​​​​​​​Số liệu PMI ở Châu Á có thể làm tâm lý thị trường xấu đi

​​​​​​​Số liệu PMI ở Châu Á có thể làm tâm lý thị trường xấu đi

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

10:10 01/06/2021

Chỉ số PMI sản xuất tháng 5 của Châu Á đã phá vỡ một chuỗi tăng gần như không bị gián đoạn, giảm trên cơ sở trung bình không trọng số xuống 52.9 từ mức 54.1 hồi tháng 4. Đà giảm có thể góp phần vào tâm lý bất ổn trên thị trường vào sáng thứ Ba.

​​​​​​​Số liệu PMI ở Châu Á có thể làm tâm lý thị trường xấu đi
​​​​​​​Số liệu PMI ở Châu Á có thể làm tâm lý thị trường xấu đi
  • PMI sản xuất tháng 5 của Đài Loan là 62 so với 62.4 tháng 4
  • PMI sản xuất tháng 5 của Hàn Quốc là 53.7 so với 54.6 tháng 4
  • PMI sản xuất tháng 5 của Philippines là 49.9 so với 49 tháng 4
  • PMI sản xuất tháng 5 của Thái Lan là 47.8 so với 50.7 tháng 4
  • PMI sản xuất tháng 5 của Malaysia là 51.3 so với 53.9 tháng 4

Các chỉ số này trước đây đã tăng gần như liên tục từ mức đáy được ghi nhận vào tháng 4 năm 2020, với chỉ một tháng giảm duy nhất vào tháng 2/2021 (có thể do tính thời vụ).

  • Các số liệu của Đài Loan vẫn nổi bật, đặc biệt là do sự thắt chặt rất đáng kể (~14 điểm) trong Chỉ số phon tỏa (Effective Lockdown Index) của Goldman Sachs trong thời gian từ ngày 1 đến ngày 21 tháng 5, so với mức trung bình của tháng 4. Hiệu quả kinh tế của quốc đảo sẽ được hỗ trợ thêm bởi mưa lớn. Áp lực tăng giá với đồng Dollar Đài Loan sẽ tiếp tục.
  • Malaysia và Thái Lan có những số liệu đáng thất vọng lớn nhất, mặc dù trước đó đã bắt đầu thu hẹp khoảng cách so với các ông lớn công nghệ Hàn Quốc và Đài Loan. Covid ở Malaysia đã dẫn đến tình trạng phong tỏa đáng kể vào vào tháng 5. Những tác động đầy đủ có thể chỉ được cảm nhận vào tháng 6, với các lĩnh vực liên quan đến sản xuất được yêu cầu hoạt động với 60% lực lượng lao động. Thái Lan đã trải qua tình trạng phong tỏa tương tự.
  • Trong trường hợp của Hàn Quốc, trong khi tốc độ tăng của PMI giảm - có thể là do tình trạng thiếu chất bán dẫn đã ảnh hưởng lâu dài đến sản xuất ô tô - xu hướng chính vẫn còn mạnh mẽ.
  • PMI của Philippines vẫn ở trong tình trạng giảm nhẹ, mặc dù tình hình phong tỏa đã được nới lỏng phần nào.

Simon Flint, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?

Giới trader FX toàn cầu đang trong tâm thế "ngồi trên thảm lửa" theo dõi những động thái của Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng Yên. Kỳ nghỉ lễ dài sắp tới tại London và Tokyo càng khiến họ không dám sơ suất, bởi đây có thể là thời điểm chính quyền Nhật Bản tận dụng để can thiệp thị trường, vực dậy đồng Yên đang "mong manh" của mình.
"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ