Phân tích chỉ số DXY: Phe mua kỳ vọng một đợt điều chỉnh tăng về mốc Fib truy hồi 61.8%

Phân tích chỉ số DXY: Phe mua kỳ vọng một đợt điều chỉnh tăng về mốc Fib truy hồi 61.8%

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

13:21 02/06/2020

Đồng đô la Mỹ đã giảm đáng kể vào đầu tháng 6. Một số yếu tố đã góp phần vào sự trượt giá của nó, từ tâm lý risk-on và sự phục hồi của TTCK đến sự đồng thuận rằng thiệt hại kinh tế tồi tệ nhất bởi COVID-19 đã qua đi.

Nhu cầu đô la Mỹ tại các thị trường nước ngoài tăng vọt đầu tháng 3 năm nay, sự hoảng loạn trên thị trường chứng khoán thúc đẩy nhu cầu tiền mặt để trang trải các khoản nợ bằng đồng bạc xanh. Với sự thiếu hụt tiền mặt có sẵn trong hệ thống tiền tệ, một cú squeeze đã dẫn đến đợt tăng giá mạnh mẽ mà thậm chí Fed cũng không thể chế ngự được bằng việc in thêm USD. Tuy nhiên, đồng bạc xanh cuối cùng đã trượt xuống dưới mức 98 trên biểu đồ DXY và câu hỏi bây giờ là nó có thể tăng điều chỉnh bao nhiêu trước khi tiếp tục giảm xa hơn nữa?

Trên góc độ phân tích kỹ thuật, biểu đồ DXY đang hình thành một số mô hình hấp dẫn, giúp đánh giá xu hướng tiếp theo của đồng USD và hỗ trợ phân tích USD so với các đồng tiền khác.

Biểu đồ DXY trên khung thời gian Monthly

DXY đang di chuyển xuống và test lại đường xu hướng tăng, sau khi không thể phá qua vùng đỉnh hình thành trong đợt tăng giá của tháng 3 năm 2020. Tuy nhiên, trước khi tiếp cận được trend line này, chỉ số DXY phải vượt qua được vùng hỗ trợ cứng, nằm tại đỉnh tháng 10 - tháng 11 năm 2018 và tháng 6 năm 2019.
Mặc dù kịch bản cơ sở vẫn là DXY tiến về đường trend line, chúng ta vẫn cần xem xét cấu trúc giá trong ngắn hạn và đánh giá những vùng nào đang ở trong tầm chú ý hiện tại.

Biểu đồ DXY trên khung thời gian Daily

Trong mô hình khung Daily này, vùng đáy bị phá qua trước đó trùng hợp với vùng Fib truy hồi tỷ lệ vàng 61.8%. Điều này đang tạo ra một mục tiêu hấp dẫn với phe mua, trước khi lực bán xuất hiện trở lại kéo giá về phía vùng hỗ trợ trên đường xu hướng. Tại thời điểm này, không có dấu hiệu động lượng nào cho thấy xu hướng giảm đã kết thúc, nhưng mức cản chúng tôi đề cập có thể sẽ ủng hộ một giai đoạn tích lũy hướng đến mục tiêu nói trên.

Broker listing

Cùng chuyên mục

PCE lõi tháng 2: "Nút thắt" lạm phát và ảnh hưởng đến EUR/USD
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

PCE lõi tháng 2: "Nút thắt" lạm phát và ảnh hưởng đến EUR/USD

Chỉ số PCE lõi của Mỹ dự kiến giảm nhẹ trong tháng 2 so với tháng trước. Trước các số liệu kinh tế kém tích cực, thị trường đang nghiêng về kịch bản Fed sẽ trì hoãn việc xoay trục chính sách từ tháng 5 sang tháng 6. Trên đồ thị ngày EUR/USD, đường SMA 200 và SMA 100 hiện đang tạo thành một vùng kháng cự mạnh tại 1.0830.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ