Nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ rơi vào suy thoái?

Nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ rơi vào suy thoái?

Đoàn Thu Hà

Đoàn Thu Hà

Junior Analyst

09:02 26/07/2022

Với dữ liệu GPD quý II sẽ được công bố vào thứ Năm, câu hỏi được đặt ra sẽ là: Liệu nền kinh tế chỉ đơn thuần là suy thoái tự nhiên sau năm 2021 phát triển quá mạnh mẽ hay đây là cuộc suy thoái mạnh kéo dài và gây ra hậu quả nặng nề?

Nhà Trắng chắc chắn rằng nền kinh tế sẽ không xảy ra suy thoái. Phố Wall cũng nhận định hiện tại không có suy thoái kinh tế nhưng những gì sắp đến khá tiêu cực.

Nhìn vào dữ liệu, bức tranh toàn cảnh hiện đang khá nhiều sắc thái. Không có gì chắc chắn rằng sẽ xảy ra suy thoái dù đang có rất nhiều dấu hiệu. Thị trường việc làm vẫn hoạt động khá tốt, ngành sản xuất đang suy yếu nhưng không ngừng mở rộng và người tiêu dùng dường như vẫn khá dồi dào lượng tiền mặt.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen đã phát biểu: "Nền kinh tế không bị suy thoái mà chúng ta đang ở trong một giai đoạn chuyển đổi mà tại đó tăng trưởng đang chậm lại. Suy thoái là sự suy yếu trên diện rộng ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế - điều đang không xảy ra với nền kinh tế của chúng tôi."

Tuy nhiên, vào thứ Hai người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia dưới thời chính quyền Donald Trump, Kevin Hassett đã bác bỏ quan điểm đó và cho rằng Nhà Trắng đã mắc sai lầm khi không theo sát tình hình thực tế ngay lúc này.

Hassett đã nói trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng ta đang suy thoái kinh tế, phải không? Vậy nên rõ ràng đây sẽ là một khoảng thời gian khó khăn. Trong trường hợp này, nếu tôi ở Nhà Trắng thì tôi sẽ không phủ nhận đang có một cuộc suy thoái diễn ra."

Hai quý tăng trưởng âm liên tiếp

Nếu không có gì bất ngờ, một nền kinh tế được cho là rơi vào suy thoái theo định nghĩa truyền thống nếu tăng trưởng GDP âm trong hai quý liên tiếp. Quý đầu tiên đã chứng kiến sự suy giảm 1.6% GDP và số liệu của Fed Atlanta cho thấy quý thứ hai cũng đang trên đà phát triển như quý đầu.

Tuy nhiên, phố Wall đang nhìn nhận mọi thứ với góc nhìn khác. Mặc dù nhiều nhà kinh tế học bao gồm cả những chuyên gia tại Ngân hàng Hoa Kỳ, Deutsche Bank nhận định suy thoái sẽ xảy ra nhưng dự báo GDP cho quý II lại tăng 1%, theo Dow Jones.

Vậy, người tiêu dùng Mỹ - những người chiếm 68% tổng hoạt động kinh tế trong quý I có thật sự quyết định cuộc suy thoái tại đất nước này?

Các dấu hiệu gần đây cho thấy rằng chi tiêu đang giảm dần trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6. Chi tiêu thực tế (sau lạm phát) đã giảm 0.1% trong tháng 5 sau khi tăng 0.2% trong quý I. Trên thực tế, chi tiêu đã giảm 3 trong 5 tháng đầu năm nay - hậu quả của việc lạm phát đang xảy ra với tốc độ nhanh nhất trong hơn 40 năm nay.

Yếu tố lạm phát tiêu dùng là rủi ro lớn nhất của nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay.

Trong khi chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đẩy mạnh việc giảm giá nhiên liệu thời gian gần đây, có những chỉ số cho thấy lạm phát đang mở rộng ra ngoài xăng dầu và hàng tiêu dùng.

Trên thực tế, chỉ số CPI dai dẳng của Fed Atlanta đo lường những hàng hoá có giá không biến động nhiều - đã tăng đều và thậm chí có phần đáng báo động.

Chỉ số CPI được tính toán trong một tháng - ví dụ như các sản phẩm chăm sóc cá nhân, đồ uống có cồn và bảo dưỡng ô tô đã đạt 8.1% vào tháng 6 hoặc tỷ lệ 5.6% trong 12 tháng. Chỉ số CPI linh hoạt của Fed bao gồm giá xe, xăng dầu và đồ trang sức đã tăng với tốc độ đáng kinh ngạc - 41.5% hàng năm và 18.7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lập luận lạm phát sẽ giảm khi nền kinh tế chuyển dịch nhu cầu về dịch vụ cao hơn hàng hoá, giảm bớt áp lực lên chuỗi cung ứng đang bị đánh thuế quá mức dường như chưa thật sự thuyết phục. Trên thực tế, chi tiêu cho dịch vụ chiếm 65% tổng chi tiêu của người tiêu dùng trong quý đầu tiên so với 69% vào năm 2019 trước đại dịch. Vì vậy, sự thay đổi ở đây không phải là điều đáng chú ý.

Nếu lạm phát tiếp tục tăng cao thì sẽ kích hoạt yếu tố gây suy thoái, cụ thể là các đợt tăng lãi suất của Fed đã lên tới 150 bps và có thể tăng gấp đôi trước cuối năm nay. FOMC đã ấn định tỷ giá và dự kiến sẽ thông qua một mức tăng 75 bps nữa.

Chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed đang khiến giá bán tháo chứng khoán ở phố Wall cũng như ở phố chính (các doanh nghiệp nhỏ độc lập của Mỹ) đang tăng vọt. Các giám đốc điều hành của công ty cảnh báo rằng giá tăng cao hơn có thể gây ra sự suy yếu, bao gồm cả bức tranh việc làm - vốn là dấu hiệu đáng tin cho những người quan điểm rằng suy thoái sẽ không xảy đến.

Trader kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất chuẩn của mình, đưa lãi suất quỹ liên bang lên mức 3.25 - 3.5% vào cuối năm nay. Định giá tương lai cho thấy Fed sau đó sẽ bắt đầu cắt giảm vào hè 2023 - hiện tượng không có gì lạ khi quá khứ cho thấy các nhà hoạch định chính sách thường bắt đầu đảo ngược hướng đi sau gần một năm từ động thái cuối cùng của họ.

Thị trường đã chú ý đến sự thắt chặt mạnh mẽ vào 2022 và bắt đầu định giá với nguy cơ xảy ra suy thoái cao hơn.

Các nhà kinh tế của Goldman Sachs cho biết: "Fed càng thực hiện các đợt tăng lãi suất và làm nền kinh tế chững lại thì càng có nhiều khả năng xảy ra suy thoái. CPI bất ngờ kéo dài rõ ràng đã làm tăng những rủi ro đó, bởi nó làm tồi tệ hơn sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát. Thị trường đã lo lắng về một cuộc suy thoái do Fed gây ra sau khi lạm phát cơ bản cao hơn".

Về mặt tích cực, họ cho biết khả năng thị trường đã định giá quá cao rủi ro lạm phát dù cần thừa nhận rằng giá đã đạt đỉnh.

Thị trường tài chính, đặc biệt là thu nhập cố định vẫn đang chỉ ra suy thoái.

Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm đã tăng trên trái phiếu kỳ hạn 10 năm vào đầu tháng 7 và giữ nguyên kể từ đó. Động thái này được gọi là đường cong lợi suất đảo ngược - một chỉ báo suy thoái đáng tin cậy trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, Fed đang xem xét kỹ hơn mối quan hệ giữa lợi suất kỳ hạn 10 năm và 3 tháng. Đường cong đó vẫn chưa có dấu hiệu bị đảo ngược nhưng ở mức 0.28 điểm phần trăm thì nó đang đều hơn so với những ngày đầu của Đại dịch Covid vào 3/2020.

Fed tiếp tục thắt chặt chính sách sẽ tăng lãi suất kỳ hạn 3 tháng cho đến mức vượt qua kỳ hạn 10 năm khi kỳ vọng tăng trưởng giảm dần.

Nhóm Goldman cho biết: "Độ trễ giữa chính sách tiền tệ thắt chặt và kiềm chế lạm phát làm xuất hiện nguy cơ chính sách bị thắt chặt quá mức và góp phần gây ra rủi ro rằng Fed đang thắt chặt quá chậm khi lạm phát tăng vào 2021".

Đó là "bức tường thành" chính chống lại suy thoái và thị trường việc làm cũng đang chao đảo.

Số đơn xin thất nghiệp hàng tuần gần đây đã lên đến con số 250,000 kể từ 11/2021, dấu hiệu cho thấy tình trạng sa thải hàng loạt gia tăng. Các con số của tháng 7 khá hỗn loạn do các nhà máy ô tô thay đổi cơ cấu nhân sự và kỳ nghỉ Ngày Độc lập nhưng có nhiều cuộc khảo sát về sản xuất cho thấy việc tuyển dụng đang giảm dần.

Chỉ số Hoạt động Quốc gia của Fed Chicago đã âm trong 2 tháng liên tiếp. Chỉ số sản xuất của Fed Philadelphia -12.3, đại diện cho phần trăm chênh lệch giữa các công ty, đây là con số thấp nhất kể từ 5/2020.

Nếu thị trường việc làm không được duy trì, đầu tư chậm lại và chi tiêu của người tiêu dùng giảm thì khó có thể ngăn cản một cuộc suy thoái toàn diện đang đến gần.

Một câu ngạn ngữ cũ trên phố Wall là thị trường việc làm thường là nơi cuối cùng để nhận định suy thoái, và Ngân hàng Hoa Kỳ dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ đạt 4.6% trong năm tới.

Hassett cho biết: "Về cơ bản chúng ta đang ở trong một cuộc suy thoái bình thường khi xét đến thị trường lao động. Ý kiến cho rằng thị trường lao động đang suy yếu và phần còn lại của nền kinh tế vẫn rất mạnh mẽ là một lập luận coi thường lịch sử".

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm phát ở Mỹ có đang bị đánh giá chưa chính xác?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Lạm phát ở Mỹ có đang bị đánh giá chưa chính xác?

Chủ tịch Powell và Fed đã nói rằng lạm phát đang khiến họ không thể cắt giảm lãi suất. Vào đầu năm, thị trường định giá Fed sẽ có 7 lần cắt giảm lãi suất 25 bps, bắt đầu vào tháng 3, con số này giảm còn dưới 2 lần trong năm nay, thời điểm bắt đầu được đẩy sang tháng 9.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ