Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản hướng tới ngưỡng 1% sau 11 năm

Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản hướng tới ngưỡng 1% sau 11 năm

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

16:11 16/02/2024

Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản có thể tăng trên 1% lần đầu tiên sau 11 năm do thị trường trở nên biến động hơn trước thềm ngân hàng trung ương dự kiến ​​tăng lãi suất.

Thị trường dự đoán với xác suất gần 67% rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ chấm dứt lãi suất âm lần đầu tiên kể từ năm 2007 vào tháng 4. Các chuyên gia phân tích cho rằng mặc dù các quan chức BoJ đã tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng ngay cả sau khi lãi suất âm chấm dứt, nhà đầu tư có thể sẽ đặt cược vào việc tiếp tục tăng lãi suất cao hơn nữa, đẩy lợi suất TPCP lên cao hơn.

Naka Matsuzawa, chiến lược gia tại Nomura Securities, cho biết lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm có thể sẽ vượt quá 1%, đặc biệt nếu Fed không giảm lãi suất vào tháng 6 như kỳ vọng hoặc đồng yên suy yếu hơn nữa sau khi BoJ chấm dứt lãi suất âm. Ông nói rằng các động thái của trái phiếu có thể phụ thuộc vào cách thị trường đánh giá các tín hiệu của BoJ.

Mặc dù lợi suất TPCP 10 năm ở mức 1% ẫn thuộc hàng thấp nhất thế giới, nhưng đối với Nhật Bản, việc tăng lên mức đó sẽ là bước tiến cho thấy nước này đã nổi lên sau hàng thập kỷ giảm phát khiến lợi suất ở mức âm trong những năm qua.

Nhật Bản có lượng trái phiếu chính phủ đang lưu hành nhiều thứ hai trên thế giới sau Mỹ, khiến Nhật trở thành thị trường trọng điểm cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những biến động trong lợi suất TPCP 10 năm của Nhật được theo dõi đặc biệt chặt chẽ vì tác động tiềm tàng của chúng đối với hệ thống tài chính cũng như dòng vốn toàn cầu.

Makoto Yamashita , nhà kinh tế trưởng cho biết, rất có khả năng lãi suất âm sẽ được dỡ bỏ vào tháng 3 mặc dù BOJ nhấn mạnh rằng tốc độ hạ lãi suất có thể chậm. Điều này sẽ thúc đẩy làm tăng sản lượng, Yamashita nói.

Trong khi Phó Thống đốc BOJ Shinichi Uchida tuần trước cho biết các điều kiện tài chính sẽ vẫn phù hợp ngay cả sau khi chính sách lãi suất âm kết thúc, ông cũng cho biết các động thái chính sách sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và mức giá cả trong tương lai. Nếu đồng yên suy yếu hơn nữa hoặc Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất do áp lực lạm phát, thì khả năng lợi suất TPCP Nhật sẽ tăng trước khi BOJ tăng lãi suất mạnh.

Yuichi Chiguchi, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại BlackRock Japan cho rằng khi lãi suất âm kết thúc, sự biến động có thể quá đà, do đó không nên lạc quan về triển vọng thị trường trái phiếu.

Ông nhắc lại cú sốc về rủi ro, hay VAR, xảy ra vào năm 2003 như một ví dụ cho biến động mà thị trường trái phiếu phải đối mặt. Quá nhiều ngân hàng sử dụng cùng một kỹ thuật quản lý rủi ro trái phiếu được gọi là VAR đã gây ra phản ứng dây chuyền bán tháo khiến lợi suất TPCP Nhật tăng vọt từ mức 0.43% lên trên 1% trong 2 tháng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu tăng do dự đoán Mỹ sẽ tái bổ sung kho dự trữ chiến lược
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Giá dầu tăng do dự đoán Mỹ sẽ tái bổ sung kho dự trữ chiến lược

Giá dầu thô tăng vào thứ Năm do dự đoán Mỹ có thể bắt đầu mua bổ sung kho dự trữ chiến lược, sau khi giá giảm xuống mức thấp nhất 7 tuần qua do kỳ vọng về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Gaza. Cùng với đó là nghi ngờ về việc cắt giảm lãi suất của Fed và nguồn cung dầu tăng cao.
Nhiều thành viên Hội đồng quản trị BoJ đồng thuận rằng: "Lãi suất dài hạn nên do thị trường quyết định"
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Nhiều thành viên Hội đồng quản trị BoJ đồng thuận rằng: "Lãi suất dài hạn nên do thị trường quyết định"

Theo biên bản cuộc họp chính sách tháng 3 của BoJ được công bố vào thứ Năm, nhiều thành viên Hội đồng quản trị đồng thuận rằng lãi suất dài hạn của Nhật Bản nên do thị trường quyết định. Thậm chí, một số thành viên còn đề xuất BoJ nên giảm tốc độ mua TPCP Nhật Bản (JPG) trong tương lai.
Dow Jones tăng nhẹ sau phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Dow Jones tăng nhẹ sau phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell

Chỉ số Dow Jones tăng vào hôm thứ Tư (01/05), sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell gần như loại trừ khả năng tăng lãi suất của ngân hàng trung ương, giúp xoa dịu lo ngại của nhà đầu tư về việc Fed đang mất kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, thị trường chung lại suy giảm do đà lao dốc của cổ phiếu thuộc các công ty sản xuất chip gây áp lực lên chỉ số S&P 500.
Cập nhật thị trường phiên Á 01/05: Chứng khoán châu Á sụt giảm khi trọng tâm chuyển sang cuộc họp chính sách của Fed
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 01/05: Chứng khoán châu Á sụt giảm khi trọng tâm chuyển sang cuộc họp chính sách của Fed

Chứng khoán châu Á sụt giảm sau khi lo ngại về lãi suất cao hơn trong thời gian dài tại Mỹ đã thúc đẩy làn sóng bán tháo trên Phố Wall, mọi sự chú ý đang đổ dồn vào quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang vào sáng sớm mai.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ