Nước Đức và cuộc chạy đua giải quyết bài toán năng lượng khi mùa đông đã sắp cận kề

Nước Đức và cuộc chạy đua giải quyết bài toán năng lượng khi mùa đông đã sắp cận kề

Nguyễn Hà Trang

Nguyễn Hà Trang

Junior Analyst

00:40 05/08/2022

Chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã chậm phản ứng khi Nga siết chặt nguồn cung khí đốt. Hiện tại, nhiều thành phố của nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang phải tắt đèn, ngừng cấp nước nóng nhằm tiết kiệm năng lượng cho mùa đông sắp tới.

Điện tổng thống Đức ở Berlin không còn được thắp sáng vào ban đêm, thành phố Hanover sẽ có thể tắt các nguồn nước ấm tại các hồ bơi và phòng tập thể dục, người dân tại các thành phố tự trị trên khắp đất nước đang đến các khu trú ẩn để sửa ấm và giữ an toàn khỏi cái lạnh. Và đây mới chỉ là khởi đầu cho cuộc khủng hoảng tại châu Âu.

Mặc dù hiện tại vẫn là mùa hè, tuy nhiên Đức không còn nhiều thời gian để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt năng lượng vào mùa đông - điều mà chưa xảy ra trước kia tại các quốc gia phát triển. Hầu hết các quốc gia châu Âu - nơi mà gần một nửa dân số sưởi ấm nhờ nhiên liệu đang lo lắng trước sự kiện Nga siết chặt việc cung cấp khí đốt.

Chính quyền Thủ tướng Olaf Scholz thể hiện sự chậm chạp trong giải quyết vấn đề này khi chỉ gần đây mới đưa ra các mục tiêu cắt giảm nhu cầu và nỗ lực đảm bảo nguồn cung thay thế. Trong tình hình Moscow tiếp tục thắt chặt nguồn cung, Pháp sẽ còn gặp khó khăn xuất khẩu điện sang các nước láng giềng, theo dự kiến Pháp sẽ chịu nhiều rủi ro trước khủng hoảng này.

Khủng hoảng nhiên liệu ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và xã hội. Tuy vậy, sau khi công bố kế hoạch thay vì tăng chi phí lên các công ty năng lượng thì người tiêu dùng sẽ chịu chi phí này, lãnh đạo Đức tin rằng với tiềm lực một quốc gia mạnh, họ sớm có thể vượt qua khủng hoảng.

Theo một số cá nhân ủng hộ giới lãnh đạo thì Điện Kremlin có khả năng giữ lượng khí đốt tối thiểu đến châu Âu dù cho tình trạng bế tắc nhiên liệu với Ukraine vẫn tiếp diễn. Như vậy, tình trạng thiếu hụt sẽ có nguy cơ tiếp tục đến năm 2025 và đạt kỷ lục tại năm nay.

Bên cạnh suy thoái kinh tế, các nhà chức trách Đức bày tỏ lo ngại về việc bất ổn xã hội sẽ xảy ra nếu tình trạng thiếu hụt năng lượng vượt khỏi tầm kiểm soát. Đức thậm chí không thể tin tưởng vào Pháp, khi các lò hạt nhân tại đây đang không hoạt động trong bối cảnh khủng hoảng khí đốt gia tăng. Giá điện tại hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu tăng kỷ lục vào tuần trước.

Diễn biến giá năng lượng tại Đức

Trong lịch sử, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất liên minh châu Âu khi đáp ứng 40% nhu cầu, tuy nhiên số lượng này đã giảm dần chứng minh cho sự trả đũa với các lệnh trừng phạt với Nga. Giữ cho năng lượng lưu chuyển khắp biên giới các nước hiện là thử thách hiện tại của châu Âu, điều mà không chỉ thử thách sự đoàn kết của khối liên minh mà còn là việc chống lại trước sự hung hăng của Tổng thống Vladimir Putin.

Động thái mới nhất của Nga được đưa ra vào tuần trước, khi Gazprom PJSC đổ lỗi cho vấn đề turbine làm giảm dòng chảy đường ống Nord Stream xuống còn 20% công suất. Trước bối cảnh suy thoái, giá khí đốt tăng hơn 30% tuần trước, còn giá điện phá hết kỷ lục này đến kỷ lục khác.

Mặc dù lí luận của Gazprom được cho là “kì cục” bởi nhà giám sát chính sách năng lượng Habeck, tuy vậy cần thừa nhận rằng vấn đề này đã thực sự trở nên nghiêm trọng, và nên kêu gọi doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng tăng cường tiết kiệm. Để giảm bớt thiếu hụt, bộ chính sách năng lượng đã cho phép hồi sinh các nhà máy nhiệt điện than băng phiến và khuyến nghị người dân lắp đặt vòi nước hiệu quả, cũng như giặt quần áo ở nhiệt độ mát hơn.

Nếu trong trường hợp các biện pháp tái cân bằng cung cầu không hiệu quả, chính phủ có quyền ban bố tình trạng “khẩn cấp” về khí đốt, tức chính phủ sẽ kiểm soát việc phân phối và quyết định ai được nhận và không được nhận nhiên liệu.

Dù rằng các hộ gia đình và cơ sở hạ tầng quan trọng như bệnh viện được bảo vệ khỏi tình trạng cắt điện, tuy nhiên không có gì đảm bảo nhiệt độ phòng sẽ được giữ ở mức dễ chịu. Chủ nhà lớn nhất tại Đức công bố kế hoạch giảm sưởi vào ban đêm, các tòa nhà công cộng tại Berlin thậm chí đang tắt máy điều nhiệt.

Chi phí tăng tạo thêm áp lực cho người nghèo. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Cologne, khoảng 1/4 người Đức rơi vào tình trạng nghèo năng lượng, hay chi phí sưởi ấm và chiếu sáng đang lấn át khả năng chi trả cho các cho phí khác. Chính phủ vì thế đang thực hiện các chương trình hỗ trợ các hộ gia đình thu nhập thấp.

Những đợt lạnh trên khắp châu Âu và châu Á buộc các công ty năng lượng phải tranh giành nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng vốn đã thiếu hụt. Sự tăng giá năng lượng có thể khiến nhiều doanh nghiệp tạm dừng sản xuất, phá hủy khoảng 70% nhu cầu công nghiệp với nhiên liệu,... Và nếu dòng chảy nhiên liệu của Nord Stream vẫn ở mức 20%, nước Đức sẽ có nguy cơ gặp nguy hiểm.

Với cơ sở lưu trữ 68% và tỷ lệ nạp thêm có thể giảm sau khi đường ống được cắt giảm vào tuần trước, điều này khiến Đức có nguy cơ không đạt mục tiêu 95% vào ngày 1/11. Vì vậy, nếu không có thêm các biện pháp bổ sung, cơ quan quản lý cho rằng nước này khó đạt được mức mục tiêu trên.

Trước tình hình trên, khu vực doanh nghiệp có những phản ứng nhất định. Cuộc khảo sát 3500 công ty do DIHK thực hiện cho thấy 16% doanh nghiệp đang xem xét cắt giảm sản xuất hoặc từ bỏ một số hoạt động vì khủng hoảng năng lượng. Và BASF SE là một trong số đó. Gã khổng lồ hóa chất có kế hoạch cắt giảm sản xuất khí amoniac - một thành phần quan trọng trong phân bón - sau khi chi phí tăng cao khiến hoạt động kinh doanh không có lãi. Doanh nghiệp cũng có kế hoạch chuyển đổi một phần từ sản xuất năng lượng và hơi nước sang dầu nhiên liệu, điều mà có thể giúp tạo ra khí đốt và bán lại cho mạng lưới điện.

Không chỉ tại nước Đức, giá năng lượng tăng cao khiến cho doanh nghiệp sản xuất phân bón CF Industries Holdings Inc. thông báo sẽ đóng cửa vĩnh viễn nhà máy tại Anh. Cargill Inc., nhà kinh doanh cây trồng hàng đầu thế giới, cũng đã đóng cửa nhà máy chế biến hạt có dầu ở Anh, trong khi ở Pháp, các siêu thị Carrefour và Monoprix đã đồng ý cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng.

Quỹ tiền tệ Quốc tế ước tính Đức có nguy cơ mất 4.8% sản lượng nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt, theo ngân hàng Bundesbank mức thiệt hại tiềm năng có thể lên tới 220 tỷ euro (225 tỷ USD). Mặc dù đây là một cú đánh đau đớn, nhưng điều Đức lo sợ thực sự là rủi ro mất cơ cấu cạnh tranh.

Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng sẽ thu hút các khu vực có nguồn năng lượng tái tạo uy tín như Đức với nguồn năng lượng gió, Địa Trung Hải với năng lượng mặt trời,…Bên cạnh đó, theo một số giám đốc điều hành ngành công nghiệp hóa chất cho biết hoạt động sản xuất có thể chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có đường ống dẫn của Azerbaijan.

Hệ thống kinh tế Đức có nguy cơ sụp đổ và trở nên phi công công nghiệp hóa nếu cuộc chiến giữa Ukraine – Nga không sớm “đóng băng”. Với cuộc chiến này, hầu hết nhân dân Đức ủng hộ Ukraine, và một nửa người dân cho rằng chính phủ nên tiếp tục ủng hộ Kyiv dù cho tình hình năng lượng đang leo thang.

Mặc dù trải qua nhiều tháng khủng hoảng, chính quyền Đức chỉ mới bắt đầu công khai mục tiêu cắt giảm nhu cầu ở mức 20%. Và khi nhận thấy tình hình thực sự ngày một cấp bách, Đức đã nâng mục tiêu tối thiểu về dự trữ khí đốt lên cao hơn 15 điểm phần trăm so với mức toàn EU.

Ngay tại tháng 12, sau khi chính phủ Scholz nắm quyền, hàng chục chính trị gia mới đắc cử trong liên minh gồm Đảng Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Greens và các đảng viên Dân chủ Tự do ủng hộ doanh nghiệp cho rằng rủi ro khí đốt của Đức là một thuyết âm mưu. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh điều ngược lại.

Trong nhiều thập kỷ qua, giới lãnh đạo Đức dưới thời Gerhard Schroeder và Angela Merkel đều ủng hộ việc thiết lập quan hệ tốt đẹp với Nga, thay vì coi đó là một gánh nặng. Còn tại chiến dịch tranh cử năm ngoái, Scholz gọi những lời chỉ trích của Hoa Kỳ đối với chính sách của Đức là “sai lầm” vì nó không tính đến sự kết hợp năng lượng. Xét trên khía cạnh chính trị, nếu trong chính tranh lạnh, Nga không cắt nguồn cung nhiên liệu, cuộc xung đột với Ukraine đã có thể không diễn ra.

Khác biệt trong nguồn cung khí đốt khi thiếu vắng Nga

Tuy nhiên, dù cho châu Âu chuyển hướng sang năng lượng tái tạo và tránh xa nguồn nhiên liệu do Nga cung cấp, dường như các quan chức đã đánh giá thấp khả năng tận dụng đòn bẩy của Nga. Nhiều tháng trước chiến tranh nổ ra, Nga đã âm mưu để mức cung khí đốt ít nhất có thể.

Và Đức thực sự đã gặp vấn đề ngay trước cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24/2. Dấu hiệu căng thẳng đã quá rõ ràng, bất chấp lời cam kết đến từ Putin về việc hoàn thành và đưa đường ống Nord Stream 2 đi vào hoạt động, Scholz ngụ ý rằng ông đã sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc chiến này nổ ra. Thế nhưng, chỉ vài ngày sau, kế hoạch Scholz đã thất bại khi Putin dập tắt hi vọng về một giải pháp hòa bình bằng cách công nhận Luhansk và Donetsk là các quốc gia độc lập. Bên cạnh đó, việc dừng Nord Stream 2 chính là lời cảnh báo trước cho các đồng minh của Putin.

Xung đột nổ ra, Đức bị bó buộc trước chính sách hợp tác lâu dài với Nga, ngành công nghiệp Đức cũng đứng trước việc phải miễn cưỡng từ bỏ nguồn khí đốt giá rẻ. Hiện tại, Đức thực sự cần hỗ trợ trước tình hình nước này không còn tuân theo các hướng dẫn của EU về đa dạng hóa nguồn năng lượng, và có nguy cơ đứt gãy các nguồn cung ứng trong khối.

Giống như Đức, Ý phụ thuộc hơn một nửa nguồn cung cấp khí đốt vào Nga, nhưng Ý đã nhanh hơn khi đảm bảo các nguồn thay thế từ các quốc gia như Algeria và Qatar, và các thiết bị đầu cuối để nhập khẩu các lô hàng LNG đã mang lại cho nước này sự linh hoạt. Nước này hoàn toàn có thể vượt qua mùa đông mà chỉ cần cắt giảm lượng tiêu thụ nhỏ ngay cả khi Nga ngừng hoàn toàn nguồn cung.

Ngược lại, Đức đang ở trong tình trạng eo hẹp hơn nhiều do nhu cầu lớn về hệ thống sưởi và công nghiệp trong khi mức dự trữ lại thấp hơn. Đức hiện chỉ đang phát triển cơ sở hạ tầng LNG, tuy nhiên nó lại chưa sẵn sàng để hỗ trợ giải quyết vấn đề trên.

Tuy vậy, vẫn có những dấu hiệu đáng hy vọng. Sự đoàn kết của châu Âu đang được duy trì. Các nước EU đã đạt được một thỏa thuận chính trị nhằm cắt giảm 15% việc sử dụng khí đốt trong suốt mùa đông này nếu Nga ngừng nguồn cung. Mặc dù có một số trường hợp ngoại lệ, nhưng kế hoạch này khiến việc cắt giảm là bắt buộc trong tình huống khẩn cấp.

Bên cạnh đó, tại Ludwigshafen, một số cơ sở hạ tầng quan trọng có thể được duy trì mở trong trường hợp xấu nhất. Quan chức cũng đang xem xét chuyển đổi đấu trường thành phố, nơi thường tổ chức các sự kiện từ hòa nhạc đến biểu diễn, thành một "ốc đảo ấm áp", với không gian cho hàng trăm người có thể an toàn khỏi cái lạnh mùa đông.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua

Tuần trước, Bitcoin cùng với các tài sản rủi ro khác đều ghi hận mức giảm trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Tuy nhiên, nó đã lấy lại được vị thế vào đầu ngày thứ hai sau khi Hồng Kông phê duyệt các quỹ ETF BTC và ETH giao ngay. Trong một tin tức khác, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo điều tra đối với Uniswap Labs và MarginFi đã phải hứng chịu dòng tiền hơn 200 triệu USD chảy ra khỏi giao thức khi người sáng lập của nó rời đi. Tuần này chúng tôi sẽ nói về cuộc chiến phí giao dịch ở Hàn Quốc, phản ứng của thị trường trước thông báo điều tra đối với Uniswap Labs, sự thống trị ngày càng gia tăng của Coinbase và mối tương quan giữa BTC và USD.
Nhận định triển vọng lãi suất của ECB
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định triển vọng lãi suất của ECB

CPI tháng 3 của Hoa Kỳ đã ghi nhận ở mức cao hơn dự kiến và đẩy lùi những kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm 2024. Trong bối cảnh đó, chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde khẳng định rằng ECB sẽ đưa ra những quyết định lãi suất không phụ thuộc vào Fed và đưa ra những tín hiệu cắt giảm lãi suất. Bài viết sẽ giải thích những lý do khiến thị trường tin rằng ECB sẽ ha lãi suất trước Fed.
Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu

Vào ngày 18/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã chấm dứt tình trạng lãi suất âm kéo dài suốt 8 năm bằng cách tăng lãi suất đi vay lần đầu tiên sau 17 năm. Tuy nhiên, trái với nhiều người kỳ vọng, đồng yên tiếp tục suy yếu trong khi chỉ số Nikkei 225 tăng điểm. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do cho điều này.
Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ

Dữ liệu lạm phát tháng 3 của Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 10/4 vừa qua và một lần nữa lại nóng hơn dự kiến. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp góc nhìn của John Authers, chuyên gia của Bloomberg về tình hình lạm phát của Hoa Kỳ cũng như các kỳ vọng cắt giảm lãi suất
Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng phải đối mặt thêm với những vấn đề liên quan đến lạm phát. Dữ liệu lạm phát lại tiếp tục gia tăng và thị trường thị trường đang dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất ít nhất là cho đến giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách gặp nhau lần cuối trước cuộc tổng tuyển cử giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra vào ngày 5/11. Vì vậy, liệu các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn điều tốt nhất cho danh tiếng của họ hay cho nền kinh tế?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ