Số liệu PMI tiếp tục phản ánh sự ảm đạm tại Eurozone

Số liệu PMI tiếp tục phản ánh sự ảm đạm tại Eurozone

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

16:10 24/10/2023

Hoạt động kinh tế khu vực tư nhân Eurozone đã bắt đầu quý cuối cùng của năm 2023 một cách ảm đạm, cho thấy nền kinh tế khu vực có thể đang suy thoái.

Chỉ số PMI tổng hợp của S&P Global đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm vào tháng 10, chạm mức 46.5, thấp hơn dự báo 47.4. Chỉ số dưới mức 50 biển hiện sự thu hẹp.

Theo Cyrus de la Rubia, kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thương mại Hamburg, “tại Eurozone, mọi thứ đang chuyển từ xấu sang tồi tệ hơn. Chúng tôi sẽ không bất ngờ nếu có suy thoái nhẹ trong nửa cuối năm nay, với hai quý liên tiếp tăng trưởng âm.”

Nền kinh tế khu vực phải đối mặt với nhiều trở ngại, bao gồm chiến dịch tăng lãi suất của ECB và sự trì trệ toàn cầu. Giá năng lượng tăng do xung đột ở Trung Đông có nguy cơ làm trầm trọng thêm những khó khăn khu vực này.

Các ngân hàng Eurozone đã thắt chặt thêm tiêu chuẩn tín dụng trong quý III do lãi suất tăng và bối cảnh kinh tế ngày càng tồi tệ, ECB cho biết hôm thứ Ba trong Khảo sát cho vay ngân hàng hàng quý.

Theo Bloomberg, GDP quý III của khu vực được dự báo giảm 0.1%, quý thu hẹp đầu tiên kể từ đại dịch, mặc dù nền kinh tế đã nhiều lần không tăng trưởng được.

Điểm yếu kinh tế đó có thể là tâm điểm của các quan chức ECB trong cuộc họp tuần này tại Athens. Sau 10 lần thắt chặt liên tiếp, các nhà hoạch định chính sách đã đánh tiếng rằng họ sẽ giữ nguyên lãi suất trong một thời gian.

Các nhà kinh tế hiện dự báo lần hạ lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 9. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế trên toàn khu vực có thể làm tăng suy đoán của thị trường rằng điều này có thể bắt đầu sớm hơn.

S&P Global cho biết PMI giảm trong tháng 10 diễn ra trên diện rộng trên toàn khu vực. Các chỉ số của Pháp và Đức vẫn ở dưới mức 50 và sự thu hẹp đang ảnh hưởng đến sản xuất cũng như dịch vụ ở cả hai nước.

Thị trường lao động cũng có nhiều điểm yếu hơn - có lẽ là điểm sáng duy nhất hiện tại.

Ông de la Rubia cho biết: “Việc tuyển dụng của các nhà cung cấp dịch vụ gần như đi vào bế tắc. Các công ty sản xuất không chỉ tiếp tục cắt giảm nhân sự mà còn lên kế hoạch tăng cường, dẫn đến việc làm giảm lần đầu tiên kể từ tháng 1/2021.”

Theo ông, dữ liệu phản ánh một cuộc suy thoái khác ở Đức và xác nhận quan điểm nước này cũng sẽ hứng chịu suy thoái trong cả năm.

“Đức đang khởi đầu quý cuối cùng một cách tồi tệ. Sản xuất tiếp tục giảm nhanh và hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, vốn đã tăng trưởng vào tháng trước, lại rơi vào tình trạng báo động đỏ.”

Tại Pháp, hoạt động sản xuất giảm nhanh hơn do nhu cầu yếu và chỉ số kỳ vọng trong lĩnh vực này giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm rưỡi và “không có dấu hiệu cải thiện. Mảng dịch vụ gặp khó khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm.

Trong khi đó, dữ liệu giá cả của Pháp cho thấy còn quá sớm để các quan chức ECB tuyên bố chiến thắng lạm phát.

Theo Norman Liebke, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Thương mại Hamburg, “chỉ số giá cả đang ở trong vùng nguy hiểm. Lạm phát giá đầu vào đã tăng tháng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng và áp lực tiền lương kéo dài.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng

Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu, khi các nhà đầu tư chú ý đến nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể mạnh hơn so với dữ liệu quý 1 được công bố, cùng với lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ