Sản xuất ở châu Á điêu đứng

Sản xuất ở châu Á điêu đứng

17:28 02/08/2021

Các nhà máy ở châu Á gặp khó khăn hơn trong tháng 7, khi chi phí đầu vào tăng và làn sóng dịch bệnh mới do biến thể Delta.

Một công nhân làm việc trong nhà máy cơ khí ở Hồ Châu, Chiết Giang, Trung Quốc ngày 17/5/2020. Ảnh: Reuters.
Một công nhân làm việc trong nhà máy cơ khí ở Hồ Châu, Chiết Giang, Trung Quốc ngày 17/5/2020. Ảnh: Reuters.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Trung Quốc do Caixin khảo sát đã giảm xuống 50,3 điểm trong tháng 7, từ mức 51,3 trong tháng 6, đánh dấu mức thấp nhất trong 15 tháng. Nguyên nhân là chi phí gia tăng đang làm mờ triển vọng tăng trưởng của trung tâm sản xuất này.

Cùng với đó, Indonesia, Việt Nam và Malaysia cũng chứng kiến hoạt động của nhà máy giảm trong tháng 7, do sự gia tăng của làn sóng Covid-19 mới và các hạn chế kiểm soát dịch được ban bố chặt chẽ hơn. Trong đó, PMI của Indonesia đã giảm xuống 40,1 trong tháng 7, từ mức 53,5 trong tháng 6. Chỉ số dưới 50 phản ánh rằng hoạt động sản xuất đang thu hẹp.

Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, hoạt động sản xuất vẫn cải thiện trong tháng qua. Tuy nhiên, các công ty chịu áp lực lớn khi phải đối mặt với chi phí tăng cao, do sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu nguyên liệu thô.

Đơn cử, PMI Nhật Bản đã tăng lên 53 điểm trong tháng 7, từ mức 52,4 của tháng liền trước. Dù vậy, các nhà sản xuất phải chứng kiến giá đầu vào tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008.

Nhật Bản cũng phải đối mặt với sự gia tăng các trường hợp dương tính vì biến thể Delta, buộc chính phủ phải mở rộng tình trạng khẩn cấp cho các khu vực rộng lớn hơn cho đến hết ngày 31/8. Tình hình càng phủ bóng lên Olympic 2020 và niềm hy vọng phục hồi mạnh mẽ trong quý III này.

Chỉ số PMI của Hàn Quốc đứng ở mức 53 điểm trong tháng 7, giữ trên mốc 50 cho thấy sự mở rộng tiếp tục duy trì trong tháng thứ 10 liên tiếp. Nhưng chỉ số phụ về giá nguyên liệu đầu vào đã tăng cao gần chạm mốc kỷ lục, cho thấy các doanh nghiệp đang căng thẳng do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng.

Các cuộc khảo sát PMI đã cho thấy sự phân hóa đang dần rõ rệt trong tiến trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Cuối tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước đó cũng đã hạ cấp dự báo tăng trưởng năm nay cho các nền kinh tế châu Á mới nổi còn 7,5%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4.

"Các bằng chứng cho thấy sự gia tăng của các ca nhiễm Covid-19 trên khắp châu Á và sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang diễn ra đã dẫn đến suy giảm nhu cầu ở các thị trường trong và ngoài nước", Usamah Bhatti, Nhà kinh tế tại IHS Markit nói.

Từng được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, các nền kinh tế mới nổi của châu Á đang tụt hậu so với các nền kinh tế tiên tiến trong việc phục hồi sau đại dịch. Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do sự chậm trễ trong việc triển khai vaccine làm ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước và tổn thất lớn về du lịch.

Link gốc tại đây.

VnExpress tổng hợp theo Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ