Nhận định của Trader JPMorgan tại London ngày 21/1

Nhận định của Trader JPMorgan tại London ngày 21/1

19:19 21/01/2020

Nhận định của Trader JPMorgan tại London ngày 21/1

Nhận định của Trader JPMorgan tại London ngày 21/1

EUR (Jeffrey Simmons)
Đồng Euro biến động rất ít trong phiên hôm qua, và có thể tình trạng này sẽ tiếp diễn cho tới thứ Sáu tuần này, khi một loạt dữ liệu PMI được công bố tại châu Âu. Thị trường chuyển qua trang thái “Risk Off” vừa phải trong phiên Á sáng nay do lo ngại về Virus viêm phổi Corona ở Trung Quốc. Chúng tôi không chắc liệu tâm lý này có ảnh hưởng tới phiên London hay bùng phát thành một hiệu ứng lan rộng sau đó hay không. Dù sao đi nữa, từ giờ cho tới thứ Năm, khả năng đồng Euro biến động mạnh là rất thấp, ngay cả trong trường hợp các tài sản rủi ro được thị trường chú ý. Hầu hết các khách hàng của chúng tôi đứng ngoài hoặc ưu tiên Short đồng Euro để nắm giữ tài sản khác, và thời điểm hiện tại khó có thể đưa ra quan điểm chắc chắn cho đồng bạc này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm lõi là “Slightly Bullish” đối với Euro, vì chúng tôi nhận định rằng dữ liệu đưa ra vào thứ Sáu tuần này sẽ không đồng đều giữa các nước châu Âu. Tôi sẽ đề ra chiến lược cụ thể hơn cho cặp EUR/USD vào thứ Sáu. Hiện tại các vùng hỗ trợ và kháng cự cần lưu ý là 1.1060/70 và 1.1165/70

GBP (Karim Mir)
Trong phiên giao dịch hôm qua, chúng tôi nhấn mạnh rằng vùng 1.2955/80 là vùng hỗ trợ rất tốt cho cặp GBP/USD, và tỷ giá trên thực tết đã test lại vùng này, trước khi bật lên và vượt qua mốc 1.30. Hiện tại GBP/USD đang giao dịch quanh vùng 1.3055 với “Price action” khá tích cực.

Chúng tôi có gợi ý rằng rất có thể kỳ vọng của thị trường về việc ngân hàng trung ương Anh (BoE) hạ lãi suất cuối tháng này đã thể hiện hết trên giá, và giờ đây chiến lược Long quanh vùng 1.2980 sẽ hiệu quả hơn trong tuần này. Dữ liệu việc làm của Anh công bố hôm nay, và đặc biệt tin Flash PMI thứ Sáu tuần này sẽ là chỉ dẫn rõ ràng hơn cho chúng ta. Tuy nhiên, khả năng BoE có thể sẽ quyết định không hạ lãi suất, mặc dù mọi thứ đã chín muồi, cũng là yếu tố chúng tôi đang hoài nghi. Nếu cặp GBP/USD quay đầu và phá qua vùng hỗ trợ 1.2950 hoặc sâu hơn là 1.2900, chúng tôi sẽ từ bỏ quan điểm đó.

Hiện tại chúng tôi vẫn chờ các dữ liệu kinh tế sắp công bố, cũng như theo dõi xem liệu thống đốc Carney có thêm thắt gì trong bài phát biểu của mình tại diễn đàn kinh tế Davos hôm nay hay không.

JPY (Charlie Cass)
Tin tức về chủng Virus mới tại Trung Quốc có thể lây lan và gây tử vong cho con người đã làm dấy lên tâm lý lo ngại về một đợt dịch mới (tương tự như dịch SARS từng làm 774 người chết năm 2002/03) có thể bùng phát trước thềm đợt nghỉ Tết âm lịch tại Trung Quốc tuần này. Trong khi đó tại Nhật, cuộc họp của ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) không có tin tức gì đặc biệt. Tài sản rủi ro đã bị bán tháo trong phiên Á và đồng tiền tại các quốc gia mới nổi (EM) cũng chịu áp lực do dòng tiền rút ra để đổ vào tài sản trú ẩn. Chúng ta sẽ dễ dàng hình dung được đồng Yên được hưởng lợi từ động thái này, khi các quỹ phòng hộ (HF) theo chúng tôi ghi nhận được đã Short cặp USD/JPY với khối lượng vừa phải, mặc dù “price action” của USD/JPY cho tới giờ vẫn chưa thể hiện gì nhiều. Nếu tâm lý thị trường trở nên tiêu cực hơn, rất có thể chúng ta sẽ thấy cặp USD/JPY giảm xuống 109.70 – ngưỡng hỗ trợ quan trọng quyết định việc tỷ giá có giảm sâu nữa hay không.

Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm Short USD/JPY quanh vùng giá hiện tại và sẽ cân nhắc gia tăng vị thế Short nếu giá phá qua mốc 109.70. Không có nhiều thông tin kinh tế được công bố hôm nay, các vùng hỗ trợ gần nhất của USD/JPY cần quan sát là 109.70 và sâu hơn là 109.25. Các vùng kháng cự là 110.20/30 (Nằm trên đường xu hướng giảm từ năm 2015) và cao hơn là 110.70/80

CHF (Jeffrey Simmons)

Cặp EUR/CHF có một phiên giao dịch khá yên ả vào hôm qua, nhưng vẫn duy trì xu hướng giảm như chúng tôi nhận định trước đó. Phiên Á sáng nay chứng kiến tâm lý lo ngại của thị trường xung quanh chủng Virus viêm phổi Corona gây tử vong cho người. Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi xem tâm lý này liệu có tác động tới phiên London hay không. Cho đến thời điểm này, nhóm chịu ảnh hưởng rõ ràng nhất là tiền tệ từ các quốc gia mới nổi (EM), vốn đã xuất hiện những dấu hiệu chững lại đà tăng thời gian gần đây. Cặp EUR/CHF chưa thể hiện nhiều mối tương quan với tâm lý rủi ro của thị trường, khi mà trước đó thậm chí đã bị bán tháo trong điều kiện thị trường “Risk On”, tuy nhiên như vậy không có nghĩa là EUR/CHF sẽ tăng ngược trở lại khi thị trường chuyển qua trạng thái “Risk Off”. Và thực tế tôi cũng không hy vọng điều đó sẽ xảy ra.

Chúng tôi không nhìn thấy nhiều nhu cầu về tiền mặt đối với đồng Franc trong tuần này cũng như tuần trước, vì vậy tôi sẽ cảnh giác hơn với các vị thế Short, mặc dù không thay đổi nhận định về xu hướng giảm của EUR/CHF. Cá nhân tôi kỳ vọng EUR/CHF sẽ tiếp tục giảm sâu và sớm phá qua vùng 1.0720/30. Ngược lại, nếu tỷ giá bứt lên và phá qua vùng 1.0780/90, chúng tôi sẽ điều chỉnh rút một phần các trạng thái Short.

(Tổng hợp bởi Tung Trinh)

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ