IMF: Nga có khả năng vỡ nợ

IMF: Nga có khả năng vỡ nợ

20:00 11/03/2022

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng Nga có thể mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ. Điều này là do nền kinh tế của nước này rơi vào một cuộc suy thoái sâu do ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt liên quan đến việc Nga tấn công Ukraine.

Một vụ vỡ nợ cấp quốc gia của Nga không còn là “sự kiện không thể xảy ra”, Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva, cho biết trong ngày 10/03. “Không phải là vì Nga không có tiền, mà là vì không thể sử dụng số tiền mà họ có”.

Bà nói thêm rằng các biện pháp trừng phạt chưa từng có tiền lệ mà phương Tây nhằm vào Nga sẽ khiến Moscow khó chuyển đổi tài sản dự trữ tại IMF – tức quyền rút vốn đặc biệt (SDR) – thành tiền.

Trước đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings nói rằng một vụ vỡ nợ trái phiếu Nga “sắp xảy ra” khi nước này hứng chịu quá nhiều biện pháp trừng phạt. Giáo dịch các hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (CDS) đối với trái phiếu Nga đã tăng vọt trong thời gian gần đây và phản ánh xác suất 71% xảy ra một vụ vỡ nợ của Nga trong vòng 1 năm và 81% trong vòng 5 năm.

Nhà đầu tư và các trader đang chờ xem liệu thị trường CDS có ổn định trở lại hay không nếu Nga thanh toán các khoản nợ nước ngoài bằng đồng Rúp. Tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin ký một sắc lệnh cho phép Chính phủ và các công ty Nga thanh toán nợ bằng đồng Rúp.

Vào ngày 16/03, Nga phải trả 117 triệu USD tiền lãi trái phiếu phát hành bằng đồng USD đến hạn. Nếu Nga trả số nợ này bằng đồng Rúp thì hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ có thể sẽ được thực hiện.

Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thiệt hại mà chiến dịch quân sự của Nga gây ra cho Ukraine cũng như chi phí để tái thiết nước này sau cuộc chiến. IMF cần chờ cho tới khi xung đột kết thúc để đưa ra đánh giá, nhưng bà Georgieva quả quyết thiệt hại sẽ rất lớn.

Ngày 10/3, ông Oleg Ustenko, Trưởng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, nói rằng cuộc tấn công của Nga đã hủy hoại 100 tỷ USD tài sản và cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Trước đó, IMF cũng công bố một gói hỗ trợ tài chính khẩn cấp 1.4 tỷ USD cho Ukraine. Bà Georgieva nói rằng gói hỗ trợ này sẽ được sử dụng để giúp Chính phủ Ukraine trả lương, thanh toán lương hưu và trang trải các dịch vụ cơ bản khác.

“Suy thoái sâu”

Nga đang dần dần bước vào “cuộc suy thoái sâu”, với đà giảm của đồng Rúp thúc đẩy lạm phát và làm giảm sức mua của người dân Nga, vị chuyên gia tại IMF cho biết

Bà nói thêm mặc các thành viên của IMF cực kỳ lo ngại về cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng hiện tại các thành viên không bàn về chuyện tạm ngừng tư cách thành viên của Nga tại IMF. Theo bà, Nga chỉ bị loại khỏi IMF nếu vi phạm các nghĩa vụ quy định trong các điều khoản thoả thuận của IMF, mà cho tới thời điểm hiện tại, Nga vẫn hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ đó.

Bà Georgieva cho biết IMF có thể cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 khi cập nhật báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEF) trước khi diễn ra cuộc họp mùa xuân thường niên tới đây. Trong tháng 1/2022, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 còn 4.4%, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bước sang năm thứ ba. Nguyên nhân đằng sau là triển vọng kinh tế Mỹ và Trung Quốc suy yếu trong khi lạm phát leo thang.

Xung đột vũ trang Nga-Ukraine có ảnh hưởng lan rộng ra toàn cầu, bao gồm thông qua đẩy giá hàng hoá cơ bản như lúa mì, bắp ngô, kim loại và phân bón lên cao hơn. Đồng thời, lạm phát cũng tác động đến thu nhập thực tế, bà Georgieva cho biết. Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với những gia đình đang sống trong cảnh nghèo đói, vì chi phí cho thực phẩm và năng lượng chiếm một tỷ trọng cao hơn trong thu nhập của họ.

Đà tăng từ giá dầu và khí đốt có thể sẽ khiến cho các điều kiện tài chính trở nên thắt chặt nhanh hơn và mạnh hơn so với dự báo. Tình hình như vậy sẽ gây ra nhiều thách thức thực sự đối với các thị trường mới nổi, vị chuyên gia tại IMF nhận định.

Link gốc tại đây.

Theo Vietstock

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Báo cáo biến động Vàng hàng tuần
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Báo cáo biến động Vàng hàng tuần

Giá trị hợp đồng tương lai vàng khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn mức trung bình trong 9 ngày gần nhất theo đường SMA, điều này cho thấy xu hướng giảm giá trong ngắn hạn. Thị trường đóng cửa dưới mức chỉ báo động lực biến đổi giá hàng tuần càng làm xu hướng này trở nên rõ nét hơn. Nhà giao dịch được khuyến nghị rằng nên chốt lời tại mức 2314-2253 USD trong ngắn hạn và chờ tín hiệu thay đổi trong dài hạn.
Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ