Tại sao số việc làm tăng lên nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn đi ngang? Giải mã bí ẩn về thị trường lao động của Mỹ.

Tại sao số việc làm tăng lên nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn đi ngang? Giải mã bí ẩn về thị trường lao động của Mỹ.

Thảo Nguyên

Thảo Nguyên

Junior Analyst

10:34 17/10/2023

Tại Mỹ, người lao động có thể nhảy việc hoặc thay đổi chuyên môn của mình chỉ trong vài tuần. Một nhân viên nối mi chỉ cần 6 tuần đào tạo để trở thành một chuyên gia châm cứu, một công việc có mức lương cao hơn và thời gian làm việc phù hợp hơn.

Tại sao số việc làm tăng lên nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn đi ngang? Giải mã bí ẩn về thị trường lao động của Mỹ.
Tại sao số việc làm tăng lên nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn đi ngang? Giải mã bí ẩn về thị trường lao động của Mỹ.

Hậu Covid, người lao động Mỹ có thể dễ dàng bỏ công việc hiện tại để tìm một công việc mới tốt hơn. Đầu năm 2022, trong 1 tháng có khoảng 3% người Mỹ bỏ việc, đây cũng là mức cao nhất trong 2 thập kỷ. Kể từ tháng 7, tỷ lệ này đã giảm xuống mức 2.3% trước đại dịch. Mức giảm này là dấu hiệu cho thấy thị trường lao động có dấu hiệu khả quan hơn, tình trạng thiếu hụt nhân công đang dần được cải thiện.

Biểu đồ: Đường cong Beveridge

Trong thời kỳ thị trường lao động Mỹ tăng trưởng nóng về số việc làm, các nhà phân tích và nhà đầu tư rất chú ý đến biểu đồ đường cong Beveridge, được đặt theo tên của nhà kinh tế học người Anh William Beveridge (1879-1963), mô tả mối quan hệ nghịch đảo giữa tỷ lệ việc làm còn trống và tỷ lệ thất nghiệp. Logic đơn giản, tỷ lệ việc làm còn trống tăng khi tỷ lệ thất nghiệp giảm. Khi gần như tất cả những người lao động tương lai đều có việc làm, các công ty có nhiều vị trí tuyển dụng hơn và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên mới.


Đường cong Beveridge thú vị nhưng khó theo dõi vì nó di chuyển xung quanh. Không có hệ số góc cố định trong công thức xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ việc làm trống và tỷ lệ thất nghiệp. Ví dụ cùng tỷ lệ thất nghiệp là 6% nhưng tỷ lệ việc làm trống tại Mỹ năm 2000 là 2.5%, năm 2010 là 3.5% và 2021 là 6%. Theo quy luật, tỷ lệ việc làm trống càng cao so với tỷ lệ thất nghiệp thì thị trường lao động càng kém hiệu quả vì các doanh nghiệp phải nỗ lực để tìm người lao động. Về mặt đồ họa, đường cong Beveridge không hiệu quả sẽ dịch chuyển ra bên ngoài, cách xa so với điểm gốc.

Lời giải thích cho đường cong này rất thú vị. Thông thường, vị trí của đường cong Beveridge được xem như thước đo mức độ phù hợp về kỹ năng của người lao động với vị trí tuyển dụng. Nếu người lao động thiếu những kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu, tỷ lệ việc làm trống sẽ cao hơn. Tuy nhiên, trong thời kỳ Covid-19, vấn đề không phải là sự không phù hợp về kỹ năng mà là mức độ sẵn sàng làm việc của người lao động không cao do họ sợ nhiễm bệnh. Đồng thời, hậu Covid-19, thị trường phục hồi nhanh chóng, nhiều công ty sẵn sàng thuê thêm nhân công.

Tất cả điều trên khiến thị trường lao động cực kỳ kém hiệu quả. Có tới tận hai cơ hội việc làm trống cho mỗi một người thất nghiệp vào đầu năm 2022, tỷ lệ ở mức khá cao. Với đường cong Beveridge như vậy, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng vọt khi Cục Dự trữ Liên bang cố gắng giảm lạm phát. Để kiềm chế lạm phát, Fed phải tạo ra mức tăng trưởng tiền lương chậm hơn, vì tiền lương ít hơn nên số lượng vị trí tuyển dụng phải giảm, cuối cùng, trong một thị trường lao động kém hiệu quả, số lượng vị trí tuyển dụng giảm mạnh đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Tuy nhiên, hiện tại tỷ lệ thất nghiệp không quá cao. Hiện có 1.5 cơ hội việc làm cho mỗi người thất nghiệp, thị trường lao động có vẻ hiệu quả hơn. Đường cong Beveridge đã dịch chuyển vào trong, quay trở lại gần với vị trí trước đại dịch. Một trong những lý do được đưa ra đó là mức độ sẵn sàng của người lao động đã tăng cao, người Mỹ tái gia nhập lực lượng lao động trong khi các doanh nghiệp cắt giảm các vị trí tuyển dụng qua các website. Điều này có vẻ dễ hiểu, tuy nhiên đường cong Beveridge mục đích là để mô phỏng trạng thái của thị trường lao động. Nếu đường cong có khả năng dịch chuyển xung quanh thì nó không có tác dụng nhiều.

Có một cách khác tốt hơn để dựng đường cong Beveridge. Đường cong tiêu chuẩn thể hiện những người thất nghiệp sẽ lấp đầy việc làm trống. Vấn đề là trên thực tế, các lỗ hổng thường được lấp đầy bởi những người nhảy việc chứ không phải thất nghiệp. Nghiên cứu do chi nhánh Fed ở St Louis công bố, Anton Cheremukhin, Praew Grittayaphong và Paulina Restrepo-Echavarría đã phản ánh điều này, nghiên cứu đề xuất một đường cong Beveridge sửa đổi liên kết những người nhảy việc tiềm năng với các vị trí tuyển dụng.

Thay vì đường cong Beveridge nghịch đảo ban đầu, đường cong mới có độ dốc dương, khi số lượng vị trí tuyển dụng tăng lên, nhiều người lao động cân nhắc nhảy việc để tìm công việc mới. Khoảng 80% số vị trí tuyển dụng việc làm kể từ năm 2015 là dành cho những người nhảy việc chứ không phải thất nghiệp. Đường cong mới phản ánh chính xác hơn và ổn định hơn. Đại dịch khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng, số lượng việc làm trống tăng mạnh, nhưng đó chỉ là phép ngoại suy của đường cong đã sửa đổi chứ không phải là sự dịch chuyển mới. Một kết luận là ngày nay việc hạ cánh mềm có vẻ hợp lý hơn. Mặc dù cần giảm số lượng vị trí tuyển dụng dể làm dịu tốc độ tăng lương nhưng điều đó dẫn đến người lao động ít nhảy việc hơn là tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.

Một bài học sâu sắc đã được đúc kết. Vào năm 2020, Katharine Abraham và cộng sự tại Đại học Maryland cũng xem xét xem liệu có thể cải thiện đường cong Beveridge hay không bằng cách kết hợp những người đã tìm được việc làm hoặc ngoài lực lượng lao động. Đường cong được sửa đổi của họ ổn định hơn đường cong truyền thống, giống như đường cong của các nhà kinh tế tại St Louis Fed. Ý nghĩa của sự ổn định nằm ở việc nền kinh tế thực sự hiệu quả trong việc kết nối người lao động với việc làm.

Nhiều người trong đó có cả các chính trị gia từ cả hai Đảng, tuyên bố rằng nước Mỹ đang gặp khó khăn do kỹ năng người lao động không phù hợp với vị trí tuyển dụng. Tuy nhiên, những phân tích cho thấy người lao động ưa thích những doanh nghiệp trả mức lương cao và có môi trường đào tạo tốt. Sự thiếu hụt kỹ năng là chủ đề được bàn tán nhiều hơn là một hạn chế cơ bản đối với tăng trưởng. Hãy nhớ rằng Mỹ là quốc gia mà các thợ nối mi có thể trở thành chuyên gia châm cứu chỉ trong vài tuần.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nguyên nhân cho sự suy yếu gần đây của đồng Yên
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nguyên nhân cho sự suy yếu gần đây của đồng Yên

Kể từ khi Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) thoát khỏi chính sách lãi suất âm vào ngày 18/3, đồng Yên (JPY) tiếp tục bị bán tháo và chạm mức 160 so với đồng đô la Mỹ (USD) trong phiên giao dịch ngày 29/4 trước khi phục hồi mạnh mẽ trong ngắn hạn khi BoJ được cho rằng là đã sự can thiệp. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp ý kiến của Erik Norland, giám đốc điều hành kiêm kinh tế trưởng của CME xoay quanh nguyên nhân khiến đồng JPY tiếp tục suy yếu mặc cho việc BoJ đã chấm dứt lãi suất âm.
Báo cáo hàng tuần của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử với tâm điểm là những nhận định về ETF
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo hàng tuần của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử với tâm điểm là những nhận định về ETF

Bitcoin đã có một tuần đầy biến động khi mà có thời điểm rớt xuống dưới mức 57 nghìn USD trước khi phục hồi vào cuối tuần khi những lo ngại về lãi suất giảm bớt. Trong một diễn biến khác, Eigenlayer, dự án trong mảng restaking, đã thông báo về một đợt airdrop, cựu Giám đốc điều hành của Binance nhận bản án 4 tháng tù và Coinbase công bố doanh thu Q1 đầy mạnh mẽ. Tuần này chúng ta sẽ tìm hiểu về dòng vốn đổ vào các quỹ ETF đang chậm lại, hoạt động giao dịch tổ chức của Coinbase, đà tăng trưởng của USDC và xu hướng tăng giá ở thị trường quyền chọn BTC.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ