Lạm phát ở khu vực Euro tiến gần mục tiêu 2%, củng cố triển vọng ECB cắt giảm lãi suất tháng 6

Lạm phát ở khu vực Euro tiến gần mục tiêu 2%, củng cố triển vọng ECB cắt giảm lãi suất tháng 6

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

21:04 03/04/2024

Lạm phát Khu vực Euro giảm mạnh hơn dự kiến, củng cố triển vọng cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu vào tháng 6.

HICP tại châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng 2.4% vào tháng trước so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức 2.6% của tháng 2. Con số này khá giống với dự báo của mô hình Bloomberg Economics Nowcast. Các nhà phân tích dự đoán mức tăng là 2.5%. Lạm phát cơ bản cũng giảm nhiều hơn dự kiến, xuống còn 2.9%.

Báo cáo này củng cố thêm bằng chứng cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang đi đúng hướng để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. Điều này cho phép họ sớm giảm bớt sự thắt chặt của chính sách tiền tệ sau khi lạm phát tăng vọt lên tới hai chữ số. Chủ tịch Christine Lagarde đã báo hiệu lần cắt giảm đầu tiên vào tháng 6 - dựa trên các dự báo mới và cập nhật về mức tăng lương trong những tháng đầu năm.

Hầu hết các thành viên của Hội đồng Điều hành - bao gồm các quan chức từ Đức, Pháp và Tây Ban Nha - đều đồng ý với mốc thời gian đó, với một số ít mong đợi những động thái sớm hơn. Các nhà kinh tế và thị trường tiền tệ cũng có quan điểm tương đồng, cho thấy cần phải có một cú sốc lớn để thay đổi lộ trình này.

Báo cáo này đã khiến các nhà giao dịch đặt cược vào khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay. Họ dự báo 3 lần giảm lãi suất 0.25% bắt đầu từ tháng 6, với xác suất lần giảm thứ tư là khoảng 60%. Con số này giảm so với dự đoán lên đến 4 lần cắt giảm trước cuộc họp chính sách tiền tệ của tháng trước.

Dự báo của Bloomberg Economics Nowcasts cho tháng 4 chỉ ra mức là 2.1%.

Lạm phát HICP Khu vực Euro so với Dự báo Nowcast

Mặc dù sự gián đoạn vận chuyển ở Trung Đông không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát ở châu Âu và sự sụp đổ của cầu cảng Baltimore - một cảng quan trọng đối với các nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất khác - cũng khó có khả năng tác động, nhưng việc tăng lương trong khu vực đồng euro 20 quốc gia vẫn có thể đẩy giá cả lên.

Nhà kinh tế trưởng Philip Lane khẳng định mức tăng lương phải tiếp tục giảm xuống thì ông mới cân nhắc việc đảo ngược một số đợt tăng lãi suất trước đây của ECB. Mặc dù lạm phát tiền lương cho thấy có hạ nhiệt vào cuối năm 2023, nhưng mức lương vẫn tiếp tục tăng hơn 4%. Điều này đang duy trì áp lực giá trong lĩnh vực dịch vụ, nơi lao động có tác động quá lớn đến chi phí cuối cùng.

Lạm phát ở khu vực Euro trong tháng 3

Lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ vẫn duy trì ở mức 4% vào tháng 3, trong khi tỷ lệ này đối với hàng công nghiệp phi năng lượng giảm xuống 1.1%.

Một số nước ở khu vực Euro vẫn có mức lạm phát trên 2%

Trên khắp khu vực, xu hướng cũng khác nhau. Lạm phát của Tây Ban Nha tăng sau khi chính phủ loại bỏ một số biện pháp kiềm chế chi phí năng lượng, Italy cũng chứng kiến sự gia tăng nhẹ. Trong khi đó, số liệu của Đức và Pháp đều cho thấy lạm phát giảm nhẹ trong tháng thứ ba liên tiếp.

Các xu hướng như vậy khiến việc xác định lộ trình lãi suất tối ưu sau lần cắt giảm ban đầu của ECB trở nên khó khăn hơn. Các nhà hoạch định chính sách đã chuyển hướng chú ý sang việc thảo luận về tốc độ của các bước đi tiếp theo, mặc dù họ khẳng định rằng dữ liệu kinh tế sẽ quyết định cuối cùng.

Cũng giống như vậy, Lagarde cho biết ECB sẽ phản ứng với các thông tin mới khi chúng xuất hiện. "Điều này ngụ ý rằng ngay cả sau lần cắt giảm lãi suất đầu tiên, chúng tôi cũng không thể cam kết trước về một lộ trình lãi suất cụ thể."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mnuchin: Sức mạnh của USD hiện giờ đang là ''cứu cánh'' đối với các khoản nợ của nước Mỹ
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mnuchin: Sức mạnh của USD hiện giờ đang là ''cứu cánh'' đối với các khoản nợ của nước Mỹ

Cựu Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết, USD mạnh là một lợi thế giúp Mỹ giải quyết các khoản thâm hụt tài chính lớn hiện nay. Nhưng đồng thời ông kêu gọi người thắng cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 cần phải đưa ra sáng kiến mới nhằm kiềm chế gánh nặng nợ liên bang.
Các ngân hàng chính sách Trung Quốc đang tăng cường huy động vốn bằng trái phiếu, giảm phụ thuộc vào PBOC
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Các ngân hàng chính sách Trung Quốc đang tăng cường huy động vốn bằng trái phiếu, giảm phụ thuộc vào PBOC

Thị trường trái phiếu Trung Quốc đang chứng kiến một đợt phục hồi mạnh mẽ, và các "ngân hàng chính sách" của nước này đang chuyển hướng từ việc vay vốn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sang tự huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ