Phân tích chuyên sâu từ Axia8: Giai đoạn tiếp theo của làn sóng Gamefi là gì?

Phân tích chuyên sâu từ Axia8: Giai đoạn tiếp theo của làn sóng Gamefi là gì?

16:40 29/12/2021

GameFi hiện tại đang ở giai đoạn quá nóng, toàn bộ thị trường đang mang đến những dòng tiền điên rồ và số lượng user đông đảo, khiến định giá token của các dự án tăng vọt. Khi thị trường bắt đầu điều chỉnh, giá token và giá trị tài sản trong trò chơi sẽ giảm đáng kể. Nền kinh tế trong game về mặt tổng thể sẽ bị thách thức nặng nề, đối mặt với khả năng người dùng và các quỹ nhanh chóng chuyển sang các dự án khác có tiềm năng tốt hơn.

Ba giai đoạn của GameFi

Giai đoạn 1: GameFi 1.0 – Play to Earn (chơi để kiếm tiền)

Mô hình Play-to-Earn hiện tại chủ yếu để kiếm tiền, còn việc trò chơi vui nhộn hay phức tạp cũng chỉ là câu chuyên mang ra để kể về dự án.
Nếu tất cả những điều dưới đây đạt được, trò chơi sẽ được coi là một dự án hoàn chỉnh ở giai đoạn này.

  • Người dùng có thể kiếm được trong một thời gian ngắn không?
  • Cơ chế chơi trò chơi có được thiết kế để kiếm tiền cho những người dùng đầu tiên không?
  • Có khuyến khích người dùng mới tiếp tục tham gia và mang tiền vào trò chơi không?
  • Tokenomics có hỗ trợ trò chơi trong ít nhất vài tháng không?

Ngay cả khi chất lượng đồ họa của trò chơi không nhất thiết phải tốt hoặc cách chơi có thể khác xa với trò chơi trong thế giới thực, thì điều đó cũng không làm giảm đi câu chuyện quan trọng của GameFi ở giai đoạn này.

Với tư cách là các nhà đầu tư giai đoạn đầu cho các dự án, chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến việc liệu đội ngũ của các dự án này có tư duy dài hạn hay không. Không ai có thể dự đoán chính xác GameFi sẽ trông như thế nào trong năm tới, và bài viết này cũng là ước tính tốt nhất của chúng tôi về thị trường dựa trên thông tin hiện tại. Chúng tôi tin rằng chiến lược tốt nhất là tìm một dự án có mức định giá thấp, sẵn sàng hoạt động lâu dài và khả năng kiếm được doanh thu trong thị trường tăng giá. Họ có thể làm đi làm lại sản phẩm và cơ chế của họ kể cả trong thị trường giá xuống, và nhờ đó sẽ làm tăng khả năng lấy lại người dùng đã mất.

Ở giai đoạn hiện tại, một dự án có cơ chế tốt, chất lượng sản phẩm tổng thể tốt và khả năng marketing mạnh mẽ sẽ thu hút nhiều người dùng có tiền trong giai đoạn đầu. Dự án có thể kiếm được hàng triệu đô la thông qua việc bán NFT hoặc bán blind box trong vài tháng. Mặc dù trò chơi thậm chí có thể chưa hoàn thiện nhưng các nhà đầu tư sơ cấp và thứ cấp sẽ kiếm được lợi nhuận tốt trong quá trình này.

Do đó, ở giai đoạn hiện tại, chúng tôi tập trung nhiều hơn vào dự án ở các khía cạnh sau:

  1. Dự án có thể thu hút người dùng mới để mang lại nguồn vốn mới từ thế giới thực không?
  2. Dự án có thể thu hút người dùng tiền điện tử hiện tại chuyển tiền của họ từ các dự án khác không?

Đối với (1), chúng tôi tập trung vào DNA của các dự án. Kể từ khi nghiên cứu lĩnh vực GameFi tại Đông Nam Á vào đầu năm 2021, chúng tôi chú ý nhiều hơn đến việc dự án đó nguồn lực từ Đông Nam Á, Mỹ Latinh, bao gồm các Guildscác KOL hay không.

Các dự án như vậy thường sẽ kêu gọi ít vốn từ các quỹ Venture Capital (VC) hơn, và thay vào đó, họ phân bổ một phần allocations cho các KOLs và cộng đồng nhằm quảng bá ở các khu vực khác nhau. Chìa khóa để các quỹ VC tham gia vào các dự án đó là liệu quỹ có thể cung cấp những tư vấn đủ và hữu ích về cơ chế trò chơi và các nguồn lực marketing ở giai đoạn tiếp theo hay không.

Chất lượng của các dự án từ Đông Nam Á không tương đồng nhau. Một số dự án có thể có vấn đề về thiết kế tokenhoặc phân bổ allocation tại các vòng gọi vốn private, nhưng họ vẫn list sàn cố gắng kiếm lời nhanh gọn. Đôi khi họ thao túng giá token thông qua hoạt động market-making để thu hút các nhà đầu tư thị trường thứ cấp nhảy vào và thoát ra nhanh chóng.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư dự án là các VC hoặc cộng đồng tại quốc gia đó, điều này khiến các nhà đầu tư thị trường sơ cấp và thứ cấp gặp khó khăn trong việc tìm các tổ chức đầu tư khác trong cùng lĩnh vực để tham khảo. Đó là lý do tại sao chúng tôi bắt đầu hợp tác sâu rộng với KardiaChain tại Việt Nam vào đầu năm nay để đầu tư vào các dự án như MyDeFiPet, Thetan Arena, Mytheria, Whydah. Họ có thể hỗ trợ các dự án về mặt chất lượng, tư duy hoạt động lâu dài, tokenomics và các nguồn lực marketing thông qua các đối tác local mạnh.

Thetan Arena đã có 6 triệu user

Đối với (2), chúng tôi xem xét đến tokenomics của dự án, vốn là nền tảng cho các dự án gaming. Hiện tại, nhiều dự án GameFi chuyển đổi từ các studio game truyền thống,nền kinh tế trong token của họ đơn giản là copy từ whitepaper của các dự án khác. Chúng ta cần chú ý những điều sau:

  • Dòng tiền từ người dùng mới có giúp tích lũy giá tokenlàm tăng giá trị của vật phẩm trong trò chơi không?
  • Thời gian hòa vốn là bao lâu?
  • Đâu là lý do tiềm ẩn cho sự thất bại của tokenomics đó.
  • Có bất kỳ điểm thu hút nào khác ngoài các những câu chuyện họ đang quảng bá không (chất lượng đồ họa tuyệt vời/các nhà đầu tư lớn hoặc các tổ chức mạnh hỗ trợ hệ sinh thái)
  • Logic phân bổ của các token, liệu có quá nhiều áp lực bán ngay từ đầu hay không, v.v.

Nhìn chung, các dự án Gamefi này cần phải tăng giá để thu hút người dùng ban đầu. Nếu kế hoạch trả token (TGE/Cliff), thiết kế phân bổ token kém, nó có thể dẫn đến áp lực bán quá lớn và không thu hút được các nhà đầu tư public.

Rủi ro

Các dự án Gamefi sẽ gặp khó khăn nếu một trong các trường hợp sau xảy ra:

  • Lượng người dùng mới chậm lại
  • Cơ chế của dự án có sơ hở và có nguy cơ bị sụp đổ
  • Đội nhóm dự án đột ngột thay đổi cơ chế
  • Bitcoin điều chỉnh

Ngoài ra, hầu hết các game này đều có vốn hóa rất nhỏ để kiểm soát giá token của họ, chúng có thể thay đổi đáng kể trong thời gian ngắn hoặc thậm chí về 0 chỉ sau một đêm. Ngay cả Axie Infinity cũng không chắc chắn về tác động của thị trường gấu đối với hệ sinh thái và cơ chế kinh tế hiện có của nó.

Việc giảm giá của token sẽ đặt hệ thống kinh tế trong trò chơi, vốn bắt đầu trong giai đoạn thị trường tăng giá, có nguy cơ thất bại trong thời gian ngắn. Sự sụt giảm nhanh chóng của tất cả các giá trị tài sản sẽ là một đòn giáng mạnh vào sự tự tin của dự án và làm mất đi rất nhiều người dùng, những người có nhiều khả năng sẽ không quay lại trò chơi. Vì vậy, nhiều trò chơi cố gắng nghĩ cách để người dùng tích lũy tài sản trong dự án, sau đó tăng chi phí nếu muốn rút tài sản ra.

Tin tốt là GameFi vẫn sẽ có chỗ đứng trong thị trường gấu. Người dân với hầu bao eo hẹp hơn trong một nền kinh tế bớt hấp dẫn, Play-to-Earn sẽ là một trong những cách tốt nhất để vượt qua giai đoạn đó. Các dự án GameFi bắt đầu trong thị trường gấu vẫn có tiềm năng lớn. Nhưng các quỹ đầu tư sẽ chuyển sang các dự án nào có thể giải quyết được vấn đề nội tại của Play-to-Earn, và toàn bộ ngành sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo

Giai đoạn 2: GameFi 2.0 - Giải quyết vấn đề kinh tế trong game

Trong giai đoạn 2, có một tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng của trò chơi và nền kinh tế của token. Những dự án gameFi Play-to-Earn có chất lượng thấp sẽ trở thành công cụ đầu cơ ngắn hạn cho một nhóm nhỏ những người chấp nhận rủi ro cao. Chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào cơ chế nào hướng trọng tâm vào nền kinh tế trong game, và Pay-to-Play với các thuộc tính xã hội.

Ngay cả Axie Infinity cũng đang suy giảm về lượng người dùng mới, tài sản NFT tăng lên nhưng doanh thu của người dùng giảm đi. Axie đã hoàn thành xuất sắc việc thiết kế ra một game metrics, với chuỗi hoạt động kinh tế mở rộng, và thời gian hoàn vốn dài. Người dùng cần đầu tư một khoản tài chính và lượng thời gian nhất định để thu lợi về lâu dài. Tuy nhiên, ngay cả chuỗi hoạt động kinh tế dài nhất vẫn phải luân chuyển trong một trò chơi, và các yếu tố nội tại hoặc bên ngoài trò chơi có thể ảnh hưởng đến sự thành công của dự án và giá token của nó.

Một dự án hạn chế được việc giá trị token chỉ lưu thông trong một trò chơi sẽ là được đánh giá là dự án chất lượng ở giai đoạn này.

Ý tưởng đầu tiên là thiết lập một hệ sinh thái kinh tế với khả năng tương tác giữa nhiều trò chơi. Ví dụ đầu tiên là Mobox, với một dự án thiết kế nhiều trò chơi trên một nền tảng và cho phép token có thể được sử dụng trong nhiều trò chơi. Một ví dụ khác là Sandbox, người dùng mua đất và cung cấp các công cụ phát triển, sau đó kỳ vọng chính những người dùng trong hệ sinh thái sản sinh ra UGC content để SandBox tiếp tục sản xuất nội dung có giá trị để hỗ trợ cho giá token.

Một giải pháp khác là đầu tư vào các nhóm chuyên đi incubate/accelerate các dự án GameFi, bỏ ra chi phí hợp tác thấp hơn, chẳng hạn như khoản đầu tư của chúng tôi vào Whydah, một nền tảng incubate GameFi từ Kardia Chain với bảy trò chơi trong đó. Chúng tôi đầu tư vào Hotwire Studios với cùng một logic. Giải pháp này có thể giảm thiểu đáng kể sự thất bại của cơ chế kinh tế cũ.

Nitro League là game đầu tiên ra mắt bởi Hotwire Studios

Vấn đề duy nhất của các nền kinh tế trong game hiện nay: hầu hết các GameFi phụ thuộc vào người dùng mới mang tiền từ bên ngoài hệ sinh thái vào trong trò chơi và tạo ra doanh thu cho tất cả những người trong đó. Bản thân trò chơi chỉ là phương tiện và không mang lại giá trị “chơi” thực sự nào.

Do đó, một giải pháp khác là làm cho người dùng cảm thấy việc “chơi” chính là mục đích và sẵn sàng Pay-To-Play. Ngoài số tiền do người dùng mới mang lại, việc “chi tiêu” của những người dùng hiện tại bên trong game cũng là một giải pháp đáng kể cho tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Các trò chơi như vậy cũng có giá trị khi dịch chuyển sang DAO, và mặt khác trong ngắn hạn vẫn là một phương tiện thu hút người dùng đem token đi stake, giảm thiểu áp lực bán.

Vì vậy, một trò chơi sở hữu các thuộc tính xã hội sẽ được chúng tôi quan tâm nhiều hơn ở giai đoạn này

  • Có thể giao tiếp với những người dùng khác và kết bạn trong trò chơi không?
  • Trò chơi có phản ánh địa vị xã hội và tài sản (để người dùng đi khoe) và liên kết các tài sản NFT không?
  • Trò chơi có lan truyền tới các kênh truyền thông trong đời sống thật của người dùng không
  • Trò chơi có kết nối với các ứng dụng GameFi hoặc DeFi khác để mở rộng identity của người dùng không?

Các trò chơi phản ánh khía cạnh giá trị này sẽ là mục tiêu đầu tư hấp dẫn.

Ở giai đoạn này, cho dù là phát triển một nền tảng cơ học sáng tạo như Mobox hay một trò chơi chất lượng cao với các thuộc tính xã hội, các dự án có thể vẫn thiếu nguồn lực để giải quyết vấn đề của họ. Chúng tôi kỳ vọng các nhà phát triển game có nguồn lực sẽ bắt đầu nổi lên ở giai đoạn này, nhưng chúng tôi hiện đang thận trọng với các trò chơi định giá siêu cao mất vài năm để ra mắt.

Về cơ bản, chúng tôi tin rằng quá trình phát triển GameFi chưa đủ rõ ràng. Có thể có những thay đổi đáng kể về lối chơi, cơ chế, mô hình tokenomics. Vẫn rất rủi ro cho một trò chơi với hệ thống kinh tế ra mắt trong vài năm tới; hầu hết giá token tăng quá mức sau khi được niêm yết trên sàn giao dịch. Nhưng không quá muộn để đầu tư vào các dự án tương tự khi logic trở nên rõ ràng hơn; Xét cho cùng, không phải lúc nào cũng chỉ có GameFi 3A là kiệt tác trên thị trường.

Tuy nhiên, những dự án như vậy có thể nhận được đầu tư từ các tổ chức nổi tiếng nhất. Họ có thể nhận biết thị trường thay đổi nhanh hơn, tung ra thị trường vào thời điểm thích hợp nhất và có mô hình kinh tế phù hợp với xu hướng thị trường tại thời điểm đó. Đồ họa và lối chơi mạnh mẽ, mô hình kinh tế không khó điều chỉnh. Đồng thời, dự án đảm bảo đúng tiến độ.

Những yếu tố khác gần quan tâm:

Game tools và Guild tools

Quá trình phát triển GameFi cần có thời gian để lặp đi lặp lại. Nếu các nhà đầu tư lạc quan về GameFi, thì việc đầu tư vào Game tool và Guild tool sẽ an toàn hơn. Nó có thể được tách ra để tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến tất cả các bên, bao gồm người chơi, game guildteam dự án. Các dự án tập trung vào người dùng, như Gametaverse sẽ hiển thị dữ liệu GameFi như doanh thu của tài sản trong ví, hay Kyoko sẽ cho thuê tài sản trong trò chơi,Guild sẽ cung cấp Guild lending. Các giải pháp cung cấp cho dự án như Dora Factory/Ink Finance cung cấp DAO-as-a-service.

Chúng tôi cũng mong đợi sự tích hợp sâu hơn giữa NFT và tài chính trò chơi, và cần nhiều kịch bản hơn tập trung vào các tiện ích tài chính mở rộng để cho phép thanh khoản tốt hơn đối với các tài sản và nguồn quỹ vốn đang bị phân mảnh. Những thứ như cho vay thế chấp NFT từ Drops và Vera, các giải pháp cross-chain NFT từ XY Finance, v.v.

Mặc dù Pay-to-Earn và game platform có thể giảm bớt những khó khăn về mặt kinh tế của một trò chơi, nhưng giải pháp tốt nhất có thể là để mỗi trò chơi trở thành một phần của hệ thống kinh tế lớn (còn được gọi là siêu vũ trụ).

Ví dụ: người dùng có thể Create-to-Earn, Design-to-Earn, Write-to-Earn trong trò chơi A, đóng góp năng suất và giá trị để nhận tiền thưởng, sau đó chi tiền trong trò chơi B chất lượng cao hơn và lối chơi tốt hơn, giống như trong thế giới thực. Tại thời điểm này, tài sản và giá trị của các trò chơi sẽ luân chuyển qua lại với nhau, giải quyết vấn đề của chuỗi kinh tế Play-to-Earn.

Vì vậy, dự án nào sở hữu được giải pháp xây dựng khả năng tương tác cho NFT, cũng như cung cấp cơ sở hạ tầng để các trò chơi đều có thể có phản ứng vật lý giống nhau và trao đổi nội dung và nhân vật trong trò chơi của nhau, sẽ là dự án cơ bản tốt nhất tiếp nhận giá trị nhiều nhất GameFi. Sau khi giai đoạn cơ sở hạ tầng này xong, giai đoạn metaverse mới trở nên khả thi.

Giai đoạn 3 sẽ hướng tới metaverse

Giai đoạn này bắt đầu bằng nỗ lực của con người hướng tới một nền kinh tế ảo, và GameFi với tư cách là ứng dụng metaverse được hiểu rõ nhất sẽ là công cụ để truyền tải nó. Người chơi lúc đó có thể cung cấp năng suất và giá trị trong thế giới ảo để đổi lấy tiền, chi tiêu hoặc thực hiện các hoạt động tài chính khác trong các trò chơi khác nhau hoặc các ứng dụng tiền điện tử khác nhau, hoặc thậm chí tương tác với thế giới thực, đây là mục tiêu cao nhất trong trí tưởng tượng hiện tại của chúng tôi về gamefi.

Tất nhiên, đã có quá nhiều tưởng tượng về metaverse, và tại thời điểm này, không ai có thể chắc chắn hình thức cuối cùng sẽ như thế nào và thời gian sẽ diễn ra trong bao lâu, và cơ sở hạ tầng còn lâu mới bắt đầu, vì vậy các quyết định đầu tư ở giai đoạn này chưa thực sự mở ra.

Kết luận

Tôi nghĩ rằng tỷ lệ các dự án tập trung vào Earn sẽ giảm theo thời gian nhưng sẽ luôn ở đó. Các trò chơi tập trung vào kiếm tiền giống như một cơ chế khai thác, một cách thân thiện để bán token của dự án.

Chừng nào một dự án cần phân phối token ra ngoài và quảng bá chúng, thì một GameFi định hướng kiếm tiền vẫn có thể tiếp tục tồn tại. Cho dù mục đích kiếm tiền được sử dụng như một động lực ngắn hạn để tăng giá token, hay khuyến khích hành vi tích cực trong dài hạn, chủ dự án và người dùng vẫn cần cân nhắc trước khi tham gia.

GameFi và NFT trở nên nổi tiếng và thu hút người dùng từ bên ngoài thế giới tiền điện tử tham gia. Hiện tại nó đang ở đỉnh cao của cơn sốt của GameFi 1.0, nhưng điều quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư là tập trung vào sự phát triển lâu dài của hệ sinh thái và tìm ra những ý tưởng sáng tạo và đội ngũ quý giá

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ