Nền kinh tế Anh suy giảm kỷ lục 20% do đại dịch COVID-19.

Nền kinh tế Anh suy giảm kỷ lục 20% do đại dịch COVID-19.

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

17:26 12/06/2020

Trong chiều ngày 12/6 hôm nay, nền kinh tế của Anh ghi nhận mức giảm 20.4% GDP trong tháng Tư bởi các doanh nghiệp và nhân viên chịu tác động nặng nề bởi phong tỏa để ứng phó đại dịch COVID-19.

Nền kinh tế đã co hẹp tới 5.8% trong tháng Ba, xóa sạch tỷ lệ tăng trưởng mà nước Anh tích lũy trong vòng 18 năm chỉ trong 2 tháng, đưa nền kinh tế quay trở lại những năm 2002. Trong khi đấy, một sự hồi sinh khả năng sẽ xảy ra bởi các doanh nghiệp bắt đầu mở cửa trở lại, biểu đồ 1 thể hiện mức độ khắc nghiệt và những thách thức dành cho các nhà hoạch định chính sách khi họ cố gắng bù đắp lại khoản mất mát trên.

Cú đánh vào nền kinh tế cũng đến vào thời điểm nhạy cảm đối với Thủ tướng Boris Johnson, người phải đối mặt với làn sóng chỉ trích trong tuần này bởi các chính trị gia và cố vấn khoa học, những người đã công khai đổ lỗi cho chính quyền Đảng Bảo thủ vì đã gây ra một loạt sai lầm nghiêm trọng kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát.

Đảo lộn kinh tế

Biểu đồ 1: COVID-19 đưa nền kinh tế của Anh quay trở lại thời điểm 2002. Ảnh: Bloomberg.

"Tháng Tư là tháng đầu tiên hoàn toàn bị phong tỏa. Nhưng với những con số này vẫn gây sốc và sự suy giảm trong các hoạt động kinh tế như thế này chưa hề có tiền lệ, cả về quy mô hay tốc độ.” – ông James James Smith, một nhà kinh tế tại ING, đã viết trong một báo cáo.

Giãn cách xã hội và triển vọng Brexit không có thỏa thuận, tất cả đều đặt ra thách thức đối với sự phục hồi kinh tế của Vương quốc Anh, và sẽ gây áp lực lên BoE để tăng cường chương trình mua trái phiếu khi họ tổ chức cuộc họp vào tuần tới, ông nói.

Trả giá đắt

Ngoài việc ghi nhận số người chết cao nhất ở châu Âu, Vương quốc Anh cũng đã phải trả giá đắt về mặt kinh tế. OECD cho biết nước này có thể chứng kiến ​​một trong những cuộc suy thoái nặng nề nhất trong thời hiện đại, với mức sụt giảm hơn 11% - nhiều nhất trong hơn 300 năm lịch sử.

Thất nghiệp được dự đoán sẽ đạt đến mức chưa từng có kể từ giữa những năm 1990, với hơn 7,500 công việc bị mất khi được công bố vào riêng thứ Năm bởi tác động từ việc phong tỏa các doanh nghiệp từ các nhà sản xuất đến sân bay. Mặc cho có rất nhiều sự giúp đỡ từ chính phủ, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc khiến các doanh nghiệp nộp thuế phải trả mức lương cho hơn 11 triệu người với chi phí 27 tỷ bảng Anh (tương đương 34 tỷ USD) cho đến nay.

Biểu đồ 2: Mức sụt giảm GDP tệ nhất trong lịch sử hơn 300 năm trở lại đây. Ảnh: Bloomberg

Đồng bảng Anh phần lớn không bị tác động đáng kể bởi mức giảm về kinh tế, điều này được các nhà đầu tư dự báo. Tỷ giá GBP/USD thực tế đã tăng khoảng 0.2% ở mức 1.2632 vào lúc 14:27 theo giờ Việt Nam hôm nay (12/6).

Vào tháng Tư, thiệt hại đã được ước tính với mức giảm 19% của lĩnh vực dịch vụ, nơi các ngành như vận tải hàng không, đại lý du lịch và nhà hàng đã lỗ khoảng 90% doanh thu. Sản xuất giảm 24.3%, trong khi xây dựng giảm 40.1%. Nền kinh tế đã thu hẹp đi khoảng 25% trong tháng Tư so với tháng Hai.

Các nhà kinh tế nói gì về Vương quốc Anh

"Vương quốc Anh nằm trong nhóm có tỷ lệ người chết do COVID-19 cao nhất thế giới và điều đó có nghĩa là chi tiêu vẫn giảm mạnh, ngay cả khi nới lỏng phong tỏa. Nghĩ theo cách khác, nhu cầu đóng vai trò là cực kỳ quan trọng khi mà nền kinh tế bắt đầu phục hồi, chứ không phải lực cung."

“Thất nghiệp, nợ gia tăng và mất khả năng kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi.” - theo ông Ian Stewart, nhà kinh tế trưởng tại Deloitte, cho biết. "Phải đến năm 2022 thì nền kinh tế mới có thể quay trở lại mức hoạt động như trước thời điểm COVID-19 xảy ra.”

Các số liệu riêng biệt cho thấy thâm hụt thương mại, không bao gồm biến động từ các sản phẩm vàng phi tiền tệ và kim loại quý đã giảm mạnh trong tháng Tư, khi mà cả xuất khẩu và nhập khẩu giảm mạnh bởi đại dịch làm gián đoạn các chuyến hàng xe hơi, nhiên liệu, tác phẩm nghệ thuật và quần áo.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?

Giới trader FX toàn cầu đang trong tâm thế "ngồi trên thảm lửa" theo dõi những động thái của Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng Yên. Kỳ nghỉ lễ dài sắp tới tại London và Tokyo càng khiến họ không dám sơ suất, bởi đây có thể là thời điểm chính quyền Nhật Bản tận dụng để can thiệp thị trường, vực dậy đồng Yên đang "mong manh" của mình.
"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ