S&P 500 và Nasdaq tiếp tục giảm sau dữ liệu CPI

S&P 500 và Nasdaq tiếp tục giảm sau dữ liệu CPI

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

19:55 14/09/2022

Các thị trường trở nên rất nhạy cảm với những bản dữ liệu quan trọng, dữ liệu CPI đang là quan trọng nhất hiện tại.

Đợt bán tháo cổ phiếu và tài sản rủi ro của Mỹ dường như đã dập tắt sự lạc quan rằng lạm phát sẽ giảm trong tháng Tám. Đó là phản ứng điển hình của thị trường khi những người tham gia chỉ nhìn một phía của dữ liệu. Yếu tố đáng ngạc nhiên hơn cả là sự lạc quan rằng lạm phát sẽ hạ nhiệt đủ để FED thay đổi chính sách.

HĐTL S&P 500 E-mini bị bán tháo giảm tới 5.5% trong hôm qua, với hành động giá sáng nay cố gắng hold trên hỗ trợ 3950. Mức 3950 và mức thoái lui Fibonacci 23.6% tại 3915 là 2 mốc cho xu hướng giảm với mức 3860 đáng theo dõi khi không thể test mức này vào đầu tháng.

Nếu giữ mức 3950, mức kháng cự tiếp theo xuất hiện ở 4030, tiếp theo là khoảng 4130. Tuy nhiên, có khả năng kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục tăng, hỗ trợ USD và đè nặng cổ phiếu, vì thị trường hiện price đợt tăng 75bps với xác suất 100% và khoảng 10% xác suất tăng 100 bps.

Biểu đồ S&P 500 E-Mini Futures khung Daily

Biểu đồ bên dưới thể hiện xu hướng giảm dài hạn vẫn còn nguyên vẹn. Mức tăng gần đây không đủ để test đường xu hướng giảm dần.

Biểu đồ S&P 500 E-Mini Futures khung Daily - Đã thu nhỏ

Dù Nasdaq tương tự với S&P 500, về mặt kỹ thuật, chỉ số đã từ chối đường xu hướng tăng dần kết nối các đáy cao hơn trước đó.

Chỉ số giao dịch dưới 12,259 với hỗ trợ ở đáy trước đó tại 11,921.50 và sau đó là 11,540. Mức kháng cự duy trì ở 12,250, tiếp theo là mức 12,950.

Biểu đồ Nasdaq E-Mini Futures khung Daily (NQ1!)

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vừa giảm xuống 4.1% – một con số tưởng chừng lý tưởng để ăn mừng trong ngày Quốc khánh. Thế nhưng, đằng sau con số đẹp ấy là một thực tế ảm đạm: ngày càng nhiều người lao động, đặc biệt là giới trẻ và người nhập cư, đang rời khỏi lực lượng lao động vì mất niềm tin vào khả năng tìm được việc làm. Liệu thị trường việc làm Mỹ có đang "đẹp bề ngoài, rối bời bên trong"?
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Dự báo chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản sẽ tăng 1.2% vào tháng 5; sự phục hồi có thể gây áp lực lên cặp USD/JPY thông qua các tín hiệu hawkish của BoJ. Triển vọng AUD/USD phụ thuộc vào chi tiêu hộ gia đình của Úc và chính sách của RBA; dữ liệu lạc quan có thể nâng giá đồng AUD. Những người phát ngôn của Fed có thể thay đổi tỷ giá USD/JPY và AUD/USD bằng cách ra tín hiệu về thời điểm cắt giảm lãi suất.
Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Các số liệu mới cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại, nhưng liệu điều đó có thực sự đáng mừng như những con số GDP thể hiện? Trong bối cảnh thế giới vẫn đang chật vật vì tăng trưởng chậm và căng thẳng thương mại, đã đến lúc nhìn nhận lại: GDP không còn phản ánh đầy đủ sức khỏe kinh tế, đặc biệt là với một quốc gia nhiều biến số như Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ