Một tuần đảo lộn kinh tế toàn cầu vì căng thẳng Nga - Ukraine

Một tuần đảo lộn kinh tế toàn cầu vì căng thẳng Nga - Ukraine

18:12 04/03/2022

Chỉ trong vài ngày, kinh tế Nga bị cô lập, giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt, hàng loạt công ty khắp thế giới gấp rút điều chỉnh hoạt động tại đây.

Kinh tế Nga hiện lớn thứ 11 thế giới, với GDP 1.500 tỷ USD, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). Một tuần trước, hoạt động thương mại về năng lượng của Nga vẫn còn rất nhộn nhịp. Họ xuất khẩu hàng triệu thùng dầu mỗi ngày với sự trợ giúp của các hãng dầu lớn. Các công ty phương Tây vẫn hoạt động tại Nga và nhà đầu tư vẫn cho doanh nghiệp nước này vay.

Nhưng chỉ một tuần sau, các lệnh trừng phạt đang khiến các ngân hàng lớn nhất Nga tê liệt. Các nhà buôn xa lánh dầu của Nga. Các công ty phương Tây đóng cửa hàng hoặc rút khỏi đây. Cổ phiếu của Nga bị loại khỏi các chỉ số toàn cầu. Nhiều cổ phiếu công ty niêm yết của Nga cũng bị ngừng giao dịch tại New York và London. Mọi thứ gần như đảo lộn hoàn toàn.

Các lệnh trừng phạt

Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin mở chiến dịch quân sự tại Ukraine đã vấp phải phản ứng chưa từng có từ Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Nhật Bản, Australia và nhiều nước khác. Kể cả Thụy Sĩ – vốn nổi tiếng trung lập, cũng cho biết sẽ áp trừng phạt lên Nga.

Phương Tây đã cấm hai ngân hàng lớn nhất Nga – Sberbank và VTB – tiếp cận trực tiếp đôla Mỹ. Họ cũng loại 7 ngân hàng Nga khỏi SWIFT – hệ thống hỗ trợ thanh toán và kết nối các tổ chức tài chính toàn cầu. Liên minh này đang nỗ lực ngăn Ngân hàng trung ương Nga bán đôla và các ngoại tệ khác để hỗ trợ đồng ruble và nền kinh tế.

Hôm 2/3, Mỹ tiếp tục công bố lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực lọc dầu của Nga. Tổng cộng, các lệnh trừng phạt đang phong tỏa gần 1.000 tỷ USD tài sản của Nga, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire hôm 1/3 cho biết.

"Phương Tây khiến nhiều người ngạc nhiên khi theo đuổi chiến lược gây sức ép kinh tế lớn lên Nga, thông qua việc cô lập Nga khỏi các thị trường tài chính toàn cầu", Oliver Allen – kinh tế trưởng tại Capital Economics nói, thêm rằng "nếu Nga vẫn duy trì hướng đi hiện tại, các lệnh trừng phạt có thể chỉ là khởi đầu cho quá trình cắt đứt sợi dây liên kết về tài chính và kinh tế của Nga với thế giới".

Giá dầu thô tăng 20%

Kinh tế Nga quan trọng với thế giới nhờ tài nguyên dầu khí khổng lồ. Dù đến nay, phương Tây chưa nhắm trực diện vào hoạt động xuất khẩu dầu khí của Nga, giá năng lượng toàn cầu vẫn tăng vọt.

Dầu Brent đã tăng 20% trong một tuần qua, tiến sát 120 USD một thùng hôm 3/3. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2012. Dầu thô Mỹ cũng lên cao nhất 14 năm. Tại châu Âu, giá bán khí đốt tự nhiên lập đỉnh mới hôm 2/3 – gấp đôi cuối tuần trước.

Trong khi đó, dầu thô Nga hiện giao dịch ở mức thấp nhất trong hơn 30 năm. Nga khó bán dầu cho những người mua nước ngoài do lo ngại bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt. Nhiều hãng dầu lớn trên thế giới cũng đang dừng hoạt động tại Nga.

Việc giá năng lượng tăng mạnh khiến nhiên liệu trên toàn thế giới trở nên đắt đỏ, làm tăng chi phí đi lại. Việc này cũng sẽ khiến lạm phát tăng tốc, kéo tụt tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khiến các ngân hàng trung ương khó xử khi vừa phải kích thích kinh tế, vừa phải kiềm chế lạm phát.

Giá các hàng hóa khác cũng tăng vọt

Cuộc khủng hoảng đã tạo thêm sức ép lên chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã rất căng thẳng. Nga và Ukraine đóng góp 14% sản xuất và 29% xuất khẩu lúa mì toàn cầu. Giá lúa mì trong các hợp đồng tương lai tăng khiến sản phẩm này đắt đỏ hơn với các hãng chế biến lương thực. Người tiêu dùng có khả năng sẽ phải chịu giá cao.

Giá dầu cọ cũng tăng vọt khi các thị trường đổ xô tìm sản phẩm thay thế do dầu hướng dương tắc nghẽn ở các cảng thuộc Biển Đen.

Nếu chiến dịch quân sự tại Ukraine kéo dài sang năm sau, và Nga cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu 6 tháng để trả đũa các lệnh trừng phạt, lạm phát ở eurozone sẽ chạm đỉnh 7% quý III năm nay, theo Oxford Economics. Con số này ở Anh sẽ là 10%.

Nga sẽ gánh phần lớn hậu quả kinh tế. Trong nghiên cứu của Oxford Economics, GDP Nga năm 2023 sẽ giảm 7% so với kịch bản không có chiến dịch quân sự. Tăng trưởng toàn cầu năm sau cũng sẽ giảm 1,1%.

Kế hoạch kinh doanh đảo lộn

Dù ngành năng lượng Nga chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhiều hãng dầu lớn nhất thế giới đang rời khỏi nước này, hoặc ngừng đầu tư mới vào các dự án khoan thăm dò.

ExxonMobil hôm thứ ba cho biết đang rời dự án cuối cùng tại Nga - Sakhalin-1. Đây là "một trong những khoản đầu tư quốc tế trực tiếp lớn nhất tại Nga" của họ. Một công ty con của Exxon điều hành dự án này. Quyết định trên sẽ chấm dứt sự hiện diện hơn 25 năm qua của hãng tại đây.

BP, Shell và Equinor tuần này cũng cho biết có ý định rời khỏi Nga, chấp nhận thiệt hại hàng tỷ USD. TotalEnergies (Pháp) cũng đã ngừng đầu tư mới tại đây.

Ngoài năng lượng, doanh nghiệp nhiều ngành khác cũng gấp rút điều chỉnh hoạt động kinh doanh tại Nga. Các đại gia công nghệ, xe hơi, bán lẻ, hàng không, vận tải biển đều đã tạm ngừng hoạt động. Các ngân hàng phương Tây đang cố đánh giá nguy cơ từ thị trường tài chính Nga. Hai hãng thẻ Visa và Mastercard không còn có mặt ở Nga nữa. Còn Boeing và Airbus cũng ngừng hỗ trợ các hãng bay Nga.

Link gốc tại đây.

Theo VnExpress

Broker listing

Cùng chuyên mục

[Kaiko Research] Báo cáo tuần: Thao túng giá Bitcoin, EtherFi đang bay cao và những câu chuyện trên thị trường tiền điện tử khác
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

[Kaiko Research] Báo cáo tuần: Thao túng giá Bitcoin, EtherFi đang bay cao và những câu chuyện trên thị trường tiền điện tử khác

Bitcoin kết thúc tuần 18-24/3 trong với việc giảm giá xuống còn 67 nghìn USD trong bối cảnh dòng tiền chảy ra khỏi GBTC ngày càng tăng. Trong một tin tức khác, Blackrock đã tiết lộ quỹ token hóa đầu tiên của mình trên Ethereum trong khi Genesis đã đạt được thỏa thuận trị giá 21 triệu USD với SEC và Ethereum Foundation được cho là đang phải đối mặt với cuộc điều tra của cơ quan quản lý. Tuần này chúng ta sẽ bàn luận về việc mất giá đột ngột của Bitcoin, biến động giá trong ngày đang gia tăng, dự án Ether.Fi airdrop token cho người dùng và khả năng phục hồi của Bitcoin trước việc lợi suất gia tăng.
NHTW Nhật Bản đã chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm như thế nào và gợi mở điều gì trong thời gian tới?
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

NHTW Nhật Bản đã chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm như thế nào và gợi mở điều gì trong thời gian tới?

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã nâng lãi suất ngắn hạn từ -0.1% lên 0.1%, trở thành ngân hàng trung ương cuối cùng thoát khỏi chính sách lãi suất âm. Tăng lương vượt quá dự kiến ​​là động lực chính thúc đẩy BOJ thay đổi chính sách, các thay đổi khác bao gồm chấm dứt Kiểm soát Đường cong Lợi suất và giảm mua một số tài sản nhất định.
[Kaiko Research] Báo cáo tuần thứ ba của tháng Ba về thị trường tiền điện tử
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

[Kaiko Research] Báo cáo tuần thứ ba của tháng Ba về thị trường tiền điện tử

Bitcoin đã chứng kiến một sự biến động mạnh trong tuần qua và vượt qua mức đỉnh mọi thời đại trước khi mất giá và đóng cửa tuần giảm điểm. Coinbase đang lên kế hoạch bán trái phiếu trị giá 1 tỷ đô la, Grayscale đang lên kế hoạch hạ phí giao dịch GBTC và lạm phát ở Mỹ tăng cao hơn dự kiến. Tuần này chúng ta tìm hiểu về Phản ứng của thị trường sau Dencun của ETH, Sự phụ thuộc của Binance vào mức phí bằng 0, sự kết thúc của khoảng trống Alameda và tính tương quan của Bitcoin với vàng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ