Nhóm nông sản chịu áp lực trước diễn biến thuận lợi của cuộc đàm phán Nga-Ukraine

Nhóm nông sản chịu áp lực trước diễn biến thuận lợi của cuộc đàm phán Nga-Ukraine

14:26 21/03/2022

Thị trường ngày 18/03 đã có diễn biến trái chiều đối với các nhóm hàng hóa khác nhau. Dầu thô tiếp tục có sự hồi phục tiếp nối phiên tăng mạnh ngày 17/03, nhờ hưởng ứng tâm lý tích cực của thị trường sau khi FED nâng lãi suất

giá nông sản
giá nông sản

Thị trường ngày 18/03 đã có diễn biến trái chiều đối với các nhóm hàng hóa khác nhau. Dầu thô tiếp tục có sự hồi phục tiếp nối phiên tăng mạnh ngày 17/03, nhờ hưởng ứng tâm lý tích cực của thị trường sau khi FED nâng lãi suất. Đồng thời, cơ quan Năng lượng Quốc Tế IEA đã cảnh báo việ thiếu hụt sản lượng 3 triệu thùng / ngày từ Nga. Đối với nhóm nông sản, giá các loại hợp đòng, đặc biệt là lúa mì có xu hướng giảm mạnh, sau khi câc cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine cho thấy dấu hiệu tiến triển.

Diễn biến thị trường ngày 18/03/2022

TIN TỨC CHUNG

1/ Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kêu gọi ngừng bắn ở Ukraine và tăng cường các nỗ lực ngoại giao trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay. Tổng thống Putin nói với Scholz rằng Ukraine đang làm đình trệ các cuộc đàm phán với "những đề xuất không thực tế." Trong một bản cập nhật tình báo từ Anh, các lực lượng của Nga đang đạt được tiến bộ đáng kể trong nỗ lực vây hãm thành Kyiv và Mykolaiv khi Ukraine đang cố gắn đẩy lùi quân Nga. Các cuộc pháo kích lớn ở Kharkiv, Chernihiv, Sumy và Mariupol vẫn tiếp tục diễn ra.

2/ Ukraine cảnh báo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rằng quốc gia này có thể hạn chế xuất khẩu nông sản nhằm đảm bảo nguồn cung lương thực nội địa.

3/ Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên nhấn mạnh việc giảm thiểu tác động kinh tế từ các biện pháp ngăn chặn Covid-19, cam kết đẩy mạnh chính sách thúc đẩy kinh tế. Việc đóng cửa ở Thâm Quyến sẽ được nới lỏng một phần, với các hoạt động của nhà máy được nối lại.

LỊCH SỰ KIỆN

NHÓM NĂNG LƯỢNG

Các quan chức Ấn Độ cho biết nhập khẩu dầu của Ấn Độ từ Mỹ sẽ tăng 11% trong năm nay trong bối cảnh giá dầu tăng cao do sự kiện Ukraine có thể làm gia tăng lạm phát tại Ấn Độ. Trong đó, khu vực Trung Đông là nguồn cung cấp chính, Mỹ là nguồn cung lớn thứ 4 và năm nay có thể con số này sẽ tăng lên. Cụ thể, Iraq cung cấp 23% lượng dầu cho Ấn Độ, tiếp theo là Ả Rập Xê-út với 18% và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất là 11%. Thị phần của Mỹ trên thị trường Ấn Độ được dự kiến sẽ tăng lên 8% trong năm nay.

Công ty dầu khí nhà nước của Ả Rập Xê Út, Saudi Aramco, cho biết họ sẽ tăng chi tiêu vào sản xuất dầu để đáp ứng nhu cầu toàn cầu đang tăng lên, vì họ đã báo cáo lợi nhuận tăng gấp đôi vào năm 2021. Công ty báo cáo lợi nhuận ròng của mình tăng 124% lên 110 tỷ đô la vào năm 2021, so với 49 tỷ đô la một năm trước đó. Saudi Aramco dự kiến ​​nhu cầu về dầu sẽ tiếp tục tăng và cho biết cần phải có “khoản đầu tư mới đáng kể” để đáp ứng nhu cầu này. Công ty cũng cho biết họ đang tăng chi tiêu vốn cho năm 2022 từ 40 đến 50 tỷ đô la, với mức tăng trưởng hơn nữa dự kiến ​​cho đến giữa thập kỷ. Chi tiêu vốn của công ty dầu khí nhà nước chỉ đạt dưới 32 tỷ đô la vào năm 2021, 18% cao hơn mức của năm 2020.

Nga tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu. Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga hôm thứ Bảy cho biết họ đã tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine theo yêu cầu của người tiêu dùng châu Âu. Các yêu cầu ở mức 106.6 triệu mét khối.

Đánh giá: Tích cực

ĐẬU TƯƠNG

Theo như công ty tư vấn Agroconsult, vụ đậu tương 2022/23 có thể sẽ nhỏ hơn do chi phí phân bón cao và nguồn cung toàn cầu thắt chặt. Diện tích trồng có thể ở mức 2.5 triệu đến 3.7 triệu mẫu/năm, tuy nhiên sự gián đoạn nguồn cung do tác động từ sự kiện Ukraine có thể sẽ tác động đến sự phát triển của diện tích trồng cây. Agroconsult khảo sát nông dân tại các ban sản xuất hàng đầu Brazil, cho thấy sản lượng đậu tương Brazil 2022/23 có thể giảm 11% so với vụ trước xuống còn 4.59 tỷ giạ. Điều này sẽ có thể khiến cho thị trường đậu tương toàn cầu tiếp tục thắt chặt trong thời gian tới. Tại Argentina, Sở giao dịch Ngũ cốc Argentina cho biết vụ đậu tương nước này đã thu hoạch được 1.54 tỷ giạ trong khi đó USDA lại ước tính cao hơn ở mức 1.6 tỷ giạ.

Theo USDA, Trung Quốc được kỳ vọng sẽ nhập khẩu đậu tương ở mức kỷ lục 100 triệu tấn cho niên vụ 2022/23 do nhu cầu thức ăn chăn nuôi cao hơn và giá tăng cao của các sản phẩm thay thế giàu protein. Điều này sẽ tương đương với mức tăng 5 triệu tấn hàng năm. Nhập khẩu năm 2021/22 của Trung Quốc được dự kiện ở mức 95 triệu tấn, thấp hơn con số trước đó nhưng cao hơn một triệu tấn so với con số chính thức mới nhất của USDA được công bố.

Trong khi đó, dự kiến mức tiêu thụ năm 2022/23 của Trung Quốc sẽ đạt 18.4 triệu tấn, hỗ trợ bởi việc sử dụng khô đậu tương trong thức ăn chăn nuôi cao hơn do giá các sản phẩm thay thế (như lúa mì và gạo) cao hơn. Với những ước tính mới đặt ra năm tiếp thị 2022/23 ở mức cao nhất mọi thời đại về nhập khẩu đậu tương, văn phòng USDA Bắc Kinh nhấn mạnh Trung Quốc trong tương lai sẽ phụ thuộc vào một số lượng các nhà cung cấp ở nước ngoài.

Đánh giá: Tích cực

DẦU CỌ

Theo như công ty tư vấn Agroconsult, vụ đậu tương 2022/23 có thể sẽ nhỏ hơn do chi phí phân bón cao và nguồn cung toàn cầu thắt chặt. Diện tích trồng có thể ở mức 2.5 triệu đến 3.7 triệu mẫu/năm, tuy nhiên sự gián đoạn nguồn cung do tác động từ sự kiện Ukraine có thể sẽ tác động đến sự phát triển của diện tích trồng cây. Agroconsult khảo sát nông dân tại các ban sản xuất hàng đầu Brazil, cho thấy sản lượng đậu tương Brazil 2022/23 có thể giảm 11% so với vụ trước xuống còn 4.59 tỷ giạ. Điều này sẽ có thể khiến cho thị trường đậu tương toàn cầu tiếp tục thắt chặt trong thời gian tới. Tại Argentina, Sở giao dịch Ngũ cốc Argentina cho biết vụ đậu tương nước này đã thu hoạch được 1.54 tỷ giạ trong khi đó USDA lại ước tính cao hơn ở mức 1.6 tỷ giạ.

Theo USDA, Trung Quốc được kỳ vọng sẽ nhập khẩu đậu tương ở mức kỷ lục 100 triệu tấn cho niên vụ 2022/23 do nhu cầu thức ăn chăn nuôi cao hơn và giá tăng cao của các sản phẩm thay thế giàu protein. Điều này sẽ tương đương với mức tăng 5 triệu tấn hàng năm. Nhập khẩu năm 2021/22 của Trung Quốc được dự kiện ở mức 95 triệu tấn, thấp hơn con số trước đó nhưng cao hơn một triệu tấn so với con số chính thức mới nhất của USDA được công bố.

Trong khi đó, dự kiến mức tiêu thụ năm 2022/23 của Trung Quốc sẽ đạt 18.4 triệu tấn, hỗ trợ bởi việc sử dụng khô đậu tương trong thức ăn chăn nuôi cao hơn do giá các sản phẩm thay thế (như lúa mì và gạo) cao hơn. Với những ước tính mới đặt ra năm tiếp thị 2022/23 ở mức cao nhất mọi thời đại về nhập khẩu đậu tương, văn phòng USDA Bắc Kinh nhấn mạnh Trung Quốc trong tương lai sẽ phụ thuộc vào một số lượng các nhà cung cấp ở nước ngoài.

Đánh giá: Tích cực

NGÔ

Theo Agroconsult dự kiến vụ ngô thứ 2 (ngô safrinha 2021/22) của Brazil có thể tăng 52% so với năm trước lên mức kỷ lục 92.2 triệu tấn. Công ty tư vấn Brazil cho biết diện tích trồng sẽ tăng 7% và khoảng 60% đến 70% diện tích được trồng trong thời kỳ lý tưởng.

Còn tại Argentina, thu hoạch ngô đã bắt đầu và mặc dù là trong thời gian này mưa khá trễ so với chu kỳ vụ mùa thì khô hạn dai dẳng do tác động của La Nina vẫn còn là những nhân tố rất lớn có thể tác động đến năng suất của Argentina trong năm nay. Theo Sở giao dịch ngũ cốc Argentina, vụ ngô 2021/22 đã thu hoạch 7% ở mức 2.01 tỷ giạ. Các dự báo của USDA ở mức 2.09 tỷ giạ.

Hàn Quốc đã mua 270,000 tấn ngô trong tuần, cùng với một lượng hàng lúa mì thức ăn chăn nuôi, trong khi tin tức cũng xuất hiện rằng chính phủ Iran đã buộc phải mở rộng số lượng lựa chọn nguồn cung - làm tăng tiềm năng cho ngũ cốc của Mỹ được bán vào nước này lần đầu tiên sau bảy năm.

Đánh giá: Tích cực

LÚA MÌ

Hoạt động buôn bán ngũ cốc của Nga đang tiếp tục ở Biển Azov, bất chấp những rủi ro liên quan đến cả chiến tranh và các lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề đối với Nga. Các giao dịch ngũ cốc đã tiếp tục được ký kết để vận chuyển từ các cảng của Nga ở Biển Azov, mặc dù khu vực này được cho là đã đóng cửa kể từ ngày 24 tháng 2, sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Mặc dù nguồn cung lúa mì bị thắt chặt và một số cuộc đấu thầu khác đang được tổ chức cho các điểm đến Trung Đông và châu Á, diễn biến giá vẫn trái ngược nhau trong tuần. Iran cũng đã mở một cuộc đấu thầu 60,000 tấn lúa mì xay xát và Chính phủ Iran cũng cho biết họ đang tăng số lượng được phép nhập khẩu vào nước này, bổ sung thêm Baltic, Mỹ, Úc và Canada trong nỗ lực thay thế khối lượng ở Biển Đen.

Đánh giá: Tích cực


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0286 686 0068
  • Website: https://saigonfutures.com/
  • Fanpage: Saigon Futures Inc

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nguồn cung cà phê từ Việt Nam tiếp tục giảm
Nam Bình

Nam Bình

Junior Editor

Nguồn cung cà phê từ Việt Nam tiếp tục giảm

Nguồn cung cà phê robusta toàn cầu sẽ thắt chặt hơn nữa do tình trạng nắng nóng đe dọa đến hoạt động sản xuất tại Việt Nam - quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu - cùng với thiệt hại gia tăng do nông dân chuyển sang các loại cây trồng khác.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ