Nga không đủ sức cho một cuộc chiến tranh kéo dài 15 năm nữa với phương Tây

Nga không đủ sức cho một cuộc chiến tranh kéo dài 15 năm nữa với phương Tây

23:31 01/07/2020

Vladimir Putin đang đề xuất để cho mình thêm 15 năm tại vị. Ông ta có thể dành quãng thời gian 15 này tiếp tục gây hấn với các nước phương tây. Hoặc, Putin có thể xóa bỏ bầu không khí chiến tranh lạnh và bắt đầu nhận ra rằng thách thức đối với sức mạnh của Nga thức ra đến từ người bạn/đồng minh Trung Quốc.

Cho đến nay, chính sách đối ngoại của ông Putin thường thiên về tính chiến thuật hơn là chiến lược dài hạn. Mục tiêu của chiến thuật này là để che giấu đi những khó khăn nước này đang phải đối mặt. Tổng thống Nga đang điều hành một đất nước trong đà đi xuống, nhưng là người không muốn nhường vị trí cao nhất trong bàn đàm phán toàn cầu. Đây cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Các thủ tướng Anh cũng từng vin vào ý nghĩ rằng họ là một trong “Bộ ba vĩ đại” (3 nước chiến thắng WWI Anh, Pháp, Mỹ) ngay cả khi đế chế này đang dần tan rã xung quanh họ. Tuy nhiên, tại một số thời điểm, sự huyễn hoặc này là không bền vững.

Ông Putin đã xây dựng vị thế của mình với nước nhà bằng lời hứa khôi phục uy tín của Nga trên trường quốc tế. Trên tất cả, ông đã khao khát việc nước Nga được công nhận là đối thủ của Mỹ. Không có gì làm ông tổn thương nhiều như việc cựu tổng thống Mỹ Barack Obama “nhạo báng” rằng Nga đã rơi khỏi vị trí là “thế lực trong khu vực”. Câu trả lời của Kremlin là hy sinh lợi ích chiến lược để giữ thể diện. Cái giá phải trả chưa được tiết lộ chính là việc chấp nhận vai trò làm đối tác yếu thế hơn của Bắc Kinh.

Điện Kremlin tuần vừa rồi đã bất chấp đại dịch Covid-19 để tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm chiến thắng của Liên Xô trước Đức quốc xã năm 1945. Sau cuộc diễu hành của quân đội quốc gia qua các đường phố Moscow, một cuộc bỏ phiếu sẽ được tổ chức qua đó hiến pháp sẽ được sửa đổi để cho phép ông Putin ở lại Điện Kremlin cho đến năm 2036. Kết quả trưng cầu dân ý, giống như tất cả các cuộc thăm dò của Nga, là một kết cục đã được định trước.

Tuy nhiên, chiến thắng tất yếu của ông Putin cũng không nói lên được điều gì về hướng đi trong tương lai của đất nước. Nhà lãnh đạo của Nga đã trải qua hai thập kỷ đầu tiên trong cuộc đấu tranh ồn ào chống lại phương tây. Thế giới quan của ông được định hình bởi chiến tranh lạnh và sự khinh thường mà phương Tây dành cho Liên bang Xô-viết. Trong “mindset” này, liên minh Nato do Hoa Kỳ dẫn dắt vẫn là kẻ thù, và mục tiêu của Kremlin là giữ được sự tôn trọng từ Washington mà Nga yêu cầu trước khi Bức tường Berlin sụp đổ. Trong khi đó, thực tế về kinh tế và chiến lược đã đi theo chiều hướng ngược lại.

Đại dịch Covid-19 cũng như tình hình suy thoái toàn cầu đã ráng một đòn mạnh vào Nga. Giá dầu giảm đã cướp đi chế độ linh hoạt kinh tế và các nguồn tài trợ cho chủ nghĩa phiêu lưu nước ngoài của nó. Động thái đáp trả của ông Putin đối với Ukraine và các sự can thiệp đầy cơ hội của ông ở Syria và Libya đã bắt đầu có vẻ không còn phù hợp.

Về đo lường mức thu nhập quốc dân danh nghĩa, World Bank xếp hạng thứ Nga đứng thứ 11 trên thế giới - đứng sau các quốc gia như Ý, Canada và Brazil. Sức mạnh của Nga giờ đây chủ yếu nằm trong kho vũ khí hạt nhân và dựa vào thái độ sẵn sàng của ông Putin trong việc sử dụng khả năng công nghệ và lực lượng quân sự của mình để quấy phá và gây bất ổn cho các kẻ thù hiện hữu.

Tất nhiên, vị Tổng thống Nga có thể đang trông mong về một chiến thắng dành cho Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Trong số nhiều nhận định đáng báo động mà cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton kể về cuộc sống ở Nhà Trắng là sự khinh miệt sâu sắc của Tổng thống đối với các đồng minh châu Âu. Ngài Putin có thể đang nghĩ rằng, chỉ cần một diễn biến căng thẳng nữa, Trump sẽ hủy diệt Nato từ bên trong.

Mặc dù một nhiệm kỳ thứ hai cho ông Trump sẽ làm chia rẽ nghiêm trọng liên minh, suy nghĩ của Putin có lẽ sẽ chỉ là thừa thãi. Cho dù ông thích nhìn thấy thất bại hay chiến thắng của Trump vào tháng 11, Nato vẫn sẽ tồn tại lâu hơn vị tổng thống này. Câu hỏi mà một nhà lãnh đạo có óc chiến lược ở Moscow nên đặt ra là tại sao Nga lại tiếp tục coi liên minh là mối đe dọa như vậy. Ông Putin tốt hơn nên hướng tầm mắt về phía Đông để chiêm ngưỡng chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Ở một góc độ nào đó, trục Trung-Nga hiện nay rất có ý nghĩa. Cả hai quốc gia đều bác bỏ trật tự toàn cầu sau chiến tranh do Mỹ đặt ra và bác bỏ quan niệm về một hệ thống dựa trên các quy tắc bắt nguồn từ các giá trị phương Tây. Cả hai đều ủng hộ một trật tự theo chủ nghĩa Westphalian, trong đó nước mạnh tạo ra phạm vi ảnh hưởng.

Đối với ông Tập, những lợi ích họ có được nói lên tất cả. Moscow cấp nguồn cung dầu và khí đốt đảm bảo để duy trì sự tăng trưởng cho nền kinh tế Trung Quốc. Mối quan hệ này mang lại sự yên tâm về chiến lược khi Bắc Kinh đang phải đối đầu với Mỹ liên quan đến việc theo đuổi quyền bá chủ hàng hải ở phía tây Thái Bình Dương. Nhìn về tương lai, những vùng đất hoang vắng thưa thớt dân số của Siberia Nga sẽ mang đến cơ hội mở rộng kinh tế. Bên cạnh đó, hành động “cướp bóc” của Ông Putin ở Ukraine và Trung Đông cũng như một món quà, đánh lạc hướng sự chú ý của Hoa Kỳ khỏi chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Đông Á.

Đổi lại, những lợi thế cho Nga trong một quan hệ đối tác bất bình đẳng như vậy là không quá rõ ràng. Đúng là ông Putin có được một người đồng chí kề vai sát cánh để ủng hộ cho những lời tố cáo của ông đối với chủ nghĩa tự do phương Tây, nhưng lại phải đứng nhìn âm mưu ​​Vành đai và Con đường của Bắc Kinh bao trùm lên quyền lực của Nga ở Trung Á. Kế hoạch của Tập Cận Bình trong việc mở tuyến đường biển phía Bắc tới châu Âu cũng là nguy cơ làm suy yếu lợi ích của Nga ở Cực Bắc. Một cái nhìn bao quát về việc xây dựng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông và Trung Âu sẽ làm dấy lên lo ngại về mưu đồ bao vây chiến lược.

Ngài Putin được xuất thân từ KGB, Cơ quan Tình báo Liên Xô. Có thể là đã quá muộn để ông thoát khỏi nỗi luyến tiếc quá khứ của chính mình. Nhưng một nhà lãnh đạo có kế hoạch giữ quyền lực trong 15 năm nữa sẽ phải giành nhiều thời gian hơn để xem xét chiến lược. Những thách thức và rủi ro đều đang nằm ở phía đông của nước Nga.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ