"Liên minh" chống "đô la hoá" Nga-Trung hình thành?

"Liên minh" chống "đô la hoá" Nga-Trung hình thành?

Nam Anh

Nam Anh

Senior Economic Analyst

11:42 10/08/2020

Liên minh chống "đô la hoá" Nga-Trung hình thành?

Cuối năm ngoái, dữ liệu do PBOC và Ngân hàng Trung ương Nga công bố đã làm rõ nét hơn 1  xu hướng đáng lo ngại - ít nhất là đối với Hoa Kỳ: Trong bối cảnh chính quyền Trump liên tục tăng cường các áp lực trừng phạt đối với Nga và Trung Quốc, cả hai quốc gia và ngân hàng trung ương của họ đã “đa dạng hóa” đáng kể dự trữ ngoại tệ, với việc bán tháo đồng bạc xanh, đồng thời thực hiện mua vàng và tiền tệ của nhau.

Trở lại thời điểm tháng 9 năm ngoái, chúng tôi đã viết về việc PBOC và RCB đang đẩy mức dự trữ vàng thỏi của họ lên mức cao chưa từng thấy trong nhiều năm qua. Ngân hàng Trung ương Nga đã trở thành một trong những người mua vàng thỏi lớn nhất thế giới hồi năm ngoái (ít nhất là trong số các ngân hàng trung ương trên thế giới). Vào thời điểm đó, chúng tôi cũng đã giới thiệu biểu đồ dưới đây:

Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã liên tục đề cập đến viễn cảnh về 1 sự sụp đổ của đồng USD, và rõ ràng chúng tôi không phải những người duy nhất nghĩ đến điều này. 1 số nhà kinh tế học nổi tiếng thậm chí còn đưa ra giả thiết rằng ngày tàn của đồng bạc xanh có thể trở thành 1 điều tuyệt vời cho nhân loại, khi mở ra cánh cửa cho một giỏ đa tiền tệ, hoặc tốt hơn, một loại tiền tệ toàn cầu (có lẽ là bitcoin?) - cho phép chúng ta chuyển đổi sang hệ thống tiền tệ toàn cầu với ít những bất ổn đặc biệt hơn.

Sự sụt giảm niềm tin đối với đồng bạc xanh đang được che mờ bởi những hành động nới lỏng định lượng vô cùng quyết liệt của Fed. Hiển nhiên những quan chức Fed tài giỏi hiểu rõ những bong bóng tài sản khủng khiếp mà họ đã tạo ra thông qua những can thiệp tiền tệ của mình. Tuy nhiên, họ cũng đủ thông minh để hiểu rằng sẽ không thể để bong bóng xẹp xuống 1 cách quá nhanh chóng bởi những tác động khủng khiếp nó có thể gây ra đối với cuộc sống của người Mỹ cũng như nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đại dịch vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, cũng chưa rõ khi nào Fed sẽ khiến những bong bóng tài sản xì hơi.

Nhưng trong suốt thời gian qua, Nga và Trung Quốc đã âm thầm rời bỏ đồng đô la, thay vào đó sử dụng đồng rúp và nhân dân tệ để thanh toán các giao dịch thương mại xuyên quốc gia.

Chúng ta đang sống trong 1 thế giới mà thương mại được quyết định bởi những ý tưởng bất chợt của thị trường tự do (ít nhất là trên lý thuyết), rõ ràng điện Kremlin không thể cứ thế ép buộc các doanh nghiệp Nga và Trung Quốc thay thế USD bằng RUB hay CNY trong giao dịch thương mại. Với tư cách là Tổng thống Nga, Ông Vladimir Putin từng thốt lên, chính sách trừng phạt mạnh tay của Mỹ có nguy cơ phá hủy vị thế đồng tiền dự trữ của đồng đô la bằng cách buộc nhiều công ty từ Nga và Trung Quốc tìm kiếm các giải pháp thay thế giao dịch bằng đô la, với lý do không gì khác ngoài việc giảm chi phí (các lệnh trừng phạt kinh tế quốc tế có thể khiến việc chuyển tiền ra nước ngoài khá khó khăn).

Vào năm 2019, Putin vui mừng tiết lộ rằng ngân hàng trung ương Nga đã giảm tới 1 nửa lượng nắm giữ USD, tương đương với sự sụt giảm tới 101 tỷ đô la.

Và theo dữ liệu mới từ Ngân hàng Trung ương Nga và Cục Hải quan Liên bang, tỷ trọng đồng đô la Mỹ trong thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc đã giảm xuống dưới 50%, lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại.

Các doanh nghiệp chỉ sử dụng đồng bạc xanh cho khoảng 46% các giao dịch giữa hai nước. Trong cùng thời kỳ, con số này với EUR là 30%, mức cao nhất mọi thời đại. Trong khi các đồng tiền quốc gia khác chiếm khoảng 24%, cũng là một mức cao mới.

Như một chuyên gia đã chia sẻ với Nikkei Asian Review, đó chỉ là dấu hiệu mới nhất cho thấy Nga và Trung Quốc đang hình thành một "liên minh phi đô la hóa" để giảm bớt sức nặng kinh tế của các lệnh trừng phạt của Washington, và sự kiểm soát luật bất thành văn đối với SWIFT, dịch vụ trao đổi thông tin liên ngân hàng chủ đạo mà các ngân hàng sử dụng nhằm chuyển tiền từ nước này sang nước khác.

Sự thay đổi đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với dự kiến ​​của Mỹ. Gần đây nhất vào năm 2015, hơn 90% giao dịch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga được thực hiện bằng đồng đô la Mỹ.

Alexey Maslov, Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói với Nikkei Asian Review rằng mối quan hệ phi đô la hóa Nga-Trung đang tiến đến một "thời điểm đột phá" có thể nâng mối quan hệ của họ lên thành một liên minh thực sự.

Ông nói: “Sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính cho chúng ta thấy rằng cuối cùng họ cũng đã tìm ra được hướng đi cho sự hình thành của một liên minh. Nhiều người kỳ vọng rằng đây sẽ là một liên minh quân sự hoặc một liên minh thương mại, nhưng hiện nay liên minh này đang đi nhiều hơn theo hướng ngân hàng và tài chính, và đó chính là điều có thể đảm bảo 1 sự độc lập cho cả hai nước, khỏi những ảnh hưởng của Mỹ thông qua đồng USD."

 Phi đô la hóa đã trở thành ưu tiên của Nga và Trung Quốc kể từ năm 2014, khi họ bắt đầu tăng cường hợp tác kinh tế sau sự ghẻ lạnh của Moscow với phương Tây, bắt nguồn từ việc sáp nhập bán đảo Crimea. Thay thế đồng đô la trong các giao dịch thương mại đã trở thành một điều cần thiết để tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga.

Dmitry Dolgin, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng ING về Nga, giải thích: “Bất kỳ giao dịch chuyển khoản nào diễn ra trên thế giới liên quan đến đô la Mỹ tại 1 bước nào đó đều sẽ được thông qua một ngân hàng của Hoa Kỳ. "Điều đó đồng nghĩa với việc chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn có thể yêu cầu ngân hàng đó đóng băng các giao dịch nhất định."

“Trong khi trước đây Moscow đã đưa ra sáng kiến ​​về việc phi đô la hóa, thì sau những căng thẳng thương mại khi chính quyền Donald Trump áp đặt thuế quan lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh cũng đã bắt đầu coi đây là điều tối quan trọng”, theo Dolgin.

"Chỉ đến thời điểm gần đây, chính phủ Trung Quốc và các tập đoàn kinh tế lớn của họ mới bắt đầu cảm thấy rằng họ có thể rơi vào tình trạng tương tự như các những người Nga: trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt và thậm chí có khả năng bị loại khỏi hệ thống SWIFT", theo Zhang Xin, 1 nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề về Nga tại Đại học Sư phạm Hoa Đông ở Thượng Hải.

Tại 1 vài thời điểm, Nga đã ưu tiên sử dụng đồng nhân dân tệ hơn đồng nội tệ của mình với hy vọng rằng có thể thúc đẩy Bắc Kinh trở nên "quyết đoán" hơn trong việc thiết lập đồng nhân dân tệ như một loại tiền tệ quốc tế. Mặc dù đồng nhân dân tệ đã được thêm vào rổ tiền tệ dự trữ của IMF vài năm trước, việc Bắc Kinh không sẵn sàng từ bỏ việc can thiệp đối với đồng nội tệ của mình đã cản trở quá trình quốc tế hóa của nó.

Alexey Maslov giải thích việc Nga tăng cường tích lũy đồng nhân dân tệ không chỉ là nhằm đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, mà Moscow cũng muốn khuyến khích Bắc Kinh trở nên quyết đoán hơn trong việc thách thức vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu của Washington.

“Nga vốn dĩ vẫn luôn giữ lập trường đối với Hoa Kỳ kiên định, và cứng rắn hơn (so với những gì Trung Quốc thể hiện). Moscow đã quá quen với những tranh chấp và họ sẽ không bao giờ chấp nhận những cuộc đàm phán. 1 cách để Moscow có thể khiến Bắc Kinh có 1 lập trường quyết đoán và mạnh mẽ hơn đối với Washington chính là việc thể hiện rõ sự ủng hộ của mình đối với Bắc Kinh trên thị trường tài chính”.

Đã sáu năm trôi qua kể từ thời điểm Nga và Trung Quốc thiết lập hạn mức hoán đổi ngoại tệ giữa các ngân hàng trung ương của họ vào năm 2014. Thỏa thuận kéo dài 3 năm này sau đó được gia hạn vào năm 2017.

Trong khi cố gắng đánh giá rủi ro dài hạn, hãy nhớ rằng: Ray Dalio thậm chí đã chỉ định cả một nhóm các nhà công luận để giúp truyền tải mối lo ngại của ông về nguy cơ đổ vỡ từ "cuộc chiến vốn" Mỹ-Trung. Cần nhớ rằng Trung Quốc có khả năng gây hỗn loạn đối với Hoa Kỳ với sức mạnh tài chính mạnh mẽ hơn rất nhiều so với những gì nhiều chuyên gia thừa nhận.

             

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ