Sức nóng của đồng Nhân dân Tệ khiến NHTW Trung Quốc không thể ngó lơ

Sức nóng của đồng Nhân dân Tệ khiến NHTW Trung Quốc không thể ngó lơ

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

15:53 01/06/2021

Liệu động thái mới nhất của PBOC có thể làm hạ nhiệt đà tăng của đồng Nhân dân Tệ?

NHTW Trung Quốc vừa có động thái can thiệp tới tỷ giá USD/CNY
NHTW Trung Quốc vừa có động thái can thiệp tới tỷ giá USD/CNY

Chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ đã yêu cầu các ngân hàng nước này điều chỉnh tăng lượng dự trữ ngoại tệ, động thái đáng chú ý nhất tới lúc này nhằm đối phó với đà tăng của đồng Nhân dân Tệ.

Thông báo từ NHTW Trung Quốc cho biết các tổ chức tài chính sẽ phải tăng tỷ lệ dự trữ ngoại tệ của mình lên mức 7% kể từ ngày 15/06, tương ứng với mức tăng 2% và là lần điều chỉnh đầu tiên kể từ năm 2007. Theo như PBOC, động thái này nhằm giúp cải thiện việc quản lý thanh khoản, giảm bớt nguồn cung đô-la và các ngoại tệ khác ra thị trường trong nước, qua đó tạo áp lực suy yếu đối với đồng CNY.

Mặc dù các nhà phân tích cho rằng mức độ tác động trực tiếp của quy định trên sẽ là tương đối nhỏ, điều này cũng phát đi tín hiệu rõ ràng hơn về sự không hài lòng của PBOC với việc đồng CNY đã chạm mức cao nhất trong 3 năm so với đồng USD. Nhà kinh tế học tại Commerzbank AG Singapore, Zhou Hao, nhận định rằng PBOC đang muốn phát đi thông điệp tới thị trường rằng họ có đầy đủ công cụ để can thiệp nếu như đà tăng của đồng CNY vẫn tiếp diễn. Quy định mới về tỷ lệ dự trữ ước tính có thể sẽ làm đóng băng khoảng 20 tỷ USD thanh khoản của thị trường ngoại tệ Trung Quốc.

NHTW Trung Quốc đã đưa ra mức tỷ giá tham chiếu là 6.3572 vào đầu ngày hôm nay và tỷ giá đã có xu hướng tăng nhẹ cho tới thời điểm hiện tại.

Kế hoạch đặt cược vào xu hướng tăng của đồng CNY đã rất thành công trong năm 2020 khi đồng tiền này đã tăng giá tới khoảng 13% so với đồng USD kể từ tháng 5 năm ngoái. Trước đó, tỷ giá USD/CNY vẫn đang nằm trong xu hướng tăng mạnh kể từ năm 2018 do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Đồng CNY đã được hỗ trợ tích cực từ sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc cũng như môi trường lợi suất cao giúp thu hút dòng vốn của các nhà đầu tư toàn cầu. Ngoài ra, áp lực của lạm phát do giá hoàng hóa nhập khẩu tăng cũng là một yếu tố hỗ trợ cho đồng CNY. So với rổ tiền tệ của các đối tác thương mại chính, đồng Nhân dân Tệ đang ở mức mạnh nhất kể từ năm 2016.

Dữ liệu lịch sử cho thấy đồng CNY cũng đã từng có những biến động không hề êm ả. Sau động thái phá giá hồi năm 2015, đồng tiền này đã giảm 11% cho tới cuối năm 2016, sau đó tăng trở lại 11% tới mức đỉnh vào năm 2018 trước khi đảo ngược giảm 13% cho tới tháng 9/2019. Chính phủ Trung Quốc thường có những động thái can thiệp nhằm kiểm soát lại đà biến động quá mạnh của đồng nội tệ. Ví dụ như thời điểm đầu năm 2018 khi đồng CNY giảm xuống mức đáy trong 2 tháng, các nhà quản lý của Trung Quốc đã tiến hành bật đèn xanh cho các ngân hàng nước này giao dịch thấp hơn nhiều so với mức tỷ giá tham chiếu.

Dù vậy, giới quan sát vẫn nghi ngờ hiệu quả thực sự của động thái mới nhất từ PBOC khi các yếu tố cơ bản hỗ trợ như môi trường lợi suất và lạm phát cao vẫn đang được duy trì. Việc siết chặt nguồn cung USD trong nước sẽ không duy trì trong lâu dài bởi các nhà đầu tư toàn cầu có thể dễ dàng tìm được nguồn ngoại tệ giá rẻ từ bên ngoài và đổ vào thị trường trái phiếu Trung Quốc.

Hiện Bắc Kinh vẫn đang bám sát mục tiêu tự do hóa thị trường trong nước, một phần trong kế hoạch nhằm giảm thiểu rủi ro đạo đức của chủ tịch Tập Cận Bình. Và với động thái mới nhất, giới cầm quyền của Trung Quốc đã phát đi tín hiệu rõ ràng rằng họ sẽ hành động quyết liệt nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ và giảm thiểu rủi ro bất ổn đối với thị trường tài chính, đặc biệt trong thời gian trước lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản vào đầu tháng 7 tới.

 

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ