Ngân hàng Nhật Bản ngày càng tự tin hơn về việc thoát khỏi tình trạng lãi suất âm

Ngân hàng Nhật Bản ngày càng tự tin hơn về việc thoát khỏi tình trạng lãi suất âm

Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

15:11 07/02/2024

Những chỉ báo về tiền lương và giá cả đang củng cố những quan điểm điều hành chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Họ đang xem xét việc tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007, chấm dứt hiện tượng lãi suất âm. Bài đọc sẽ tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia kinh tế về việc bình thường hóa chính sách ở Nhật Bản.

Quan chức trong Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã trở nên tự tin hơn rằng nền kinh tế đủ mạnh mẽ để có thể thoát khỏi lãi suất âm (một trong những quốc gia duy nhất còn sử dụng lãi suất âm trên thế giới).

BoJ đã trở nên lạc quan hơn về triển vọng lạm phát dựa trên dữ liệu về tiền lương và tăng giá cả ngành dịch vụ. Điều này củng cố quan điểm rằng họ có thế chính sách lãi suất âm, một trụ cột chính của chính sách tiền tệ nới lỏng toàn diện từ 2016 có thể sẽ chấm dứt ngay vào đầu tháng 3.

Vào cuối tháng Một vừa qua, BoJ đã không nằm ngoài dự đoán khi giữ lãi suất qua đêm ở mức âm 0.1%. Ngài Kazuo Ueda, thống đốc ngân hàng, đưa ra một số gợi ý về thời điểm ngân hàng có thể tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007.

Tuy nhiên, một sự thay đổi quan trọng đã xuất hiện trong báo cáo triển vọng kinh tế hàng quý của BoJ được công bố cùng lúc với quyết định lãi suất. Trong đó, BoJ đã thêm một cụm từ mới là “khả năng" đạt mục tiêu lạm phát 2% "đã tiếp tục tăng dần”. Điều này đưa ra gợi ý mạnh nhất từ trước đến nay về việc bình thường hóa chính sách tiền tệ đang đến gần.

Một quan chức của BoJ cho biết việc bổ sung cụm từ này là để truyền đạt ý định của mình tới thị trường tài chính và làm rõ triển vọng mạnh mẽ hơn về nền kinh tế. Quan chức này cho biết: “Chúng tôi không thể nói chính xác thời điểm nhưng nền kinh tế đang dần chuyển động theo hướng sửa đổi chính sách”.

Cũng tại buổi họp đó, ngài Ueda cũng nói rõ rằng chu kỳ tăng trưởng sẽ không được đảm bảo theo sau quyết định chấm dứt lãi suất âm và đồng thời cho biết: “Một môi trường tài chính cực kỳ thuận lợi sẽ tiếp tục trong thời điểm hiện tại”.

Các tín hiệu từ BoJ đi kèm với lời cảnh báo rằng họ cần đánh giá thêm những dữ liệu kinh tế về giá cả và tiền lương. Tuy nhiên, các quan chức ngân hàng trung ương cũng nhấn mạnh thái độ thắt chặt của họ trong các cuộc trao đổi thường xuyên với những người tham gia thị trường tài chính.

Nhà kinh tế Masamichi Adachi đến từ UBS cho biết không loại trừ khả năng chính sách sẽ thay đổi vào tháng 3 mặc dù dự đoán của ông là điều này sẽ xảy ra vào tháng 4. Bên cạnh đó ông nói rằng “việc BoJ thêm dòng chữ này trên trang nhất của bài báo cáo triển vọng kinh tế của họ là một thông điệp rõ ràng rằng việc thay đổi chính sách đang đến gần”.

Morgan Stanley MUFG và BNP Paribas cho biết trong các ghi chú được công bố rằng một sự tăng lãi suất có thể xảy ra vào tháng Ba.

Kể từ cuộc họp của BoJ, đồng JPY đã tăng khoảng 1% so với USD trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 0,7% từ mức 0,6% trước quyết định của BoJ. GIá trị đồng JPY tăng lên sẽ phản ánh quan điểm thị trường rằng Nhật Bản có thể sớm chấm dứt lãi suất âm.

Bản tóm tắt các ý kiến từ cuộc họp chính sách gần đây nhất cũng phản ánh niềm tin ngày càng tăng của các thành viên trong ban điều hành của BoJ rằng các điều kiện kinh tế sẽ ủng hộ việc thoát khỏi các biện pháp nới lỏng.

“Có vẻ như các điều kiện để sửa đổi chính sách, bao gồm cả việc chấm dứt chính sách lãi suất âm đang được đáp ứng”, một thành viên cho biết, theo bản tóm tắt công bố ngày 31/1. Một thành viên khác chỉ ra sự cần thiết cho việc “bắt đầu thảo luận về việc thoát khỏi chính sách tiền tệ hiện tại vì mục tiêu đang ngày càng trở nên thực tế hơn”.

Một thành viên mô tả giai đoạn hiện tại là “một cơ hội vàng” và cảnh báo rằng những biến động chính sách sắp tới của các ngân hàng trung ương nước ngoài có thể làm giảm sự linh hoạt của BoJ trong việc sửa đổi chính sách tiền tệ của mình.

Sự hạ nhiệt của lạm phát trên toàn thế giới đã làm dấy lên kỳ vọng rằng các ngân hàng trung ương bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, thời điểm thay đổi chính sách vẫn chưa rõ ràng với việc Chủ tịch Fed đã đưa ra tín hiệu vào thứ tư rằng họ sẽ không bắt đầu cắt giảm lãi suất trong tháng 3.

Bất chấp quan điểm lạc quan của BoJ về nền kinh tế, Stefan Angrick - chuyên gia kinh tế cấp cao tại Moody's Analytics, cho biết rằng dữ liệu mới nhất không chắc đã ủng hộ quan điểm của BoJ khi chi tiêu tiêu dùng ở mức như năm 2021.

Ông chia sẻ rằng: “BoJ đang cố gắng chuẩn bị đường băng cho bước tiếp theo, nhưng nếu chờ đợi quá lâu, dữ liệu có thể sẽ tiếp tục yếu đi và tới lúc đó họ có thể không còn cơ sở để bình thường hóa”.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ