[Market Brief 24.04.2023]: Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm vào tuần trước

[Market Brief 24.04.2023]: Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm vào tuần trước

09:01 24/04/2023

Thị trường chứng khoán Mỹ không có nhiều biến động trong phiên giao dịch thứ Sáu tuần trước

Chứng khoán Mỹ không thay đổi khi giới đầu tư đánh giá những báo cáo thu nhập. Chỉ số PMI tháng 4 tốt hơn kỳ vọng, cho thấy tốc độ mở rộng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Mỹ đã tăng lên.

Thị trường vẫn đang trong giai đoạn đầu của mùa công bố báo cáo thu nhập quý 1. Trọng tâm trong tuần này tại Mỹ sẽ là báo cáo lãi/lỗ của các công ty công nghệ lớn, GDP quý 1 và dữ liệu PCE.

Cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều giảm trong tuần trước. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng vào thứ Sáu và trong tuần. USD giảm vào thứ Sáu nhưng tăng trong tuần.

Thống đốc Fed Lisa Cook cho biết lạm phát Mỹ vẫn tăng cao. Bà cũng đang đánh giá mức lãi suất phù hợp, đủ hạn chế để đưa lạm phát xuống 2% theo thời gian. Bà nói "Tôi đang cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế được thể hiện qua các chỉ số trong vài tháng qua trước những trở ngại tiềm ẩn từ sự hỗn loạn ngân hàng gần đây".

Đầu tuần trước, một số quan chức Fed cho biết họ ủng hộ việc tăng lãi suất một lần nữa vào cuộc họp tháng Năm. Họ cho biết lạm phát vẫn còn quá cao nhưng đồng thời thừa nhận rằng sự căng thẳng trong ngành ngân hàng đã tạo ra khó khăn cho nền kinh tế Mỹ. Các quan chức Fed sẽ blackout bắt đầu từ thứ Sáu tuần trước cho đến cuộc họp của FOMC vào ngày 2-3/5.

Thị trường HĐTL lãi suất đang định giá 90% khả năng Fed tăng 25 điểm cơ bản vào tháng Năm. Họ đang định giá mức lãi suất cao nhất là 5.28% vào tháng 6 và sau đó cắt giảm khoảng 50 điểm cơ bản vào cuối năm.

Vào thứ Sáu tuần trước, DJIA, S&P500 và Nasdaq Composite Index đều tăng 0.1%. Trong tuần, 3 chỉ số này giảm lần lượt 0.2%, 0.1% và 0.4%. Euro Stoxx 50 đã tăng 0.4% trong tuần trước. Chỉ số DXY không thay đổi ở mức 101.82 vào thứ Sáu và tăng 0.3% trong tuần, phục hồi sau 5 tuần suy yếu liên tiếp. EUR/USD không thay đổi vào tuần trước ở mức 1.0990.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm đã tăng 4 điểm cơ bản lên 4.18% vào thứ Sáu tuần trước và tăng 8 điểm cơ bản trong tuần. Lợi suất 10 năm đã tăng 4 điểm cơ bản vào thứ Sáu tuần trước lên 3.57% và tăng 6 điểm cơ bản trong tuần. Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 4 điểm cơ bản lên 2.48% vào tuần trước trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm của Anh tăng 9 điểm cơ bản lên 3.76% trong tuần.

Giá dầu thô WTI trên sàn NYMEX đã giảm 5.6% xuống 77.87 USD vào tuần trước, chấm dứt bốn tuần tăng liên tiếp. Vàng giảm 1.1% xuống 1,983 USD vào tuần trước.

Đối với dữ liệu Mỹ, chỉ số PMI sản xuất toàn cầu của S&P tháng 4 bất ngờ tăng lên 50.4 (ước tính của Bloomberg: 49.0) so với 49.2 trước đó. PMI dịch vụ cao hơn dự kiến ở mức 53.7 (ước tính của Bloomberg: 51.5) so với 52.6 trước đó.

Trong tuần này, chỉ số Hoạt động quốc gia của Fed Chicago và Hoạt động sản xuất của Fed Dallas sẽ được công bố vào hôm nay. Vào thứ Ba, thị trường sẽ có giá nhà S&P CoreLogic CaseShiller tháng 2, doanh số bán nhà mới tháng 3, Niềm tin người tiêu dùng của Conference Board tháng 4, Chỉ số sản xuất và điều kiện kinh doanh của Fed Richmond và Hoạt động dịch vụ của Fed Dallas. Thứ Tư sẽ có đơn đặt hàng lâu bền tháng 3.

Vào thứ Năm, GDP sơ bộ quý I sẽ được công bố với kỳ vọng là 2% YoY so với 2.6% trong quý IV/2022. Thị trường cũng sẽ nhận được dữ liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, doanh số bán nhà đang chờ xử lý và Hoạt động sản xuất của Fed Kansas.

Vào thứ Sáu, trọng tâm sẽ là chỉ số PCE tháng 3, thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Kỳ vọng của thị trường là 0.1% MoM và 4.1% YoY. Dữ liệu thu nhập và chi tiêu cá nhân, và Tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan tháng 4 cũng sẽ được công bố.

Trên thị trường ngoại hối, USD/JPY đã tăng khoảng 40 pip lên 134.20 và AUD/USD đã giảm 15 pip xuống 0.6690 vào tuần trước.

Commerzbank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Cập nhật thị trường phiên Á 28/03/2024: TPCP Mỹ sụt giảm, chứng khoán châu Á chịu áp lực bởi thị trường Nhật Bản
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 28/03/2024: TPCP Mỹ sụt giảm, chứng khoán châu Á chịu áp lực bởi thị trường Nhật Bản

TPCP Mỹ giảm sau khi một quan chức Fed nhấn mạnh rằng dữ liệu kinh tế gần đây của Hoa Kỳ có thể khiến số đợt hạ lãi suất trong năm nay bị cắt giảm. Chứng khoán châu Á biến động trái chiều, chịu áp lực từ thị trường Nhật Bản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ