Liệu rằng 4% có thể là mục tiêu lạm phát mới?

Liệu rằng 4% có thể là mục tiêu lạm phát mới?

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

07:58 25/04/2024

Dù công khai hay ngấm ngầm, các ngân hàng trung ương có vẻ sẽ áp dụng cách tiếp cận linh hoạt hơn trong tương lai

Tại sao các ngân hàng trung ương sẽ không quá băn khoăn về mức lạm phát 2%?

Sau khi FTSE100 lập kỷ lục mới vào ngày hôm qua, câu hỏi được đặt ra là: điều gì sẽ xảy ra với lạm phát trong dài hạn?

Đã có ít nhất hai nhà báo của chuyên mục Bloomberg Opinion (Mohamed El-Erian và Marcus) đã kêu gọi các ngân hàng trung ương nâng hoặc ít nhất là linh hoạt hơn với mục tiêu lạm phát.

Một tay viết khác, Daniel Moss, nói thêm rằng Ngân hàng Dự trữ New Zealand có thể muốn suy nghĩ lại về việc theo đuổi mục tiêu lạm phát 2%. Nước này hiện đang trong thời kỳ suy thoái kép và RBNZ nằm trong số ít ngân hàng trung ương chưa nói về việc cắt giảm lãi suất.

Tuy nhiên, đó không phải là điều quan trọng đối với các nhà đầu tư. Vấn đề không phải là liệu việc nâng mục tiêu lạm phát lên có phải là một ý tưởng hay hay không, hay thậm chí việc đó được thực hiện một cách công khai hay ngầm định?

Điểm mấu chốt ở đây là hướng hành động của các ngân hàng trung ương. Các ngân hàng có thể không nới lỏng mục tiêu lạm phát vì lạm phát đang hướng tới mức dưới 0%. Tuy nhiên, lạm phát sẽ tăng trở lại, và các ngân hàng trung ương cần phải tránh việc tăng lãi suất khi điều đó xảy ra.

Duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn

Theo một ghi chú nghiên cứu mới từ Vincent Deluard của tập đoàn dịch vụ tài chính StoneX - Mỹ, ông dựa trên quan điểm mang tính chu kỳ của lịch sử để lập luận rằng cần phải tất toán nợ sau mỗi 50 năm hoặc lâu hơn.

Ông nói, theo thời gian, xã hội sẽ hình thành những khoản nợ không bền vững và bất bình đẳng giàu nghèo bị xói mòn về mặt xã hội. Những yếu tố này hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy giá tài sản tăng nhanh hơn tăng trưởng lương, từ đó buộc phải sử dụng nhiều đòn bẩy hơn, và một khi bong bóng đủ lớn và vỡ ra, bảng cân đối kế toán quốc gia sẽ gặp rắc rối.

Đây là tình hình hiện tại, Deluard nói. “Cuộc khủng hoảng tài chính lớn đã quốc hữu hóa một cách hiệu quả phần lớn các khoản nợ tư nhân không bền vững tích tụ trong 50 năm qua, nhưng phần lớn khoản nợ này vẫn cần phải được tất toán.”

Một cách tốt để loại bỏ tất cả những điều đó mà không cần phá bỏ hoàn toàn xã hội là thông qua đàn áp tài chính và lạm phát. Những gì chính phủ cần là tăng trưởng danh nghĩa cao (chẳng hạn như để doanh thu từ thuế tiếp tục tăng) và lãi suất thực âm (để lãi suất phải trả cho các khoản nợ thấp hơn so với thu nhập danh nghĩa).

Ông cho rằng lần cuối cùng xuất hiện hiện tượng như vậy là vào những năm 1970, đã 50 năm trôi qua và theo lý thuyết thì đây là thời điểm cần phải hành động. Việc “điều chỉnh lạm phát" hồi đó“ đã tất toán các khoản nợ của xã hội lỗi thời thời hậu Thế chiến thứ hai”. Đổi lại, điều đó dẫn đến sự tăng trưởng vào những năm 1980 và 1990.

Nghe có vẻ hơi khoa trương nhưng hãy nhìn vào những gì đang diễn ra. Cả Mỹ và Anh đều tổ chức bầu cử trong năm nay và có một điều rõ ràng là dù ai đắc cử thì cũng sẽ không cắt giảm mạnh chi tiêu của đất nước.

Ở Mỹ, cả Joe Biden và Donald Trump đều không phải là những người bảo thủ về tài chính. Trong khi đó, ở Anh, việc chính phủ hiện tại đang liên tục đưa ra những hứa hẹn về tài chính sẽ khiến chính phủ trong nhiệm kỳ tới phải phá vỡ hoặc bẻ cong các quy tắc về bảng cân đối kế toán.

Deluard cho rằng công việc thực sự của Fed là giữ lạm phát đủ cao để có thể đáp ứng những điều chỉnh cần thiết trong khi vẫn cho phép chính phủ chi tiêu, nhưng đủ thấp để tránh vòng xoáy lạm phát. “Con số đáp ứng được những yêu cầu đó chắc phải vào khoảng 4%.”

Deluard nói: "Một thế giới với 4% là mục tiêu lạm phát tiềm ẩn sẽ đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lên ít nhất ngưỡng 6%. Điều đó có nghĩa là với việc phần bù rủi ro ngày càng tăng, cổ phiếu có thể vẫn đang được định giá quá cao.

Liệu điều tương tự có được ghi nhận ở Anh không?

Điểm khác biệt lớn nhất là cổ phiếu của Vương quốc Anh – ngay cả sau đợt phá kỷ lục gần đây – không đắt theo tiêu chuẩn lịch sử. Vì vậy, việc duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn không hẳn là tin xấu với chứng khoán Anh.

Tất cả những điều này có lẽ giúp giải thích tại sao vàng lại có mức tăng giá tốt như vậy trong những tháng gần đây. Nhưng đó không phải là yếu tố tác động duy nhất.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?

Giới trader FX toàn cầu đang trong tâm thế "ngồi trên thảm lửa" theo dõi những động thái của Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng Yên. Kỳ nghỉ lễ dài sắp tới tại London và Tokyo càng khiến họ không dám sơ suất, bởi đây có thể là thời điểm chính quyền Nhật Bản tận dụng để can thiệp thị trường, vực dậy đồng Yên đang "mong manh" của mình.
"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ