Quan điểm của bộ phận nghiên cứu J.P.Morgan đối với tỷ giá USD/JPY trong thời gian tới

Quan điểm của bộ phận nghiên cứu J.P.Morgan đối với tỷ giá USD/JPY trong thời gian tới

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

08:30 16/11/2020

Dựa trên lý thuyết ngang giá sức mua, tỷ giá USD/JPY dự kiến vẫn sẽ còn dư địa để giảm thêm trong tương lai

Chỉ số giá cả nhà sản xuất (PPI) của Nhật Bản trong tháng 10 được công bố ở mức -2.1%. Tốc độ giảm đã có xu hướng tăng tốc khi tác động của chính sách tăng thuế tiêu dùng vào tháng 10 năm ngoái dần mờ nhạt hơn. Loại bỏ đi hiệu ứng từ động thái tăng thuế trên, tốc độ giảm phát ở mức 2% đã kéo dài sang tháng thứ 4 liên tiếp đối với Nhật Bản.

Trong khi đó chỉ số PPI của Mỹ trong tháng 10 được công bố ở mức +0.3%, tiếp tục duy trì ở mức dương sau khi đạt mức +0.4% trong tháng 9. Nói cách khác, chênh lệch lạm phát giữa Mỹ và Nhật Bản trong thời gian gần đây đã mở rộng lên mức trên 2%.

Sự chênh lệch lạm phát trên có ý nghĩa quan trọng đối với tỷ giá USD/JPY. Tỷ lệ lạm phát thể hiện sự thay đổi giá trị của một đồng tiền, và việc Mỹ có tỷ lệ lạm phát cao hơn Nhật Bản đồng nghĩa rằng giá trị của đồng USD đang giảm sút so với đồng JPY.

Chênh lệch lạm phát trung bình giữa Mỹ và Nhật Bản, sử dụng tốc độ thay đổi so với cùng kỳ năm trước của chỉ số PPI, là khoảng 3% trong những năm 1980 và khoảng 2% trong thập kỷ 1990. Kết quả đó là tỷ giá USD/JPY đã giảm tới khoảng 60% trong 2 thập kỷ trên. Tiếp sau đó, mức chênh lệch trên đã tăng trở lại mức 3% trong giai đoạn 2000-2012. Trong thời gian này, tỷ giá USD/JPY giảm thêm 25%.

Kể từ năm 2013, tỷ lệ lạm phát của Mỹ đã giảm đáng kể, và chênh lệch giữa 2 quốc gia thu hẹp xuống mức khoảng 0.5%. Đây có thể là một trong những lý do cho mức biến động thấp của cặp tiền này bất chấp xu hướng giảm trong một vài năm trở lại đây. Dựa trên phân tích trên, việc chênh lệch lạm phát giữa Mỹ và Nhật Bản mở rộng trở lại trong một vài tháng trở lại đây có thể sẽ đẩy mạnh xu hướng giảm của USD/JPY trong tương lai, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài.

Diễn biến mức chênh lệch lạm phát giữa Mỹ và Nhật Bản trong quá khứ

Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) tính toán mức tỷ giá cân bằng dựa trên chênh lệch lạm phát giữa 2 quốc gia tại một thời điểm nhất định. Do chúng ta không thể biết được mức tỷ giá tại một thời điểm có phải là mức cân bằng hay không, do vậy cần phải sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua một cách cẩn thận. Mặt khác, xu hướng chênh lệch lạm phát giữa 2 quốc gia cũng là một công cụ hữu ích để phân tích triển vọng tỷ giá trong dài hạn.

Chúng tôi sử dụng phương pháp PPP dựa trên chênh lệch PPI giữa Mỹ và Nhật Bản để vẽ đường tỷ giá, sau đó tịnh tiến đường này tới mức chính giữa của biên độ dao động thực tế của tỷ giá USD/JPY. Kết quả đường này hiện đang nằm ở quanh mức 86. Chúng tôi cho rằng mức này là quá thấp để là mức cân bằng thực tế, tuy nhiên mức này có thể sẽ nằm giữa giá hiện tại (105) và 86. Chúng tôi nghĩ mức cân bằng này sẽ gần về phía 86 hơn là 105.

Biểu đồ dưới cũng cho thấy một xu hướng khác của tỷ giá USD/JPY danh nghĩa khi hiện đang ở mức tương đương mức đỉnh ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là 124 vào tháng 6/2007. Trong khi đó mức tỷ giá thực hiện đang ở mức khoảng 100. Nói cách khác, mức đỉnh của USD/JPY trước khủng hoảng 2008 hiện sẽ tương đương ở mức tỷ giá thực khoảng 100 hiện tại. Đáng chú ý đó là đường tỷ giá thực đã đóng vai trò là ngưỡng trần cho tỷ giá USD/JPY kể từ năm 1986 tới 2014, tuy nhiên sau đó, nó đã trở thành đường hỗ trợ và tỷ giá USD/JPY cũng có xu hướng giảm song song với đường hỗ trợ này.

Tương quan tỷ giá danh nghĩa và ngang giá sức mua (PPP) kể từ năm 1980 đến nay

Giá cả tại nước Mỹ đã tăng 7% kể từ năm 2017 đến nay, trong khi con số đối với Nhật Bản chỉ là 2%. Như một hệ quả tất yếu, tỷ giá USD/JPY theo ngang giá sức mua đã giảm 5% trong giai đoạn trên. Mức độ giảm của tỷ giá danh nghĩa có phần lớn hơn, tuy vậy vẫn đều cùng trong xu hướng chung.

So sánh tỷ giá danh nghĩa và ngang giá sức mua của USD/JPY trong 5 năm trở lại đây

Nếu như chênh lệch lạm phát giữa Mỹ và Nhật Bản duy trì ở mức khoảng 2% như hiện tại, tốc độ giảm của tỷ giá USD/JPY có thể sẽ trở nên nhanh chóng hơn như điều chúng ta đã chứng kiến trong những thập kỷ 1990. Ít nhất, mức độ tương đương so với tháng 06/2007, giá nhiều khả năng sẽ rơi xuống dưới mức 100 sớm và tiếp diễn xu hướng giảm. Kết quả đó là, tính thêm cả các yếu tố khác như chênh lệch lợi suất thực và dòng chảy vốn ra bên ngoài chậm lại, chúng tôi vẫn tiếp tục giữ quan điểm rằng tỷ giá USD/JPY sẽ nối dài xu hướng giảm và có thể phá vỡ mốc 100 vào năm tới.

 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ