Nasdaq giảm 2%, chứng khoán Mỹ chịu áp lực lớn nhất kể từ tháng 3

Nasdaq giảm 2%, chứng khoán Mỹ chịu áp lực lớn nhất kể từ tháng 3

07:27 05/05/2021

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh vào thứ Ba trong bối cảnh thị trường bán tháo cổ phiếu các hãng công nghệ lớn và nhiều cổ phiếu tăng trưởng cao khác, xóa bỏ hoàn toàn đà tăng hôm 1/5.

S&P 500 đóng cửa tại mốc 4.164,66, giảm 0.7%, chỉ số này trong phiên New York tối qua có lúc giảm tới 1.5%. Áp lực lên một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới đã khiến Nasdaq Composite giảm 1.9% xuống 13,633.50 điểm, đây là ngày giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm nay.

Apple, công ty đại chúng nhất ở Mỹ, giảm 3.5%. Alphabet - công ty mẹ của Google mất 1.6%, Facebook giảm 1.3% và nhà sản xuất ô tô điện Tesla giảm 1.7%. Đà bán tháo lan sang cả các hãng sản xuất chip điện tử, cổ phiếu Nvidia và Intel lần lượt giảm 3.3% và 0.6%.

Chỉ số Công nghiệp Dow Jones có lúc giảm 300 điểm, tuy nhiên sau đó hồi phục mạnh và kết phiên trong sắc xanh ở mốc 34,133.03 điểm, nhờ hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của Dow Inc và Caterpillar.

Áp lực bán tháo xuất phát từ các lý do khác nhau, nhưng các chuyên gia cho rằng chúng chủ yếu tới từ lo ngại về lạm phát gia tăng, Fed thắt chặt sớm hơn dự kiến, và khả năng tăng thuế trong những tháng tới.

Chứng khoán Mỹ chạm mức thấp nhất trong ngày sau bình luận của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen rằng lãi suất có thể phải tăng lên để giữ cho nền kinh tế không quá nóng.

Chuyên gia của Evercore ISI, ông Dennis DeBusschere, cho rằng mặc dù động thái khiêm tốn trên thị trường lãi suất hôm qua có thể không phải là lời cảnh báo quá lớn từ phía nhà đầu tư, nhưng ông tin rằng nỗi sợ hãi về khả năng Fed thắt chặt đang đóng một vai trò nào đó.

“Mối quan tâm về nguồn cung đang là một vấn đề lớn đối với các nhà đầu tư, lạm phát và kỳ vọng lạm phát trở thành vật cản chính,” ông viết trong một email. “Mặc dù các hợp đồng tương lai lãi suát Fed đang định giá với tốc độ tăng lãi suất nhanh hơn nhiều so với những gì Fed muốn..,đó không phải là câu chuyện hôm nay mới xảy ra. Dữ liệu kinh tế mạnh hơn dẫn đến lạm phát thậm chí nhiều hơn do nguồn cung hạn chế là một thứ gì đó có tác động rất lớn tới cổ phiếu. "

Những lo ngại về phía cung của DeBusschere giống với mối quan tâm của ngày càng nhiều CEO và nhà đầu tư, những người cho rằng chi phí đầu vào tăng đang bắt đầu xói mòn biên lợi nhuận.

Warren Buffett, Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway, cho biết trong cuộc họp thường niên của công ty vào cuối tuần qua rằng ông đang thấy "lạm phát đang hiện hữu" và các công ty của ông đang tăng giá thành sản phẩm.

Các công ty khác như Clorox, cho biết trong các báo cáo thu nhập gần đây rằng giá đầu vào họ phải trả cho vật liệu đang tăng và chi phí đó có thể được chuyển cho khách hàng. Giá hàng hóa, từ gỗ xẻ, ngô đến palađi, đã tăng trong những tháng gần đây.

Những người khác đã nói rằng ngay cả báo cáo doanh thu cao cũng không thể dập tắt những lo lắng trên thị trường. Mặc dù bị bán tháo hôm thứ Ba, S&P 500 vẫn tăng hơn 10% cho đến nay trong năm nay.

Art Hogan, chuyên gia tại National Securities, viết: “Hai đến ba tuần qua, các tin tức tốt gần như nhận được ít hoặc không có phản ứng nào trên thị trường. “Các nhà đầu tư cảm thấy lo lắng trước hàng loạt mốc đỉnh mới của S&P 500 trong năm nay”.

Ông nói thêm: “Có những lo ngại rằng sự bùng nổ kinh tế sẽ diễn ra lâu hơn chỉ trong mùa hè này khi mọi người dần cảm thấy thoải mái khi ra ngoài và đi lại. Cổ phiếu có vẻ đắt nếu so với các mốc trong quá khứ, nhưng không đắt nếu nhìn về tương lai"

Khi thị trường luôn ở mức cao nhất mọi thời đại, các nhà đầu tư bị giằng co giữa việc đặt cược vào các mã cổ phiếu hưởng lợi từ sự mở cửa trở lại của nền kinh tế, như các hãng bán lẻ, hay tiếp tục mua vào cổ phiếu công nghệ, những công ty vừa báo cáo thu nhập khủng.

Động thái trên thị trường chứng khoán theo sau đà tăng vững chắc của Dow Jones vào thứ Hai khi các nhà đầu tư đổ xô vào các cổ phiếu sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​nền kinh tế mở cửa trở lại. Chỉ số Dow Jones tăng hơn 200 điểm, trong khi S&P 500 nhích 0.3%. Cổ phiếu bán lẻ dẫn đầu thị trường tăng giá vào thứ Hai khi Gap và Macy’s tăng hơn 7%.

Cổ phiếu của Pfizer tăng nhẹ sau báo cáo hàng quý vượt qua kỳ vọng. Cổ phiếu CVS Health tăng 4.4% sau khi chuỗi nhà thuốc và công ty bảo hiểm cũng đưa ra định hướng doanh thu mới.

United States Steel đã tăng 7.9% sau khi Credit Suisse nâng hạng đánh giá cổ phiếu này, giá thép tăng mạnh cho thấy rõ rằng ngành công nghiệp này đang ở trong một “siêu chu kỳ”.

Jim Paulsen, chiến lược gia đầu tư tại Leuthold Group, nói với CNBC: “Các nhà đầu tư có thể ngày càng thất vọng vì cổ phiếu không hoạt động tốt trước những tin tức tuyệt vời về thu nhập”.

CNBC

Xem thêm các chủ đề: #aud-nzd

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ngành dịch vụ của Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong tháng 3
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Ngành dịch vụ của Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong tháng 3

Hoạt động dịch vụ của Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh trong tháng 3 khi các hoạt động kinh doanh mới tăng với tốc độ nhanh nhất trong ba tháng. Theo cuộc khảo sát khu vực tư nhân vào thứ Tư, có dấu hiệu cho thấy tâm lý thị trường đang dần phục hồi ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ