Tâm lý ‘Risk-on’ bao trùm trên thị trường FX: Tại sao thị trường lại bỏ qua tác động từ các cuộc biểu tình gần đây?

Tâm lý ‘Risk-on’ bao trùm trên thị trường FX: Tại sao thị trường lại bỏ qua tác động từ các cuộc biểu tình gần đây?

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

12:20 03/06/2020

Điều gì đóng góp vào tâm lý 'Risk-on' trong những ngày vừa qua, bình luận thị trường của Kathy Lien

Chứng khoán liên tiếp tăng trong những ngày qua thể hiện tâm lý lạc quan trên toàn cầu trong thị trường tài chính, điều này đang mâu thuẫn với mức độ tức giận và các cuộc biểu tình đang căng thẳng ở các thành phố lớn trên toàn cầu.

Tỷ giá USD/JPY thậm chí đã phá ngưỡng 108 đi lên khi bắt đầu phiên Mỹ vào hôm qua và quan trọng là nó đã giữ được đà tăng trong suốt phiên giao dịch. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các đồng tiền nhạy cảm với tâm lý rủi ro, chẳng hạn như Aussie và Kiwi. Price Action lần này cho thấy giới nhà đầu tư tin rằng tác động kinh tế từ các cuộc biểu tình và bạo loạn xuất phát từ người dân sẽ ở mức hạn chế và không kéo dài lâu. Ngay cả khi niềm tin này chính xác thì hãy nhớ đến các cuộc biểu tình và bạo động đang diễn ra tương tự ở Hồng Kông đã làm tê liệt nền kinh tế nước này ra sao.

Điểm qua một chút về lịch sử, các cuộc bạo loạn mang tên Rodney King xảy ra vào năm 1992 đã tiêu tốn của Los Angeles gần 4 tỷ USD, theo một số nghiên cứu, con số thiệt hại tài sản đó là hơn 1 tỷ USD. Trở lại hiện tại, các cuộc biểu tình và bạo động đến vào thời điểm mà hoạt động kinh tế đang bị suy thoái bởi COVID-19, những cuộc biểu tình này có thể là chướng ngại vật trên con đường tìm lại đà phục hồi, điều này sẽ thể hiện thành hàng tỷ Dollar doanh thu bị mất đi. Tất cả phụ thuộc vào phản ứng của chính phủ liên bang và thật không may, niềm tin đặt vào các cơ quan đó đang suy yếu nhanh chóng. Như đã nói, dường như những vấn đề kiểu như thế này chẳng có tác động gì tới các nhà đầu tư đang trong tâm lý ‘Risk-on’ sau khi khi xuất hiện báo cáo rằng Trung Quốc có thể tiếp tục mua đậu tương của Hoa Kỳ và thanh khoản sẽ tiếp tục tăng trở lại trong tương lai gần.

Khẩu vị rủi ro sẽ được quyết định bởi các báo cáo từ công ty ADP của Mỹ và chỉ số ISP khu vực ngoài ngành sản xuất vào ngày mai.

Từ góc độ phân tích logic, ngành dịch vụ đã có thể khởi động trở lại trước khu vực sản xuất, trong khi đó công ty ADP (mã trên NASDAQ: ADP) kỳ vọng sẽ có nhiều việc làm bị mất đi, tốc độ sẽ giảm bớt. Điều này có thể giúp đồng Dollar Mỹ tăng giá đặc biệt so với đồng Euro trước cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB.

Đồng Dollar Úc đạt mức cao nhất trong ba tháng sau khi RBA giữ nguyên lãi suất vào hôm qua. Đợt tăng lần này sẽ không gây ngạc nhiên cho độc giả đã xem qua bảng dữ liệu kinh tế miêu tả quá trình hồi phục trên diện rộng của Úc và Trung Quốc kể từ cuộc họp RBA vừa qua. Trong khi RBA vẫn nhấn mạnh sự cần thiết của các chính sách hỗ trợ, đặc biệt trong đó có nội dung rằng sẽ tăng quy mô mua vào trái phiếu nếu cần thiết, điều này hàm ý rằng lãi suất sẽ không tăng cho đến khi số liệu việc làm có tiến triển tốt. Các nhà đầu tư cảm thấy nhẹ nhõm khi RBA có vẻ có triển vọng tích cực nhưng lại không đề cập đến quan hệ thương mại Úc-Trung. Ngân hàng trung ương của Úc cũng cho biết có những dấu hiệu của sự gia tăng trong chi tiêu và ổn định của người tiêu dùng trong nhiều giờ làm việc, điều này đã thúc đẩy niềm tin rằng sự suy thoái sẽ ít hơn dự kiến ​​trước đây. Khi giá trị GDP Quý I được công bố trong hôm nay, RBA kỳ vọng chứng kiến sự suy thoái đầu tiên kể từ năm 2008. Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh số bán lẻ ​và giao dịch thương mại ​tốt hơn dự kiến, tâm lý rủi ro vẫn sẽ được duy trì.

Ngân hàng Canada sẽ công bố một thông báo về chính sách tiền tệ vào thứ Tư trong cuộc họp sắp tới.

Giống như RBA, BoC dự kiến ​​sẽ không tăng cường thêm các gói kích thích. Cuộc họp sẽ là lần cuối cùng cho Stephen Poloz, người sẽ được Tiff Macklem kế nhiệm, vì vậy mọi thay đổi trong tương lai sẽ được dành cho người kế vị. Đối với những thứ vẫn còn có giá trị, Poloz vẫn ôn hòa và thấy lạm phát đạt được mục tiêu chậm hơn và dữ liệu xấu đi đáng kể giữa hai cuộc họp chính sách gần đây (như trong bảng dưới đây). GDP giảm mạnh trong tháng 4, với mức tăng trưởng giảm tới 7.2%. Tuy nhiên, trên cơ sở hàng quý, nền kinh tế chỉ giảm 8.2% so với dự báo 10%. Lần cuối cùng BoC họp là vào tháng Tư, khi họ cắt giảm dự báo GDP và công bố các hoạt động mới về chính sách tiền tệ, mô tả sự suy thoái hiện tại là mạnh nhất trong lịch sử. Số liệu trên thị trường lao động tại Canada có thể có tác động lớn hơn đến đồng Loonie so với chính sách của BOC.

Đồng Euro tiếp tục tăng trong ngày giao dịch thứ sáu liên tiếp.

Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm cơ hội tạo ra lợi nhuận trước khi có thông báo chính sách tiền tệ của ECB. Gần như mọi nhà kinh tế học đều mong đợi Chương trình mua khẩn cấp trong Đại dịch sẽ được tăng thêm ít nhất 500 tỷ Euro với một số kêu gọi tăng từ 750 tỷ đến 1 nghìn tỷ Euro. Điều này là không thể vì ngân hàng trung ương sẽ cần phải giữ lại một khoản nhằm chuẩn bị cho các thay đổi cho các tháng trong tương lai. Số liệu về thị trường lao động tại Đức sẽ được công bố vào thứ Tư cùng với việc theo dõi lại các chỉ số PMI tổng hợp của Eurozone, và tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone. Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp nhiều hơn dự kiến, nhưng ít hơn so với tháng trước. Đồng bảng Anh cũng tăng cao hơn, và trong khi đây là một tuần yên ắng đối với Vương quốc Anh, các nhà đầu tư nên để mắt tới các số liệu PMI sắp công bố.

 

 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhật Bản và nỗi ám ảnh bị so sánh ngang hàng với nền kinh tế mới nổi
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Nhật Bản và nỗi ám ảnh bị so sánh ngang hàng với nền kinh tế mới nổi

Tháng Tư là một tháng đầy thử thách đối với Nhật Bản. Đồng yên giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm, sau đó chính phủ dường như có động thái can thiệp với gói hỗ trợ tiền tệ trị giá hơn 35 tỷ USD. Một tổ chức tư vấn nổi tiếng cảnh báo rằng hơn 1/3 số đô thị của đất nước có thể biến mất. Một ủy ban chính sách công nghiệp quan trọng đã cảnh báo về những mối đe dọa thường trực đối với sự thịnh vượng của quốc gia.
Giá dầu tăng do dự đoán Mỹ sẽ tái bổ sung kho dự trữ chiến lược
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Giá dầu tăng do dự đoán Mỹ sẽ tái bổ sung kho dự trữ chiến lược

Giá dầu thô tăng vào thứ Năm do dự đoán Mỹ có thể bắt đầu mua bổ sung kho dự trữ chiến lược, sau khi giá giảm xuống mức thấp nhất 7 tuần qua do kỳ vọng về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Gaza. Cùng với đó là nghi ngờ về việc cắt giảm lãi suất của Fed và nguồn cung dầu tăng cao.
Nhiều thành viên Hội đồng quản trị BoJ đồng thuận rằng: "Lãi suất dài hạn nên do thị trường quyết định"
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Nhiều thành viên Hội đồng quản trị BoJ đồng thuận rằng: "Lãi suất dài hạn nên do thị trường quyết định"

Theo biên bản cuộc họp chính sách tháng 3 của BoJ được công bố vào thứ Năm, nhiều thành viên Hội đồng quản trị đồng thuận rằng lãi suất dài hạn của Nhật Bản nên do thị trường quyết định. Thậm chí, một số thành viên còn đề xuất BoJ nên giảm tốc độ mua TPCP Nhật Bản (JPG) trong tương lai.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ