Không cần lo ngại về nợ công của Mỹ bởi 8 sự thật sau đây

Không cần lo ngại về nợ công của Mỹ bởi 8 sự thật sau đây

Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

20:52 30/01/2024

Quan điểm của truyền thông và nhiều quan chức chính phủ rằng mức nợ công hiện tại của Mỹ là một thảm họa đang rình rập. Nhiều người thậm chí còn ngày mà chính phủ Mỹ sụp đổ trước gánh nặng nợ nần đang đến. Khoản nợ của chính phủ Mỹ đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây với mức tăng hơn 20 nghìn tỷ USD trong 14 năm qua. Hiện nay, nợ công Mỹ đã vượt quá 34 nghìn tỷ USD, tương đương với 122% GDP quốc gia. Câu hỏi đặt ra là công dân Mỹ có nên lo lắng về việc này? Các nhà đầu tư liệu có đang phải chịu rủi ro? Sự thật có thể làm bạn bất ngờ. Dưới đây là 8 sự thật về khoản nợ công của Mỹ.

1. Những khoản thâm hụt ngân sách lớn thường xuất phát từ các cuộc suy thoái và khủng hoảng.

Trong hầu hết các năm và dưới hầu hết các chính quyền, chính phủ Mỹ gần như luôn chi tiêu mạnh hơn số tiền thu được từ các khoản thuế và điều này dẫn đến việc thâm hụt ngân sách. Những khoản thâm hụt này có xu hướng tăng mạnh sau các cuộc suy thoái và khủng hoảng. Đó là khi nguồn thu từ thuế giảm nhưng cùng lúc đó chính phủ phải đẩy mạnh chi tiêu để ổn định nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và đại dịch năm 2020 đã dẫn đến những khoản thâm hụt khá lớn, sau đó giảm dần khi tình hình khủng hoảng lắng xuống. Có thể nói rằng việc chính phủ Mỹ vay tiền và hỗ trợ người dân của mình trong các cuộc khủng hoảng đã giúp ngăn cản các suy thoái kinh tế trở nên trầm trọng và kéo dài hơn.

2. Mức độ lo lắng có thể phụ thuộc vào những số liệu nào được sử dụng

Khoản nợ trị giá hơn 34 nghìn tỷ USD của Mỹ đang lớn hơn GDP danh nghĩa của quốc gia này. Nhưng liệu tổng giá trị sản xuất mỗi năm (GDP) có phải là thước đo phù hợp để đánh giá tính bền vững của những khoản nợ công của Mỹ hay không? Mỹ là một cường quốc rất giàu có. Tổng giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình ở Mỹ là hơn 150 nghìn tỷ USD, gần gấp 5 lần số nợ của quốc gia. Từ góc độ đó, mức nợ có về không đáng lo ngại. Đó có thể là một lý do giải thích tại sao quốc gia này thường được xem là đủ khả năng chi trả cho khoản nợ.

3. Mỹ không phải một nguy cơ tín dụng xấu

Chính phủ liên bang Mỹ nắm giữ nhiều tài sản hơn rất nhiều so với nhận thức của nhiều người với giá trị tài sản hơn 200 nghìn tỷ USD và khoản nợ phải trả là 34 nghìn tỷ USD. Việc đo lường nợ so với tổng tài sản đã cho chúng ta thấy bức tranh khác về khả năng thanh toán nợ của Mỹ thay vì đo lường dưới dạng phần trăm GDP, vốn chủ yếu là mức đo thu nhập. Nếu tất cả các đất đai, tòa nhà và tài nguyên thiên nhiên của Mỹ được gộp lại, quốc gia này có thể có tổng tài sản hơn 200 nghìn tỷ. Mặc dù không phải tất cả đều có tính thanh khoản cao nhưng chắc chắn nó giúp chúng ta hình dung khả năng trả nợ của nước Mỹ tốt hơn nhiều so với mọi người lầm tưởng.

4. Luôn có những người tin tưởng cho chính phủ Mỹ vay

VÌ Trái phiếu chính phủ Mỹ là một trong những tài sản an toàn và thanh khoản bậc nhất trên thế giới, nên thật khó có khả năng các nhà đầu tư quay lưng với công cụ nợ này của Mỹ. Chính phủ liên bang hiện đang là cơ quan cho Mỹ vay nợ nhiều nhất với việc sở hữu trên 20% khoản nợ. Tuy nhiên, vì đây dường như khoản tiền mà chính phủ nợ chính mình nên nó không ảnh hưởng nhiều đến tài chính chung của chính phủ Mỹ. Hơn 40% khoản nợ của quốc gia này thuộc sở hữu bởi những người gửi tiết kiệm, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ và các tổ chức tài chính. Những cá nhân và tổ chức này nắm giữ trái phiếu chính phủ để an toàn hay vì lợi suất hoặc lý do pháp lý. Và sự thật là hơn 20% số nợ của Mỹ được nắm giữ bởi các tổ chức nước ngoài và không tập trung ở một quốc gia cụ thể nào. Các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất bao gồm Nhật Bản và Vương Quốc Anh, những nơi mà lợi suất trái phiếu chính phủ thường thấp hơn so với Mỹ.

5.Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nợ Mỹ đã giảm mà không kéo theo các sự cố

Trung Quốc là chủ nợ nước ngoài lớn thứ hai của Mỹ nhưng các nhà đầu tư có nên lo ngại trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng? Chắc là không. Có quan điểm cho rằng Trung Quốc có thể biến nợ Mỹ thành vũ khí bằng cách nhanh chóng bán các khoản trái phiếu Mỹ gây ra sự bất ổn tài chính và làm tăng giá vay. Nguy cơ này dường như không có cơ sở vì Trung Quốc đã giảm vị thế nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ trong nhiều năm mà không làm gián đoạn thị trường nợ của quốc gia này.

6. Lãi suất cao hơn chỉ là vấn đề khi tăng trưởng kinh tế yếu kém

Mỹ phát hành nợ vì nhiều lý do khác nhau và trên lý thuyết thì khoản tiền này sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả bởi chính phủ. Chi phí lãi vay (%) là chi phí của khoản vay này và về mặt khái niệm thì tăng trưởng GDP (%) thể hiện cho “tỷ suất lợi nhuận” của chính phủ. Miễn là tỷ suất lợi nhuận (tăng trưởng kinh tế) cao hơn chi phí đi vay (chi phí lãi vay), Mỹ có thể thanh toán hết khoản nợ còn lại của mình. Và hiện nay, tăng trưởng đang cao hơn chi phí lãi vay

7. Không còn nhiều lo ngại về nhân khẩu học mặc dù thế hệ baby boomers (thế hệ người sinh ra trong khoảng 1946 đến 1964) đang dần bước sang tuổi 65

Những người thuộc thế hệ baby boomers, một trong những nhóm nhân khẩu học lớn nhất ở Mỹ đang già đi. Việc này được cho là sẽ gây ra áp lực tài chính cho Mỹ thông qua việc chi phí y tế gia tăng. Tuy nhiên, rủi ro này đã không thành hiện thực. Mặc dù phần lớn thế hệ baby boomers đã đến tuổi nghỉ hưu, chi tiêu cho chương trình Medicare (bảo hiểm sức khỏe cho người 65 tuổi trở lên) đã thấp hơn nhiều so với dự kiến.

8. Hệ thống An sinh Xã hội sẽ không thể rơi vào tình trạng mất thanh khoản

Đúng là quỹ ủy thác An sinh Xã hội dự kiến sẽ cạn kiệt sau 10 năm nữa. Tuy nhiên, đó không phải là phá sản mặc cho những người bi quan có thể nói khác. Khi nguồn ngân sách này cạn kiệt, An sinh Xã hội sẽ thanh toán dựa trên số tiền thu được từ doanh thu thuế. Lợi nhuận của quỹ ủy thác sẽ không còn khả dụng để chi trả phúc lợi. Do các khoản thanh toán sau đó sẽ chỉ dựa trên doanh thu thuế, những người về hưu sẽ được có khả năng sẽ bị thanh toán ít hơn toàn bộ phúc lợi của họ. Tuy nhiên, các chính trị gia luôn có thể điều chỉnh chương trình (ví dụ như tăng tuổi nghỉ hưu hoặc tăng mức chịu thuế tối đa) để tránh việc những người nghỉ hưu nhận được ít hơn những gì họ mong đợi.

Seeking Alpha

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những ảnh hưởng của cuộc họp FOMC vừa qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những ảnh hưởng của cuộc họp FOMC vừa qua

Fed đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất trong cuộc họp FOMC vừa qua, đúng như những kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, thị trường vẫn phản ứng khá mạnh trong ngày công bố thông tin này. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về những quyết định gần đây của Fed.
Báo cáo của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử

Tuần trước, Bitcoin đóng cửa tuần trong sắc đỏ khi những lo ngại về lạm phát đình trệ gia tăng ở Mỹ. Trong một diễn biến khác, Consensys đã kiện SEC, Venezuela đã chọn USDT để thanh toán dầu nhằm tránh các biện pháp trừng phạt và chính quyền Hoa Kỳ đã bắt giữ những người đồng sáng lập một dịch vụ trộn tiền điện tử. Tuần này chúng ta tìm hiểu xung quanh việc thị phần đang giảm của Tether, dòng tiền chảy ra khỏi ETH gia tăng, mô hình giao dịch phái sinh tại APAC và các stablecoin đang được thế chấp với EUR.
Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".

Chip và chất bán dẫn đang được chú ý hơn bao giờ hết trong bối cảnh kỉnh tế hiện này. Hoa Kỳ đã chi hơn một nửa khoản tiền hỗ trợ mở rộng sản xuất chip theo chương trình Chip Act để trở nên linh hoạt hơn với các cú sốc nguồn cung. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ