Số khoản vay có đòn bẩy bị vỡ nợ ở Mỹ đạt mức cao nhất trong sáu năm khi dịch bệnh tấn công các doanh nghiệp

Số khoản vay có đòn bẩy bị vỡ nợ ở Mỹ đạt mức cao nhất trong sáu năm khi dịch bệnh tấn công các doanh nghiệp

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

13:25 22/05/2020

Dữ liệu hàng tháng về sự vỡ nợ trong thị trường cho vay có đòn bẩy của Mỹ đã đạt mức cao nhất trong sáu năm, dữ liệu từ Fitch Ratings cho thấy, vì các công ty đang thiếu thanh toán hoặc nộp đơn xin phá sản do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19.

Dữ liệu từ cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings, dựa trên Chỉ số vỡ nợ các khoản vay có đòn bẩy của Mỹ, cho thấy tổng số trường hợp vỡ nợ lĩnh vực “rủi ro cao - lợi nguận cao” này của thị trường nợ ở mức 12.6 tỷ đô la từ tháng 5 đến giờ, cao nhất kể từ tháng 4 năm 2014.

Tổng giá trị các khoản vay có đòn bẩy đã vỡ nợ từ đầu năm cho đến nay là 33.3 tỷ USD, Fitch cho biết.

Tổng giá trị các khoản vay có đòn bẩy bị vỡ nợ hàng tháng (Nguồn: Bloomberg)

Vào cuối tháng 4, tỷ lệ vỡ nợ trong vòng 12 tháng đã tăng lên 2.8%, so với mức chỉ 1.8% vào cuối năm ngoái. Fitch dự báo rằng giá trị các khoản vay có đòn bẩy bị vỡ nợ ở Hoa Kỳ sẽ đạt 80 tỷ đô la trong năm 2020, vượt qua mức cao nhất trước đó là 78 tỷ đô la trong năm 2009.

Tỷ lệ vỡ nợ trong vòng 12 tháng

Dựa trên dữ liệu của Fitch, các nhà bán lẻ ở Mỹ chiếm phần lớn trong số những công ty bị phá sản trong hai tháng qua, vì họ buộc phải tạm thời đóng các cửa hàng để đối phó với đại dịch COVID-19.

Giá trị các khoản vay có đòn bẩy bị vỡ nợ theo nhóm ngành

Các nhà bán lẻ thời trang Neiman Marcus Group, J.Crew Group Inc và J.C. Penney Co Inc (JCP.N) đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 trong tháng này tại Mỹ.

Chesapeake Energy Corp (CHK.N) cho biết trong tháng này họ đã không thể tiếp cận nguồn tài chính và đang xem xét nhờ đến tòa án để tái cơ cấu khoản nợ hơn 9 tỷ USD nếu giá dầu không phục hồi sau đợt giảm mạnh do đại dịch COVID-19.

Broker listing

Cùng chuyên mục

G7 "bật đèn xanh" cho Nhật Bản can thiệp bảo vệ đồng Yên
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

G7 "bật đèn xanh" cho Nhật Bản can thiệp bảo vệ đồng Yên

Nhóm G7, gồm bảy quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, đã tái khẳng định cam kết về chính sách ngoại hối. Cam kết này đề cập đến những tác động tiêu cực tiềm ẩn của biến động tỷ giá hối đoái quá mức và cung cấp cho các quốc gia thành viên, bao gồm cả Nhật Bản, một số quyền để bảo vệ đồng tiền của họ trước sức mạnh của đồng USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ