Quan chức ECB: Phải nắm chắc mục tiêu lạm phát trước khi cắt giảm lãi suất

Quan chức ECB: Phải nắm chắc mục tiêu lạm phát trước khi cắt giảm lãi suất

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

09:11 04/03/2024

Quan chức ECB đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát nhanh hơn dự kiến. Liệu đây có phải là một ''rào cản'' cuối cùng trước khi lạm phát quay trở lại mục tiêu 2% của ECB?

Trong khi CPI đã tăng 2.6% trong tháng 2 được công bố vào thứ Sáu và lạm phát cơ bản ở mức 3.1% là cơ sở để ECB phải thận trọng trong quyết định của mình, nhưng đà giảm giá tiêu dùng cũng cần được chú ý nhiều hơn.

Theo báo cáo mới đây của Bloomberg Economics, lạm phát cơ bản được dự đoán có thể giảm xuống 2.2% trong tháng này.

Với những tín hiệu như vậy, gần hai năm kể từ khi chiến tranh Nga Ukraine - tác nhân khiến giá tiêu dùng tăng vọt và trở thành cuộc khủng hoảng lạm phát toàn cầu, các nhà kinh tế học ở EU đang dần lạc quan hơn về triển vọng kinh tế. Chuyên gia kinh tế tại Bank of America ở Pari Evelyn Herrmann cho biết: “Có nhiều yếu tố thúc đẩy lạm phát quay trở về mục tiêu. Các dự báo mới thậm chí có thể cho thấy lạm phát cơ bản ở mức 2% vào năm 2026, đây là một điều đáng mừng. Điều quan trọng là ta phải tin vào nó”.

Số liệu kinh tế tháng Hai được công bố đã gây nhiều tranh cãi. Một ngày trước đó, chỉ số PCE tháng 1 của Fed đã tăng mạnh nhất trong gần một năm. Ngược lại, cuộc họp của G-20 đã kết thúc với kết luận rằng ''lạm phát đã giảm ở hầu hết các nền kinh tế đồng thời cũng giảm nhanh hơn dự kiến''.

Mặc dù chỉ số CPI ở EU vượt qua dự báo trung bình 2.5% của các nhà kinh tế, nhưng vẫn còn rất nhiều yếu tố khác mang lại sự yên tâm cho các nhà hoạch định chính sách. Lạm phát hạ nhiệt trông thấy ở Đức, Pháp và Tây Ban Nha - hay tại Ý đã ở mức dưới 2%.

Được hỗ trợ bởi việc dữ liệu đang đi đúng hướng, ECB hiện tại đang chuyển trọng tâm vào tiền lương. Hiện tại, một loạt các thỏa thuận về lương đang được đàm phán ở EU, có nghĩa là sẽ vẫn phải mất vài tuần hoặc lâu hơn để các quan chức hoàn toàn tin tưởng rằng lạm phát sẽ được kiểm soát. Cho đến nay, bằng chứng về điều này vẫn rất khả quan. Trong quý IV, tăng trưởng lương chỉ ở mức 4.5%, giảm so mức kỷ lục 4.7% trong ba tháng trước đó.

Các quan chức ở các nước Bắc Âu như Đức vẫn giữ thái độ thận trọng, họ đều cho rằng thời điểm để cắt giảm lãi suất sẽ là vào tháng Sáu. Chủ tịch ngân hàng Bundesbank Joachim Nagel cho biết vào ngày 23/2: “Vẫn còn quá sớm để cắt giảm lãi suất. Triển vọng lạm phát vẫn chưa rõ ràng''.

Số liệu lạm phát trong tháng 2 cho thấy nguy cơ suy thoái có thể xảy ra. Mặc dù vậy, cuộc họp của các nhà hoạch định chính sách vào tuần tới có thể đánh giá hiệu quả về việc thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ trong năm qua.

“Quá trình thiểu phát hiện tại dự kiến sẽ tiếp tục” Chủ tịch ECB Christine Lagarde nói với Nghị viện Châu Âu vào ngày 26/2. “Nhưng mục tiêu lạm phát 2% cần được đảm bảo một cách bền vững.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump gia tăng áp lực thuế quan trước thời hạn đàm phán thương mại với Nhật Bản và EU

Trump gia tăng áp lực thuế quan trước thời hạn đàm phán thương mại với Nhật Bản và EU

Tổng thống Donald Trump cảnh báo có thể áp thuế cao hơn với các đối tác thương mại nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 9/7, trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Nhật Bản và EU vẫn chưa có đột phá. Nhật Bản tiếp tục bảo vệ lợi ích trong lĩnh vực ô tô và nông sản, trong khi EU tìm kiếm thỏa thuận duy trì mức thuế 10% kèm nhượng bộ từ Mỹ ở các ngành chiến lược.
Chứng khoán châu Á tăng theo đà Phố Wall; Nikkei giảm do lo ngại áp thuế từ Trump

Chứng khoán châu Á tăng theo đà Phố Wall; Nikkei giảm do lo ngại áp thuế từ Trump

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên thứ Ba, dẫn đầu là Hàn Quốc, hưởng lợi từ đà tăng kỷ lục trên Phố Wall. Ngược lại, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm do lo ngại về nguy cơ áp thuế mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, đà tăng chung vẫn bị kìm hãm khi giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thời hạn ngày 9/7, thời điểm thuế suất của Mỹ có thể được nâng từ mức tạm thời 10%, trừ khi đạt được các thỏa thuận thương mại cụ thể.
BlackRock cảnh báo: Nợ công Mỹ leo thang đe dọa sức hút của trái phiếu chính phủ và đồng USD

BlackRock cảnh báo: Nợ công Mỹ leo thang đe dọa sức hút của trái phiếu chính phủ và đồng USD

BlackRock cảnh báo rằng nợ công Mỹ tăng vọt đang làm suy yếu sức hút của Trái phiếu chính phủ dài hạn và đồng USD, đồng thời đe dọa vị thế đặc biệt của Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh nguồn cung trái phiếu tăng mạnh nhưng cầu từ nhà đầu tư nước ngoài giảm, chi phí vay của chính phủ Mỹ có nguy cơ bị đẩy lên cao.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ