Rủi ro của quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu dưới áp lực của 2 ông lớn Mỹ - Trung

Rủi ro của quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu dưới áp lực của 2 ông lớn Mỹ - Trung

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

22:06 30/11/2021

Tầm ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc đang phủ bóng lên kinh tế toàn cầu
Tầm ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc đang phủ bóng lên kinh tế toàn cầu

Sự xuất hiện của một biến chủng Covid-19 mới, Omicron, một lần nữa đã kích hoạt làn sóng bán tháo tài sản trên thị trường tài chính trước lo ngại về quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ một lần nữa bị cản trở. Và dẫu cho biến chủng Omicron có thể sẽ được kiểm soát trong tương lai, 2022 được dự báo vẫn sẽ là một năm đầy thử thách đối với kinh tế thế giới khi các quốc gia bị mắc kẹt giữa 2 nguy cơ rất lớn: Sự thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ và tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc.

Tầm ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc đang phủ bóng lên nền kinh tế toàn cầu khi tổng cộng chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu. 2 gã khổng lồ này có nhiều cách để gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác. Đối với nhiều quốc gia mới nổi, sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Mỹ sẽ là một con dao 2 lưỡi. Sự mở rộng tiêu dùng của hộ gia đình thường trở nên lu mờ hơn so với tác động của chính sách tiền tệ. Sự thu hẹp chính sách tiền tệ của Mỹ thường đi liền với xu hướng giảm sút nhu cầu đối với tài sản rủi ro. Qua đó, dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi sẽ thu hẹp.

Trong khi đó, tác động của Trung Quốc đối với phần còn lại là rõ ràng hơn. Quốc gia này là nơi tiêu thụ lớn nhất của các loại hàng hóa như nhôm, than đá, cotton và đậu tương...Do đó khi kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn, các quốc gia xuất khẩu trên toàn thế giới sẽ phải chịu áp lực tiêu cực.

Kịch bản trên cũng đã từng xảy ra trong quá khứ khi vào khoảng năm 2013-1015, dòng vốn đã bị rút ra khỏi các thị trường mới nổi khi đồng USD tăng mạnh trở lại do sự thu hẹp nới lỏng của Fed. Cùng với đó, sự quản lý kém hiệu quả đối với quá trình tự do hóa thị trường tài chính và thu hẹp tín dụng đã gây ra sự xuống dốc của kinh tế Trung Quốc. Tăng trưởng của các quốc gia mới nổi, ngoài Trung Quốc, đã giảm từ mức 5.3% vào năm 2011 xuống còn 3.2% vào năm 2015.

Tuy vậy, sức ép tạo ra trong lần này được dự báo có thể sẽ còn lớn hơn quá khứ. Áp lực lạm phát gia tăng tại Mỹ có thể khiến Fed buộc phải đẩy nhanh tốc độ thu hẹp chính sách tiền tệ cũng như nâng lãi suất trở lại. Đối với Trung Quốc, rủi ro hiện tại còn lớn hơn so với thời điểm 5 năm trước. Thị trường bất động sản trong tình trạng quá sức, lượng nợ hộ gia đình và doanh nghiệp ngày một gia tăng. Điều này buộc các quan chức phải phát đi những tín hiệu cảnh báo về sự điều chỉnh trong tương lai. IMF hiện đang dự báo Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5.6% trong năm 2022, mức tăng thấp thứ 2 sau năm 2020 kể từ năm 1990 đến nay.

Để so sánh tác động của việc thu hẹp nới lỏng tiền tệ của Mỹ đối với kinh tế thế giới, chúng tôi đã thu thập các dữ liệu vĩ mô chính của 60 nền kinh tế lớn bao gồm cả phát triển và đang phát triển. Lượng thâm hụt cán cân vãng lai lớn, mức nợ cao, lạm phát tăng cao và thiếu hụt dự trữ ngoại hối là những nguyên nhân chính có thể khiến các quốc gia đối mặt với sự rút đi của dòng vốn khi nước Mỹ thu hẹp tiền tệ. Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Brazil là các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trong số này.

Tương tự đối với Trung Quốc, các quốc gia được sắp xếp theo tỷ trọng xuất khẩu tới Trung Quốc so với quy mô GDP. Rất nhiều các quốc gia xuất khẩu lớn sang Trung Quốc như Singapore hay Hàn Quốc, đều đóng vai trò mắt xích trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Do đó, các nước này sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn nếu tăng trưởng Trung Quốc chậm lại, miễn là sức mua từ các khách hàng Mỹ vẫn được duy trì. Các quốc gia có thể chịu tác động mạnh sẽ là Úc, quốc gia xuất khẩu tài nguyên sang Trung Quốc, và Đức, với các doanh nghiệp thiết bị công nghiệp phụ thuộc lớn vào khách hàng Trung Quốc.

Sự xuất hiện của biến chủng Omicron càng làm cho tình hình trở nên khó lường hơn. Hiện chúng ta vẫn chưa thể biết rõ ràng về sức công phá của biến chủng này gây ra đối với nền kinh tế. Sự sụt giảm của giá cổ phiếu vào ngày 26/11 vừa qua cho thấy các nhà đầu tư đã hạ bớt kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng của Mỹ trong năm tới. Phần lớn các đồng tiền đều giảm giá so với đồng USD do nhu cầu trú ẩn tăng cao. Nếu tiếp diễn thì điều này không quá khác biệt so với tác động gây ra từ sự thu hẹp tiền tệ của Mỹ. Nếu như dịch bệnh tiếp tục gây áp lực lên hoạt động giao thương và tăng trưởng kinh tế, rủi ro tổn thương đối với các nền kinh tế sẽ ngày một tăng lên. Chặng đường phía trước của kinh tế toàn cầu theo đó cũng sẽ không thể bằng phẳng.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ