PBOC tăng cường hỗ trợ đồng nhân dân tệ, ấn định tỷ giá tham chiếu cao nhất kể từ tháng 1

PBOC tăng cường hỗ trợ đồng nhân dân tệ, ấn định tỷ giá tham chiếu cao nhất kể từ tháng 1

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:41 26/03/2024

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã tăng cường hỗ trợ cho đồng nhân dân tệ đang chịu áp lực bằng cách ấn định tỷ giá tham chiếu hàng ngày lên mức cao nhất kể từ tháng 1.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã điều chỉnh tỷ giá thêm 0.1%, tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn lo lắng sau khi đồng nhân dân tệ giảm xuống mức yếu nhất kể từ tháng 11 vào ngày 22/03. Đồng nhân dân tệ hải ngoại (CNH) đã tăng 0.2% và đồng nhân dân tệ nội địa (CNY) ít thay đổi.

Tỷ giá USD/CNY

PBOC đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc ổn định tỷ giá đồng nội tệ, trong khi vẫn phải duy trì chính sách tiền tệ hỗ trợ cho nền kinh tế đang gặp khó khăn, đồng thời cũng phải hạn chế dòng vốn chảy ra khỏi nền kinh tế. Mặc dù đồng nhân dân tệ yếu hơn có lợi cho xuất khẩu, nhưng sự sụt giảm mạnh sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho lĩnh vực này do tâm lý nhà đầu tư trở nên tiêu cực đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Christopher Wong, chiến lược gia tại Oversea Chinese Banking, cho rằng việc ấn định tỷ giá của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc giúp đồng nhân dân tệ ổn định, đồng thời giảm bớt áp lực đối với thị trường FX châu Á, ngoài trừ Nhật Bản, bao gồm cả đồng Won Hàn Quốc và đồng Baht Thái Lan, vốn nhạy cảm hơn với biến động của đồng nhân dân tệ.”

Các đồng tiền châu Á thường bị ảnh hưởng mạnh bởi tâm lý thị trường Trung Quốc sau khi tỷ giá tham chiếu được điều chỉnh. Đồng đô la Úc tăng nhẹ và duy trì đà tăng kéo dài.

Các loại tiền tệ châu Á thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi tâm lý Trung Quốc đã tăng giá sau khi ấn định, với đồng đô la Úc tăng cao hơn và giành được mức tăng kéo dài. Tỷ giá tham chiếu của PBOC hạn chế biên độ dao động của đồng nhân dân tệ nội địa ở mức 2%.

Là một đồng tiền quan trọng góp phần ổn định thị trường ngoại hối toàn cầu và là đồng tiền tham chiếu cho các nước trong khu vực, bất kỳ tín hiệu nào từ các nhà chức trách Trung Quốc cho thấy họ sẵn sàng để đồng nhân dân tệ mất giá đều có nguy cơ gây ra biến động cho nhiều đồng tiền khác. Trong phiên ngày 22/03, đồng nhân dân tệ đã giảm mạnh nhất trong hơn hai tháng khi nhà đầu tư đặt cược rằng việc ấn đỉnh tỷ giá hôm đó cho thấy các quan chức sẵn sàng chấp nhận đồng tiền này mất giá như vậy.

Trước phiên giao dịch đó, đồng nhân dân tệ gần như đi ngang trong gần hai tháng bất chấp áp lực từ sự phục hồi kinh tế yếu ớt và tâm lý tiêu cực đối với thị trường bất động sản của Trung Quốc. Hiện tại, đà phục hồi của đồng USD và sự suy yếu của đồng Yên cũng đang gây áp lực lên đồng nhân dân tệ, khiến việc hỗ trợ đồng tiền này từ PBOC trở nên cấp thiết hơn.

(Tương quan giữ đồng Nhân dân tệ nội địa và tỷ giá tham chiếu)

Mặc dù các quan chức Trung Quốc đang nỗ lực hỗ trợ cho đồng nhân dân tệ, nhưng theo Xiaojia Zhi, Giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Chi nhánh Credit Agricole CIB Hồng Kông, khoảng cách lớn giữa lãi suất của Mỹ và Trung Quốc cùng các yếu tố theo mùa vẫn có thể đè nặng lên đồng tiền của quốc gia này.

Bà nói: "PBOC cũng không khuyến khích kỳ vọng đồng nhân dân tệ mất giá mạnh. Đồng tiền này có thể sẽ dần linh hoạt hơn trở lại vì có thể phải đối mặt với một số áp lực trong thời gian tới."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giới chuyên gia Phố Wall: Thị trường chứng khoán có thể tiếp tục tăng trưởng ngay cả khi kịch bản hạ lãi suất của Fed không trở thành hiện thực
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giới chuyên gia Phố Wall: Thị trường chứng khoán có thể tiếp tục tăng trưởng ngay cả khi kịch bản hạ lãi suất của Fed không trở thành hiện thực

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu có thể hỗ trợ đủ cho thị trường chứng khoán để tiếp tục đà tăng phá vỡ kỷ lục, ngay cả khi các dự đoán về kịch bản Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay hoàn toàn bị loại bỏ.
Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và người theo dõi toàn cầu đã từng nghĩ rằng năm 2024 là thời điểm tuyệt vời để cắt giảm lãi suất. Nhưng với tình trạng lạm phát ngày càng nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán của hầu hết mọi người, những kỳ vọng đó đang dần biến mất.
Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ