Nhận định của Trader JPMorgan tại London 20/1

Nhận định của Trader JPMorgan tại London 20/1

Quỳnh Nguyễn

Quỳnh Nguyễn

Currency Analyst

11:23 20/01/2020

Cặp tỷ giá EUR/USD vừa kết thúc một tuần không mấy lạc quan, sau khi phá qua và giao dịch dưới mốc hỗ trợ 1.11. Phân tích vị thế nhóm các quỹ đầu cơ cho thấy các trạng thái Long từ tháng 12 đã thu hẹp dần, trong khi các các trạng thái Short vẫn giữ nguyên về mặt cấu trúc.

EUR (Jeffrey Simmons)
Dữ liệu “PMI flash” thứ Sáu tuần này rất quan trọng, vì đây là dữ liệu được công bố lần đầu tiên sau cuộc bầu cử ở Anh và tiến trình đàm phán giữa Mỹ - Trung tháng 12 năm ngoái. Thời điểm này có lẽ vẫn còn quá sớm để đặt kỳ vọng, nhưng thị trường sẽ tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu lạc quan nào cho châu Âu, đặc biệt là từ nước Đức. Trước đó sẽ là cuộc họp ECB vào cuối tuần, cũng như dữ liệu ZEW của Đức. Cả hai sự kiện này đều không có tác động lớn, vì vậy có thể nhà đầu tư sẽ giao dịch trong tâm thế chờ đợi từ giờ cho tới thứ Sáu. Thị trường trong phiên London dường như đã hoạt động tích cực lên một chút, dù vậy hôm nay là ngày nghỉ lễ của Mỹ, nên có thể vẫn sẽ là một ngày giao dịch khá buồn tẻ. Cặp EUR/USD đã giữ được mốc 1.1080/1.1090 một lần vào đầu tháng; chúng tôi sẽ theo dõi xem liệu vùng hỗ trợ này có tiếp tục được duy trì hay không. Nếu không, mức hỗ trợ tiếp theo cần xem xét là 1.1035/45. Ở phía trên, vùng 1.1165 / 1.1175 là mốc kháng cự gần nhất cần quan sát.

GBP (Karim Mir)
Sau khi đột ngột tăng mạnh và thanh khoản nhiều vị thế Short ngắn hạn đầu tuần trước, đồng Bảng Anh đã giảm trở lại do doanh số bán lẻ được công bố đáng thất vọng vào thứ Sáu. Việc tỷ giá GPB/USD tăng lên 1.3120 vẫn là một bí ẩn trong bối cảnh dữ liệu kinh tế của Vương quốc Anh vẫn đang trong tình trạng tiêu cực và kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất từ phía ngân hàng trung ương Anh BOE ngày càng tăng. Cặp GBP/USD tiếp tục giảm trong sáng nay và test lại vùng hỗ trợ 1.2955/1.2980, một cú phá xuyên qua vùng hỗ trợ này sẽ hướng cặp tỷ giá thẳng xuống vùng 1.2900/1.2910. Tuy nhiên, với việc dữ liệu PMI tiêu cực tuần vừa rồi và kỳ vọng cắt giảm lãi suất đã phản ánh phần lớn vào giá, canh “Buy on dip” tại các mức hỗ trợ của GBP/USD có vẻ là chiến lược tốt hơn hiện nay.

JPY (Charlie Cass)
Cặp USD/JPY giao dịch trong phiên Á hôm nay khá yên ả với dao động nhỏ trong phạm vi 5 pips; và trạng thái này có thể sẽ kéo dài tới hết ngày do thị trường Mỹ đang nghỉ lễ. Phiên họp của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) sáng mai có thể sẽ không tạo biến động lớn, trong bối cảnh thị trường nhận định triển vọng kinh tế quý 1 sẽ được BOJ nâng lên hơn một chút và thông qua gói ngân sách mới, ngoài ra có lẽ không còn nội dung nào nổi bật. Trên khía cạnh phân tích dòng tiền, chúng tôi duy trì quan điểm tích cực đối với đồng JPY sau khi ghi nhận lực mua đáng kể từ các Quỹ tiền thật (RM) và các doanh nghiệp/tập đoàn trong phiên giao dịch thứ Sáu tuần trước. Dòng tiền qua các chi nhánh của chúng tôi trên toàn cầu phản ánh nhu cầu đối với đồng JPY lớn từ các quỹ tiền mặt (cả onshore và offshore), tuy nhiên các trạng thái này được bù đắp phần nào bởi nguồn cung JPY từ các quỹ phòng hộ (HF).

Một lần nữa, chúng tôi nghĩ cặp USD/JPY sẽ vất vả để phá ra khỏi xu hướng giảm mà tôi đã quan sát từ lâu. Tuy nhiên tôi sẽ tự tin hơn nếu cặp tiền tệ quay lại dưới mốc hỗ trợ 109.70. Hiện tại, đồng JPY vẫn giữ được sự ổn định với các cặp tiền chéo. Tôi không kỳ vọng tỷ giá sẽ bứt phá mạnh và vẫn duy trì vị thế Short USD/JPY.

CHF (Jeffrey Simmons)
Cặp EUR/CHF giao dịch trong biên độ hẹp vài phiên vừa qua, chủ yếu trong khoảng 1.0730-1.0760. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục giữ quan điểm chắc chắn rằng đồng Franc sẽ tăng giá, đặc biệt là so với EUR, vì cặp EUR/CHF phản ánh chính xác nhất thiên hướng của CHF. Khi đà giảm chậm lại trong các phiên gần đây, sự vận động của dòng tiền thực tế rất quan trọng đối với chúng ta trong vài ngày tới. Nhu cầu của các quỹ tiền mặt (RM) đối với đồng Franc mà chúng tôi ghi nhận được trong tuần đầu tiên của năm đã giảm xuống trong các phiên gần đây. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến dữ liệu tiền gửi sáng nay; như một tiền đề quan trọng trong quan điểm của chúng tôi rằng SNB sẽ bị hạn chế nhất định trong việc can thiệp toàn diện vào đồng Franc, nếu không muốn bị Mỹ gắn “mác” thao túng tiền tệ. Nếu cặp EUR/CHF bắt đầu đảo chiều và tăng giá, chúng tôi nghĩ lực tăng sẽ giảm dần khi chạm tới vùng 1.0780/90, đây cũng là vùng giá mà lực tăng bị chậm lại vào đầu tuần trước. Vùng hỗ trợ gần nhất hiện nay là 1.0600/25, nhưng trong trung hạn tỷ giá hoàn toàn có thể phá qua ngưỡng này và giảm xuống sâu hơn.

AUD và NZD
Phiên giao dịch hôm nay, Aussie và Kiwi đang thể hiện “Price Action” có lợi cho các nhà đầu tư nắm giữ vị thế Short từ thứ Sáu tuần trước, do cả hai đồng đều bị bán ra khi USD được thị trường mua vào.

Mô hình vai-đầu-vai hình thành trên cặp AUD/USD mà tôi đề cập vào thứ Sáu cần một cú phá qua đường viền cổ 0.6840/50 để hoàn thiện mô hình, để mở đường cho xu hướng giảm xuống mốc 0.6750. Bên cạnh đó, chúng tôi vẫn theo dõi và đánh giá lại xu hướng nếu giá đi ngược lên trên và hướng tới đỉnh vai phải tại vùng 0.6940. Dữ liệu việc làm của Úc vào tối thứ Tư sẽ làm sáng tỏ hơn về quyết định lãi suất của RBA, nhưng việc tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh (chúng tôi hy vọng sẽ có một con số ổn định ở mức 5.2%), tôi hy vọng họ sẽ tiếp tục giữ quan điểm cắt giảm vào tháng sau, giống với thông cáo báo chí của RBA vào tháng 12 năm ngoái. Tôi nghĩ trong tuần này nhà đầu tư sẽ áp dụng chiến lược “Sell on rally” khi cặp AUD/USD tăng điều chỉnh tới mốc 0.6920, hoặc Short khi giá phá qua ngưỡng hỗ trợ 0.6850.

Cặp NZD/USD di chuyển thuần về mặt kỹ thuật vào tuần trước, giảm mạnh sau khi chạm vùng khuyến nghị bán của tôi tại 0.6650/60, vì vậy hãy kiên trì với chiến lược bán NZD/USD ở vùng này và hướng mục tiêu tới mốc giá thấp hơn tại 0.6600. Tin CPI vào tối thứ Năm sẽ rất quan trọng và có thể sẽ gia tăng chuỗi dữ liệu ảm đạm kéo dài từ tuần trước, cũng như củng cố niềm tin vào việc bán ra NZD.

CAD
Cặp USD/CAD vẫn đang dao động quanh vùng giá 1.30, nhưng động lực chủ yếu đến từ thị trường bên ngoài Canada. Có thể chúng tôi sẽ phải chờ tới thứ Tư, khi dữ liệu CPI, lãi suất cũng như báo cáo chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Canada (BoC) được công bố, để có đánh giá chắc chắn hơn về xu hướng sắp tới. Chúng tôi kỳ vọng BoC sẽ hạ dự báo tăng trưởng trong bản báo cáo chính sách tiền tệ, đồng thời canh mua vào USD/CAD quanh vùng 1.3010/30 từ giờ cho tới ngày diễn ra kỳ họp. Các mốc kháng cự cần chú ý là 1.3100 và 1.3175

(Lưu ý: View của từng Trader có thể độc lập trong nội bộ JPMorgan tại Tokyo/London/NY. Nhận định này đưa ra khoảng 15-16h Việt Nam hôm nay)

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ