RBNZ dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất nhưng vẫn cảnh báo về khả năng thắt chặt

RBNZ dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất nhưng vẫn cảnh báo về khả năng thắt chặt

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

17:41 27/02/2024

Các nhà kinh tế cho biết ngân hàng trung ương New Zealand có thể sẽ giữ nguyên lãi suất trong tuần này tuy nhiên bỏ ngỏ khả năng tăng lãi suất do lạm phát khó kiểm soát.

Hầu hết các nhà kinh tế học tham gia cuộc khảo sát của Bloomberg dự đoán Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ sẽ giữ lãi suất ở mức 5.5% vào thứ Tư tại Wellington. Trong khi đó ngân hàng ANZ và TD Securities dự đoán sẽ tăng lên mức 5.75%.

Nhà kinh tế cấp cao tại Ngân hàng ASB ở Auckland Kim Mundy cho biết: “Chúng tôi tin chắc rằng dữ liệu gần đây cho thấy chính sách tiền tệ đang đi đúng định hướng”. “Nhưng chúng tôi thừa nhận lạm phát vẫn còn dai dẳng trong nền kinh tế.”

Các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới lùi kỳ vọng về việc xoay trục sắp xảy ra, và thêm nữa họ muốn đảm bảo rằng áp lực lạm phát sẽ được kiểm soát. Trong khi đó, RBNZ thậm chí còn cảnh báo nguy cơ thắt chặt thêm. Tỷ lệ lạm phát ở New Zealand đạt mức 4.7%, vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 1% - 3% và cao hơn nhiều so với các nước khác.

RBNZ sẽ công bố quyết định đầu tiên trong năm về lãi suất vào lúc sáng ngày mai và Thống đốc Adrian Orr sẽ tổ chức cuộc họp báo sau đó một giờ, đồng thời đưa ra định hướng chính sách cho lãi suất chính sách (OCR). Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán định hướng sẽ ít thay đổi so với trước đó vào tháng 11, đưa ra khả năng tăng lãi suất trong năm nay và không cắt giảm lãi suất cho đến năm 2025.

Dữ liệu trên thị trường swap cho thấy xác suất 25% khả năng tăng lãi suất vào ngày mai. Lãi suất tiền gửi đã được giữ nguyên kể từ tháng 5/2023.

Phương án rủi ro hơn

Nhà kinh tế trưởng tại ANZ ở Auckland Sharon Zollner dự đoán RBNZ sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách vì lạm phát mạnh hơn so với dự kiến, mặc dù nền kinh tế yếu hơn. Bà nói: “Việc tăng OCR trong bối cảnh kinh tế yếu tất nhiên là có rủi ro, nhưng chúng tôi hy vọng RBNZ sẽ nhận ra việc không tăng lãi suất là lựa chọn rủi ro hơn”. “Trên thực tế, nếu Ủy ban nói họ cần thêm bằng chứng cho thấy OCR cao hơn là cần thiết, thì chúng tôi kỳ vọng vào lập trường “diều hâu” và 1 đợt tăng lãi suất vào tháng 4 của NHTW.”

Các nhà hoạch định chính sách của RBNZ đã có giọng điệu “diều hâu” trong những tuần gần đây. Nhà kinh tế trưởng Paul Conway cho biết vào tháng trước rằng ngân hàng vẫn còn “một chặng đường dài phía trước” để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%, trong khi Orr cho biết vào ngày 16/2 rằng họ còn “nhiều việc phải làm” để duy trì kỳ vọng lạm phát.

Một cuộc khảo sát các hộ gia đình do RBNZ công bố vào tuần trước cho thấy kỳ vọng lạm phát trung bình trong hai năm tới đã tăng từ 3% lên 3.2%, trong khi kỳ vọng 5 năm tăng từ 2% lên 3%. Điều đó đã khiến TD Securities thay đổi dự báo về việc không tăng lãi suất RBNZ thành hai lần tăng nữa.

Dân số New Zealand đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai, do lượng nhập cư kỷ lục. Điều đó có thể làm tăng cầu và thúc đẩy áp lực giá cả. Mặc dù thị trường lao động đang hạ nhiệt, tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 4% không tăng như dự kiến, điều này có thể gây áp lực tăng lương nhiều hơn mức mà RBNZ mong muốn.

Tuy nhiên, nền kinh tế đang hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến. GDP bất ngờ giảm trong quý 3/2023 và cơ quan thống kê quốc gia đã điều chỉnh giảm số liệu GDP trước đó.

Nhà kinh tế cấp cao tại Bank of New Zealand ở Wellington Doug Steel cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn hiểu lý do tại sao RBNZ muốn phản đối kỳ vọng cắt giảm lãi suất”. “Điều khiến chúng tôi lo lắng là quá trình lãi suất, khi chính sách tiền tệ thắt chặt hiện tại đang phát huy tác dụng”

Ông Mundy tại ASB cho biết RBNZ sẽ không ngừng cảnh báo về rủi ro của việc tăng lãi suất cho đến khi nhận thấy áp lực lạm phát giảm bớt trên diện rộng và có nhiều tiến triển hơn trong dữ liệu thị trường lao động. Tuy nhiên, “chúng tôi không nghĩ RBNZ cần nâng OCR hơn nữa trừ khi lạm phát bắt đầu tăng tốc trở lại”. “Thay vào đó, việc giữ lãi suất ở mức hiện tại trong thời gian đủ lâu sẽ là phù hợp.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn

Trung Quốc đang mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vượt ra ngoài danh sách đất hiếm và nam châm chính thức, gây gián đoạn sâu rộng hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh và Washington đã đạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy vận chuyển đất hiếm, nhiều lô hàng vẫn bị giữ lại do yêu cầu kiểm tra và phân tích bổ sung từ hải quan Trung Quốc.
Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump

Khi thời hạn ký kết thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ đang cận kề, căng thẳng không chỉ đến từ lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump mà còn từ chính nội bộ Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu ngày càng thể hiện rõ vai trò giám sát, lo ngại Ủy ban châu Âu có thể đưa ra những nhượng bộ mờ ám – đặc biệt là trong việc thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, điểm nóng trong đàm phán. Trước sức ép từ cả hai phía, các nhà lập pháp EU đang cảnh báo không được để luật pháp châu Âu trở thành “vật trao đổi” trong bàn cờ thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Cổ phiếu châu Âu tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, nhờ kỳ vọng ngày càng tăng về việc đạt thêm các thỏa thuận thương mại, đặc biệt khi thời hạn áp thuế ngày 9/7 theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đến gần, chỉ số DAX (Đức) tăng 0.5%, CAC 40 (Pháp) tăng 0.2%, và FTSE 100 (Anh) tăng 0.1%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ