Lạm phát Nhật Bản vượt kỳ vọng ngay trước thềm cuộc họp BoJ

Lạm phát Nhật Bản vượt kỳ vọng ngay trước thềm cuộc họp BoJ

08:09 22/09/2023

Lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản vượt kỳ vọng trong dữ liệu được công bố vài giờ trước quyết định chính sách của ngân hàng trung ương, đặt ra một số nghi ngờ về triển vọng giá của BoJ.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ vào thứ Sáu, giá tiêu dùng, loại trừ thực phẩm tươi sống, tăng 3.1% so với cùng kỳ năm trước, không thay đổi so với tháng trước. Giá năng lượng giảm nhưng chi phí khách sạn tăng, với đà tăng trong chi phí thực phẩm chế biến tiếp tục là yếu tố quan trọng nhất sau lạm phát. Các nhà phân tích đã dự đoán tỷ lệ này sẽ giảm xuống 3.0%.

Lạm phát loại trừ năng lượng và thực phẩm tươi sống, một chỉ số khác được theo dõi chặt chẽ bởi BoJ, tăng 4.3% YOY.


Áp lực lạm phát không thay đổi đặt ra câu hỏi về quan điểm của BoJ rằng lạm phát sẽ đạt đỉnh vào cuối năm nay và giảm xuống dưới mục tiêu 2% trong những năm tiếp theo được hay không. Ngân hàng trung ương đã dựa vào dự báo giá cả của mình để giải thích tại sao họ cần duy trì chính sách nới lỏng hiện tại.

Suy đoán về việc bình thường hóa chính sách càng sôi sục khi lạm phát ngày liên tục mạnh hơn BoJ dự kiến. Ngân hàng đã bất ngờ nâng trần lợi suất trái phiếu 10 năm vào tháng 7. Những nhận định gần đây của Thống đốc Kazuo Ueda trên báo chí địa phương cũng làm tăng thêm suy đoán về việc bình thường hóa chính sách.

Tuy nhiên, những người theo dõi không kỳ vọng sẽ có thay đổi chính sách trong ngày hôm nay. Ngân hàng trung ương đang theo dõi dữ liệu để xem lạm phát có đang đi theo một con đường bền vững kèm theo tăng trưởng lương hay không.

Nhà kinh tế Yuichi Kodama tại Viện nghiên cứu Meiji Yasuda cho biết: “Giá thực phẩm là một yếu tố quan trọng vì chúng tiếp tục tăng lâu hơn chúng tôi dự kiến. Nhưng nhìn về phía trước, tốc độ tăng giá có thể sẽ tiếp tục chậm hơn. Chừng nào triển vọng cho thấy tốc độ tăng giá chậm lại, Boj có thể sẽ tiếp tục giữ vững lập trường rằng họ cần duy trì chính sách nới lỏng hiện tại.”

Lạm phát hiện tại, ban đầu được thúc đẩy bởi việc tăng chi phí nhập khẩu vật liệu, năng lượng và thực phẩm, đã gây áp lực khiến các công ty chuyển gánh nặng chi phí lên người tiêu dùng và tăng lương cho công nhân. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này chưa hoàn chỉnh, vì tăng trưởng lương vẫn chậm hơn so với lạm phát, tác động đến khả năng tiêu dùng của người dân.

Hiện nay, giá dầu đang tăng cao và JPY suy yếu đang gây những biến động không lường trước đối với lạm phát, vì cả hai yếu tố này đẩy cao giá trị nhập khẩu và ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Theo một báo cáo của Teikoku Databank, dự kiến hơn 6,600 mặt hàng thực phẩm sẽ tăng giá trong tháng 9 và tháng 10. JPY cũng yếu hơn so với cách đây 1 năm, khiến các cơ quan chính phủ phải can thiệp vào thị trường để ổn định đồng tiền.

"Tuy BoJ có thể nói rằng có nhiều sự không chắc chắn về triển vọng giá, nhưng không có nghi ngờ gì về xu hướng cơ bản mạnh mẽ ở thời điểm này," Taro Saito, Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế tại Viện Nghiên cứu NLI, nói. "Tôi không nghĩ Ngân hàng Nhật Bản sẽ thắt chặt chính sách ngày hôm nay, nhưng họ có thể thực hiện một số biện pháp nhỏ để giảm áp lực làm suy yếu đồng yên."

Nhằm hạn chế những khó khăn của lạm phát, chính phủ đã gia hạn chính sách hỗ trợ xăng dầu đến cuối năm và đang chuẩn bị một gói biện pháp kinh tế mới. Các chỉ báo gần đây cho thấy tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đang giảm từ quý II khi các công ty và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.

Thủ tướng Fumio Kishida cho biết trong chuyến thăm New York vào thứ Năm rằng ông sẽ công bố tổng quan về các biện pháp kinh tế mới trong tuần tới nhằm giúp các hộ gia đình đối phó với lạm phát và thúc đẩy đà tăng lương. Ông cảnh báo rằng tình hình kinh tế của Nhật Bản vẫn chưa ổn định. Trong một dấu hiệu cho thấy sự thất vọng gia tăng, ông cũng nói với các phóng viên rằng Nhật Bản sẽ hành động chống lại biến động quá mức của JPY.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc giảm trong tháng 3, làm dấy lên nghi ngờ về sự phục hồi kinh tế
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc giảm trong tháng 3, làm dấy lên nghi ngờ về sự phục hồi kinh tế

Dữ liệu chính thức được công bố hôm thứ Bảy cho thấy lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc giảm trong tháng 3 và ghi nhận mức tăng trong quý chậm lại so với hai tháng đầu năm, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
Đồng Yên lao dốc: Liệu Nhật Bản có hành động?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Yên lao dốc: Liệu Nhật Bản có hành động?

Đồng Yên Nhật đã giảm mạnh vượt qua mức được coi là giới hạn của Nhật Bản và với tốc độ khiến các nhà giao dịch đặt câu hỏi liệu chính phủ có bắt đầu mua đồng Yên để hỗ trợ đồng tiền của mình hay không - và tại sao họ chưa làm như vậy.
Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng

Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu, khi các nhà đầu tư chú ý đến nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể mạnh hơn so với dữ liệu quý 1 được công bố, cùng với lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ