Lý do nào để tiếp tục giữ chắc "vàng đen" trong năm 2022?

Lý do nào để tiếp tục giữ chắc "vàng đen" trong năm 2022?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

18:48 12/03/2022

Cân đối cung cầu dầu mỏ toàn cầu đã duy trì trong tình trạng thâm hụt trong suốt năm 2021 tới nay và dự kiến sẽ chưa thể được khắc phục trong năm 2022 với những căng thẳng địa chính trị xảy ra gần đây

Nguồn cung dầu mỏ hiện vẫn chưa thể bắt kịp được với nhu cầu
Nguồn cung dầu mỏ hiện vẫn chưa thể bắt kịp được với nhu cầu

Giá dầu đã có những biến động lên xuống hết sức khó lường trong thời gian qua khi bị dẫn dắt bởi những thông tin lên quan tới chiến sự tại Ukraina. Tuy vậy, chúng ta nên tập trung vào những yếu tố cơ bản tác động tới hàng hóa này thay vì bị cuốn theo sự nhiễu loạn của hành động giá.

Nguồn cung: Dự kiến cải thiện nhưng không quá dồi dào

Những dữ liệu gần nhất cho thấy nguồn cung từ Mỹ vẫn đang đi ngang so với mức cuối năm 2021. Với số lượng máy thủy lực cắt phá dùng để khai thác dầu đá phiến hiện tại, dự báo sản lượng khai thác dầu của Mỹ sẽ dần được cải thiện từ tháng 5 cho tới cuối năm với mức tăng lớn nhất dự kiến sẽ từ tháng 9 tới 11. Sản lượng khai thác cho cả năm dự báo ở mức 12.4-12.5 triệu thùng/ngày, tăng so với mức 11.6 triệu thùng hiện tại.

Sản lượng khai thác dầu của Mỹ hiện tại

Đối với nhóm các nước OPEC+, câu chuyện trọng tâm sẽ là khả năng xuất khẩu của Nga trước những lệnh trừng phạt từ phương Tây. Số liệu mới nhất vẫn chưa cho thấy sự sụt giảm lớn của khối lượng xuất khẩu từ Nga, tuy nhiên số liệu có thể sẽ thay đổi rõ rệt hơn vào tháng 4 bởi các giao dịch dầu thường diễn ra trước 1-2 tháng so với thời điểm giao hàng.

Sản lượng xuất khẩu của Nga qua các năm

Ngoài Nga, Ả-rập Xê-út, UAE và Kuwait là 3 quốc gia có ảnh hưởng lớn tới nguồn cung từ nhóm OPEC+. Số liệu hiện tại cho thấy sản lượng xuất khẩu từ 3 nước trên vẫn ở mức khả quan. Tuy vậy, có thể thấy mức đỉnh sản lượng từ 3 quốc gia ở mức khoảng 15 triệu thùng/ngày vào tháng 3/2020. Do đó, chúng ta có thể giả định đây có thể là mức sản lượng tối đa trên lý thuyết mà 3 nước này có thể cung cấp.

Sản lượng xuất khẩu dầu từ Ả-rập Xê-út, UAE và Kuwait

Để tóm tắt lại tình hình về phía nguồn cung, sản lượng từ Mỹ sẽ tăng trở lại nhưng sẽ phải chờ tới sau mùa hè, trong khi đó sản lượng từ nhóm OPEC+ dự kiến sẽ thu hẹp do các lệnh trừng phạt đối với Nga. Ả-rập Xê-út, UAE và Kuwait có khả năng tăng cường sản lượng thêm tối đa 3 triệu thùng/ngày nếu cần thiết.

Nhu cầu: Tiếp tục duy trì cùng đà phục hồi sau đại dịch

Vào cuối năm ngoái, dự báo cung cầu trong Quý I/2022 sẽ dư thừa khoảng 0.6 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên dữ liệu hiện tại cho thấy nhu cầu đang lớn hơn nguồn cung gần 2 triệu thùng/ngày. Sự chênh lệch trên có thể một phần tới từ việc nguồn cung từ OPEC+ thấp hơn kỳ vọng, nhưng phần lớn đến từ việc nhu cầu bất ngờ tăng lên đột biếnm, đặc biệt từ nhóm các nước OECD.

Với việc kinh tế toàn cầu tiếp tục quá trình phục hồi sau Covid-19, nhu cầu đối với dầu mỏ dự kiến vẫn sẽ duy trì trong thời gian tới. Đối với câu hỏi liệu việc giá dầu duy trì ở trên mức 100 USD/thùng có tác động tiêu cực tới nhu cầu hay không, chúng tôi muốn mang tới một số dữ liệu đáng chú ý. Trong giai đoạn giá dầu tăng cao trước đây (1973 và 2008), mức chi tiêu dành cho xăng dầu chiếm khoảng 6% chi tiêu của người tiêu dùng, còn ở hiện tại con số này ở mức khoảng 2.5%. Mức trung bình trong giai đoạn 2008-2014 là khoảng 4%. Do đó, chúng tôi cho rằng việc sụt giảm nhu cầu do giá tăng cao sẽ chưa xảy ra trong tương lai gần.

Để cung cầu trở nên cân bằng trong năm 2022, nguồn cung ước tính sẽ phải tăng thêm khoảng 5 triệu thùng/ngày, trong đó khoảng 2 triệu thùng nhằm bù đắp mức thâm hụt hiện tại và 2.5-3 triệu thùng bù đắp cho lượng sụt giảm từ phía Nga. Tuy vậy, cần nhớ thêm rằng ngay cả trước khi căng thẳng Nga-Ukraina xảy ra, thị trường dầu mỏ trong năm 2021 vẫn thường xuyên trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Với giả định rằng sản lượng của Mỹ tăng lên mức 12.5 triệu thùng/ngày tới cuối năm, Ả-rập Xê-út tăng sản lượng lên 10.75 triệu thùng/ngày và Iran tăng sản lượng lên tối đa vào nửa sau của năm, mức thâm hụt vẫn sẽ là khoảng 2 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay. Do đó, trong trường hợp các lệnh trừng phạt với Nga chưa thể gỡ bỏ, rất khó để kỳ vọng giá dầu có thể hạ nhiệt nhờ yếu tố nguồn cung.

Chênh lệch cung cầu dầu mỏ toàn cầu (Triệu thùng/ngày)

Để tổng kết lại, cán cân cung cầu vẫn đang ủng hộ cho xu hướng tăng của giá dầu trong năm 2022. Do đó, đối với các nhà đầu tư đã đặt cược cho "vàng đen" hãy tập trung vào mục tiêu dài hạn thay vì bị cuốn vào những yếu tố nhiễu trong ngắn hạn.

Seeking Alpha

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua

Tuần trước, Bitcoin cùng với các tài sản rủi ro khác đều ghi hận mức giảm trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Tuy nhiên, nó đã lấy lại được vị thế vào đầu ngày thứ hai sau khi Hồng Kông phê duyệt các quỹ ETF BTC và ETH giao ngay. Trong một tin tức khác, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo điều tra đối với Uniswap Labs và MarginFi đã phải hứng chịu dòng tiền hơn 200 triệu USD chảy ra khỏi giao thức khi người sáng lập của nó rời đi. Tuần này chúng tôi sẽ nói về cuộc chiến phí giao dịch ở Hàn Quốc, phản ứng của thị trường trước thông báo điều tra đối với Uniswap Labs, sự thống trị ngày càng gia tăng của Coinbase và mối tương quan giữa BTC và USD.
Nhận định triển vọng lãi suất của ECB
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định triển vọng lãi suất của ECB

CPI tháng 3 của Hoa Kỳ đã ghi nhận ở mức cao hơn dự kiến và đẩy lùi những kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm 2024. Trong bối cảnh đó, chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde khẳng định rằng ECB sẽ đưa ra những quyết định lãi suất không phụ thuộc vào Fed và đưa ra những tín hiệu cắt giảm lãi suất. Bài viết sẽ giải thích những lý do khiến thị trường tin rằng ECB sẽ ha lãi suất trước Fed.
Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu

Vào ngày 18/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã chấm dứt tình trạng lãi suất âm kéo dài suốt 8 năm bằng cách tăng lãi suất đi vay lần đầu tiên sau 17 năm. Tuy nhiên, trái với nhiều người kỳ vọng, đồng yên tiếp tục suy yếu trong khi chỉ số Nikkei 225 tăng điểm. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do cho điều này.
Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ

Dữ liệu lạm phát tháng 3 của Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 10/4 vừa qua và một lần nữa lại nóng hơn dự kiến. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp góc nhìn của John Authers, chuyên gia của Bloomberg về tình hình lạm phát của Hoa Kỳ cũng như các kỳ vọng cắt giảm lãi suất
Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng phải đối mặt thêm với những vấn đề liên quan đến lạm phát. Dữ liệu lạm phát lại tiếp tục gia tăng và thị trường thị trường đang dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất ít nhất là cho đến giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách gặp nhau lần cuối trước cuộc tổng tuyển cử giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra vào ngày 5/11. Vì vậy, liệu các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn điều tốt nhất cho danh tiếng của họ hay cho nền kinh tế?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ