Tài sản rủi ro có thể “thở phào” khi Trung Quốc chọn “sống chung” với Covid

Tài sản rủi ro có thể “thở phào” khi Trung Quốc chọn “sống chung” với Covid

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:24 13/04/2022

Các bước đi chậm rãi của Trung Quốc hướng tới một lối thoát tiềm năng khỏi chiến lược Covid nghiêm ngặt của họ là dấu hiệu tốt cho các tài sản rủi ro toàn cầu, vốn đang phải vật lộn với nhiều mối lo ngại khác nhau về lạm phát gia tăng dẫn đến tăng trưởng chậm lại.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được cho là đang bắt đầu các chương trình thí điểm ở một số thành phố để kiểm tra các yêu cầu về kiểm dịch lỏng lẻo hơn đối với người dân và khách du lịch. Trong khi đó, Hồng Kông sẽ mở cửa trở lại các trung tâm thể dục, thẩm mỹ viện và cơ sở thể thao vào ngày 21 tháng 4, theo một phương tiện truyền thông địa phương.

Động thái tiềm năng của Trung Quốc để “sống chung” với Covid, giống như phần lớn thế giới, có thể là một tin tốt đặc biệt đối với các cổ phiếu đang bị vùi dập của chính họ. Tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản sụt giảm và các cuộc đàn áp về quy định đã ảnh hưởng nặng nề hơn đến quốc gia nay.

Chỉ số CSI 300 đã giảm 12% so với mức giảm ~7% của Chỉ số MSCI World Index kể từ khi quốc gia này hạ lãi suất cơ bản vào giữa tháng 1, động thái đầu tiên kể từ đỉnh đại dịch năm 2020.

Các nhà đầu tư vẫn đang chờ các bước hoặc hướng dẫn cụ thể hơn. Chuyên gia vi-rút hàng đầu của CDC Trung Quốc hôm thứ Ba cho biết chiến lược “zero covid” hiện là lựa chọn tốt nhất cho quốc gia này trong cuộc chiến chống lại Covid-19.

Tuy nhiên, kịch bản chung sống với Covid có thể trở nên dễ xảy ra hơn trong bối cảnh các vụ phong tỏa khiến mục tiêu tăng trưởng GDP 5.5% của quốc gia trở nên khó đạt được.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn

Trung Quốc đang mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vượt ra ngoài danh sách đất hiếm và nam châm chính thức, gây gián đoạn sâu rộng hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh và Washington đã đạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy vận chuyển đất hiếm, nhiều lô hàng vẫn bị giữ lại do yêu cầu kiểm tra và phân tích bổ sung từ hải quan Trung Quốc.
Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump

Khi thời hạn ký kết thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ đang cận kề, căng thẳng không chỉ đến từ lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump mà còn từ chính nội bộ Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu ngày càng thể hiện rõ vai trò giám sát, lo ngại Ủy ban châu Âu có thể đưa ra những nhượng bộ mờ ám – đặc biệt là trong việc thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, điểm nóng trong đàm phán. Trước sức ép từ cả hai phía, các nhà lập pháp EU đang cảnh báo không được để luật pháp châu Âu trở thành “vật trao đổi” trong bàn cờ thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Cổ phiếu châu Âu tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, nhờ kỳ vọng ngày càng tăng về việc đạt thêm các thỏa thuận thương mại, đặc biệt khi thời hạn áp thuế ngày 9/7 theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đến gần, chỉ số DAX (Đức) tăng 0.5%, CAC 40 (Pháp) tăng 0.2%, và FTSE 100 (Anh) tăng 0.1%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ