Nhịp tăng của S&P 500 dần suy yếu có phải điều đáng lo ngại?

Nhịp tăng của S&P 500 dần suy yếu có phải điều đáng lo ngại?

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

10:58 13/07/2021

S&P 500 tiếp tục tăng lên mức cao mới, nhưng phần lớn là do các cổ phiếu thành phần tăng nhẹ trên diện rộng. Các cổ phiếu chu kỳ có thể sẽ tiếp tục gặp khó khăn so với các cổ phiếu công nghệ lớn ngay cả với báo cáo thu nhập tích cực.

Biểu đồ S&P 500 khung Daily
Biểu đồ S&P 500 khung Daily

Chỉ số S&P 500 điều chỉnh trọng số theo vốn hóa (SPW) đang hoạt động tốt hơn chỉ số S&P 500 có trọng số bằng nhau trong tháng này và không giống như S&P 500, SPW vẫn chưa đóng cửa ở mức cao kỷ lục mới kể từ đầu tháng 7. Những vấp ngã gần đây trong chỉ số S&P 500 có thể báo trước một “khoảng thời gian gián đoạn” trong ngắn hạn, Bloomberg Intelligence đã viết vào tuần trước. Mặc dù bất động sản là ngành hoạt động tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại trong tháng này nhờ lợi suất giảm, nhưng nó chỉ chiếm chưa đến 3% trong S&P 500. Các lĩnh vực mang tính chu kỳ hơn, đặc biệt là ngành năng lượng, đang gặp nhiều khó khăn. Các cổ phiếu công nghệ tiếp tục có vẻ hấp dẫn khi lợi suất giảm. Chỉ riêng Apple và Amazon.com đã làm nên hơn 1/3 mức tăng của S&P 500 về mặt điểm số kể từ ngày 1/7.

Các ngân hàng sẽ là những cố phiếu đầu tiên theo chu kỳ phải đối mặt với các bài kiểm tra báo cáo thu nhập quý II. Có một số tin tốt: những người cho vay đã tăng trở lại trong hai ngày qua khi lợi suất trái phiếu tăng. Về báo cáo thu nhập, ước tính tỷ suất lợi nhuận tiếp tục tăng. Theo BI, kỳ vọng về năng lượng, tài chính và vật liệu đang tăng lên nhiều nhất. Tuy nhiên, những lo ngại về tăng trưởng kinh tế có thể lại đè nặng lên cổ phiếu ngân hàng. Cộng với những nghi ngờ về “reflation trade” nói chung vẫn là một phần đáng chú ý đối với các cổ phiếu chu kỳ.

Heather Burke, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?

Giới trader FX toàn cầu đang trong tâm thế "ngồi trên thảm lửa" theo dõi những động thái của Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng Yên. Kỳ nghỉ lễ dài sắp tới tại London và Tokyo càng khiến họ không dám sơ suất, bởi đây có thể là thời điểm chính quyền Nhật Bản tận dụng để can thiệp thị trường, vực dậy đồng Yên đang "mong manh" của mình.
"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ