi lên WTO.
- Không trả đũa nếu như Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế Trung Quốc đầu tư vào các ngành công nghệ nhạy cảm hoặc các lĩnh vực có tác động quan trọng đến an ninh quốc gia của Mỹ.
- Lên lộ trình dỡ bỏ các rào cản đối với hoạt động đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc
- Giảm thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa Mỹ
- Mở cửa thị trường cho các ngành dịch vụ của Mỹ
- Mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông nghiệp của Mỹ

Trước các đòi hỏi của phía Mỹ, Trung Quốc cũng đã có những nhượng bộ nhất định như:
- Đề nghị giảm bớt 100 tỷ USD trong thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, chủ yếu thông qua việc tăng cường mua hàng hóa nông nghiệp, năng lượng và máy bay của Mỹ.
- Giảm bớt một số loại thuế nhập khẩu.
- Mở cửa thị trường tài chính
- Rà soát lại hệ thống pháp luật về bảo hộ tài sản tri thức.
Tuy nhiên đề nghị này chưa đáp ứng được các yêu cầu của phía Mỹ. Trung Quốc không đề cập đến việc thay đổi chính sách công nghiệp, trong đó quan trọng nhất là sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc cho các doanh nghiệp cũng như những yêu cầu đối với doanh nghiệp nước ngoài về việc chuyển nhượng công nghệ. Kết quả là Mỹ đã áp dụng hàng loạt biện pháp trừng phạt mà đáng chú ý nhất là các công cụ thuế quan, đổi lại thì Trung Quốc cũng đã có những hành động đáp trả tương ứng.

Cũng trong tháng 9/2018, Mỹ từng đe dọa sẽ đánh thuế thêm 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Nếu hành động này trở thành sự thực thì tổng giá trị hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế sẽ lên tới 517 tỷ USD, tức hầu như toàn bộ giá trị hàng hóa mà Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ (năm 2017 Mỹ nhập khẩu 505 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc). Điều này có nghĩa là chiến tranh thương mại sẽ leo thang đến mức gần như toàn diện, tuy nhiên vào ngày 1/12 vừa qua thì hai bên đã đạt được thỏa thuận “ngừng bắn” tạm thời trong 90 ngày. Sau cuộc họp bên lề hội nghị G20, Mỹ đồng ý tạm thời giữ nguyên các mức thuế đang áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc (không nâng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc đã bị áp thuế từ 24/9/2018 và cũng không thực hiện lời đe dọa đánh thuế lên 267 tỷ USD hàng Trung Quốc), đổi lại Trung Quốc đồng ý đồng ý nhập khẩu một lượng hàng hóa Mỹ có giá trị chưa xác định, nhưng “chắc chắn là rất đáng kể”, trong các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp để giảm bớt sự mất cân đối về thương mại giữa hai quốc gia.

Tác động đến các thị trường

Chiến tranh thương mại dường như không có nhiều tác động đến thị trường chứng khoán Mỹ. Chỉ số S&P 500 thậm chí còn tạo đỉnh cao nhất mọi thời đại vào giữa tháng 8/2018 và tính từ tháng 4 đến nay thì vẫn đang tăng khoảng 3,8%. Nguyên nhân là mức độ đóng góp của xuất khẩu vào kinh tế Mỹ tương đối thấp, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc khá nhỏ và kinh tế Mỹ vẫn đang được hưởng lợi từ chính sách cắt giảm thuế cũng như tăng chi tiêu công từ năm 2017.

Tuy nhiên theo chiều ngược lại thì Trung Quốc là nơi hứng chịu những tác động trực diện và nặng nề nhất của cuộc xung đột về thương mại. Mặc dù các khoản thuế mà phía Mỹ áp lên Trung Quốc chưa ảnh hưởng nhiều đến giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, một phần do việc áp thuế diễn ra khá muộn (từ tháng 7) và phần khác do các doanh nghiệp Trung Quốc cố gắng tăng cường khối lượng xuất khẩu sang Mỹ trước khi những mức thuế cao hơn chính thức có hiệu lực vào năm 2019, các thị trường tài chính Trung Quốc vẫn phải chịu đựng rất nhiều áp lực.

Chỉ trong vòng khoảng 4 tháng từ giữa tháng 4 (sau khi Mỹ công bố danh sách các mặt hàng của Trung Quốc có thể phải chịu thuế 25%) đến giữa tháng 8 (khi NHTW Trung Quốc có biện pháp bình ổn) thì đồng CNY đã mất giá tới 10% so với USD. Tỷ giá USD/CNY tăng từ 6.30 lên 6.94 và chỉ ngừng tăng khi NHTW Trung Quốc (PBoC) sử dụng hàng loạt biện pháp can thiệp như (i) áp dụng yếu tố phản chu kỳ vào điều hành tỷ giá tham chiếu, (ii) yêu cầu khách hàng phải ký quỹ 20% khi giao dịch ngoại tệ kỳ hạn với ngân hàng (và không được hưởng lãi suất trên số tiền ký quỹ này, khiến cho chi phí mua kỳ hạn trở nên đắt đỏ hơn), (iii) yêu cầu một số ngân hàng Trung Quốc hạn chế cho các ngân hàng nước ngoài vay đồng CNH (khiến lãi suất CNH có xu hướng tăng và chi phí để bán khống CNH trên thị trường liên ngân hàng trở nên cao hơn). Tương tự, chứng khoán Trung Quốc cũng giảm tới 17% trong giai đoạn từ tháng 4 – tháng 8/2018, tức giảm mạnh hơn rất nhiều so với các thị trường chứng khoán lớn khác trong khu vực như Nhật hay Hàn Quốc. Lý do là giới đầu tư lo ngại rằng sự leo thang của chiến tranh thương mại có thể khiến xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong năm 2019, ngoài ra quy mô đầu tư (của cả khối doanh nghiệp trong nước và nước ngoài) cũng sẽ giảm mạnh và tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 của Trung Quốc có nguy cơ giảm tới 1% nếu như nhà điều hành không có những biện pháp nới lỏng phù hợp để đối phó.

Sự suy yếu của đồng CNY và thị trường chứng khoán Trung Quốc đã gián tiếp tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam. Sau nửa đầu năm tương đối bình ổn (thậm chí Ngân hàng Nhà nước còn mua vào được USD khi nguồn cung trên thị trường dư thừa) thì tỷ giá USD/VND đã tăng mạnh mẽ khoảng 2,1% trong giai đoạn từ tháng 6 – tháng 8/2018. Ngược lại, VNIndex tạo đỉnh đúng vào giữa tháng 4 và có lúc đã giảm tới 27% kể từ đỉnh, còn tính đến nay thì vẫn đang giảm 20% so với tháng 4. Đương nhiên sự giảm giá của VND cũng như VNIndex có một phần nguyên nhân từ những yếu tố nội tại của kinh tế Việt Nam, nhưng dẫu sao thì tác động từ chiến tranh thương mại, đặc biệt là tỷ giá USD/CNY là không thể phủ nhận. Do đó việc nghiên cứu nguyên nhân sâu xa khiến Mỹ chủ động phát động chiến tranh thương mại, quan điểm và chính sách đối phó của phía Trung Quốc cũng như những diễn biến tiếp theo (đặc biệt là khi hai bên vừa tạm thời đạt được thỏa thuận “ngừng bắn” kéo dài 90 ngày) là điều rất cần thiết để kịp thời đưa ra những dự báo cho kinh tế vĩ mô Việt Nam 2019, từ đó đưa ra hành xử phù hợp nhất trong từng điều kiện thị trường.

Tác giả: Truong Quang Hai

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử

Tuần trước, Bitcoin đóng cửa tuần trong sắc đỏ khi những lo ngại về lạm phát đình trệ gia tăng ở Mỹ. Trong một diễn biến khác, Consensys đã kiện SEC, Venezuela đã chọn USDT để thanh toán dầu nhằm tránh các biện pháp trừng phạt và chính quyền Hoa Kỳ đã bắt giữ những người đồng sáng lập một dịch vụ trộn tiền điện tử. Tuần này chúng ta tìm hiểu xung quanh việc thị phần đang giảm của Tether, dòng tiền chảy ra khỏi ETH gia tăng, mô hình giao dịch phái sinh tại APAC và các stablecoin đang được thế chấp với EUR.
Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".

Chip và chất bán dẫn đang được chú ý hơn bao giờ hết trong bối cảnh kỉnh tế hiện này. Hoa Kỳ đã chi hơn một nửa khoản tiền hỗ trợ mở rộng sản xuất chip theo chương trình Chip Act để trở nên linh hoạt hơn với các cú sốc nguồn cung. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ