Morgan Stanley đưa ra quan điểm trái chiều về chứng khoán Trung Quốc và Nhật Bản

Morgan Stanley đưa ra quan điểm trái chiều về chứng khoán Trung Quốc và Nhật Bản

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

22:09 26/01/2024

Morgan Stanley mới đây đã cắt giảm mục tiêu đối với các chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc, ngược lại, nâng dự báo đối với các chỉ số chứng khoán của Nhật Bản.

Ngân hàng đã hạ mục tiêu cuối năm của Chỉ số MSCI Trung Quốc từ 60 xuống 53, dựa trên các giả định về định giá và tăng trưởng thu nhập chậm hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc chỉ số chứng khoán gần như không tăng trong năm. Trong khi đó, hãng này đã nâng dự báo của chỉ số Topix từ 2,600 lên 2,800.

Các chiến lược gia do Jonathan Garner dẫn đầu cho biết “sự chênh lệch về hiệu quả hoạt động từ đầu năm đến nay phản ánh sự thay đổi của các nguyên tắc cơ bản về địa chính trị, vĩ mô và thu nhập” đang thúc đẩy các nhà đầu tư phân bổ lại danh mục đầu tư của mình.

Thị trường chứng khoán Nhật Bản đang trên đà vượt Trung Quốc khi nhà đầu tư toàn cầu tiếp tục tìm kiếm giải pháp thế chỗ cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Các biện pháp kích thích mới của Trung Quốc vẫn chưa thể cải thiện tâm lý một cách bền vững, do thị trường vẫn còn lo ngại về đà phục hồi kinh tế và cuộc khủng hoảng bất động sản của nước này.

Morgan Stanley đã hạ dự báo của cổ phiếu Trung Quốc xuống mức tương đương vào tháng 8, cho biết đã đến lúc chốt lời sau đợt phục hồi nhờ các cam kết kích thích của chính phủ. Chỉ số chứng khoán đại lục giảm khoảng 18% kể từ đó. Ngân hàng tiếp tục cắt giảm mục tiêu trong tháng đó, phản ánh rủi ro tăng trưởng ngày càng lớn.

Mặt khác, chứng khoán Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục trong gần 34 năm. Giới đầu tư kỳ vọng đà tăng sẽ kéo dài khi đất nước thoát khỏi tình trạng giảm phát và cải cách quản trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết được đẩy nhanh.

Tại Trung Quốc, Morgan Stanley vẫn ưa chuộng cổ phiếu trong nước hơn so với các cổ phiếu ở nước ngoài, do xu hướng nghiêng về các lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và năng lượng sạch. Các chiến lược gia cho biết “kỷ lục lịch sử của họ về phản ứng mạnh mẽ hơn đối với chu kỳ nới lỏng chính sách trong nước, điều mà chúng tôi kỳ vọng sẽ tăng dần trong năm 2024”, cũng là một dấu hiệu tích cực.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ