Goldman Sachs: Giữ nguyên quan điểm giá vàng sẽ tăng lên $2.300/oz trong năm 2021

Goldman Sachs: Giữ nguyên quan điểm giá vàng sẽ tăng lên $2.300/oz trong năm 2021

14:57 20/11/2020

Các nhà phân tích hàng hóa của Goldman Sachs, Jeffrey Currie và Mikhail Sprogis nói rằng vẫn có một "kịch bản tăng mạnh mẽ dành cho Vàng" trong báo cáo mới nhất của mình.

Gã khổng lồ trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư của Mỹ duy trì dự báo giá vàng sẽ đạt mốc $2.300/oz trong năm 2021.

"Theo quan điểm của chúng tôi, xu hướng tăng giá của vàng vẫn chưa kết thúc và sẽ tiếp tục vào năm tới khi kỳ vọng lạm phát tăng cao hơn, USD suy yếu và nhu cầu đối với các đồng tiền trong khu vực mới nổi tiếp tục phục hồi.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, kim loại quý này khó có thể tạo ra được một động lực tăng hay giảm mạnh mẽ.

Theo dự báo từ các nhà kinh tế học của chúng tôi, lợi suất thực ngắn hạn của Hoa Kỳ sẽ ở mức trung bình -2.1% trong 5 năm tới. Lợi suất trái phiếu được bảo vệ khỏi lạm phát (TIPS) kỳ hạn 5 năm hiện là -1.2%, điều này cho thấy còn nhiều dư địa giảm.

Chúng tôi tin rằng phần lớn các giao dịch mua Vàng diễn ra trong năm nay được thực hiện bởi các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến sức mua thực tế của đồng USD so với việc thua lỗ trong danh mục đầu tư chứng khoán của họ.

Nhu cầu vàng của Trung Quốc và Ấn Độ đã có dấu hiệu bình thường trở lại. Cùng với đó là chiến thắng trong cuộc bầu cử của Biden và tin tức về Vaccine sẽ tiếp tục thúc đẩy cho các đồng tiền của khu vực mới nổi tăng cao hơn do rủi ro về thuế quan thấp hơn sẽ hỗ trợ cho sức mua của chúng."

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Đồng USD dao động trong bối cảnh giới đầu tư chờ báo cáo việc làm Mỹ tháng 6 và đánh giá tác động từ thỏa thuận thương mại với Việt Nam, diễn ra trước hạn chót thuế quan ngày 9/7. Đồng bảng Anh và euro biến động nhẹ, trong khi kỳ vọng về chính sách lãi suất của Fed tiếp tục điều chỉnh theo dữ liệu kinh tế mới nhất.
Quỹ phòng hộ khởi sắc trong tháng 6 giữa làn sóng tăng giá cổ phiếu và sự phân hóa chiến lược

Quỹ phòng hộ khởi sắc trong tháng 6 giữa làn sóng tăng giá cổ phiếu và sự phân hóa chiến lược

Lợi nhuận các quỹ phòng hộ tăng mạnh trong tháng 6 khi thị trường chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, giúp nhiều chiến lược đầu tư truyền thống và đa dạng hóa ghi nhận kết quả tích cực. Tuy nhiên, các quỹ giao dịch theo hệ thống lần đầu sụt giảm sau 8 tháng, do thua lỗ từ cổ phiếu tiêu dùng không thiết yếu và áp lực từ các vị thế bán khống chật chội.
Đóng cửa phiên Mỹ: Thị trường “mừng rỡ” trước dữ liệu lao động yếu - Cắt giảm lãi suất đang đến gần?

Đóng cửa phiên Mỹ: Thị trường “mừng rỡ” trước dữ liệu lao động yếu - Cắt giảm lãi suất đang đến gần?

Tất cả sự chú ý giờ đây đổ dồn vào báo cáo việc làm phi nông nghiệp (NFP). Chỉ số S&P hôm nay lập đỉnh mới, phản ứng đúng với mô-típ quen thuộc: "tin xấu là tin tốt". Báo cáo việc làm tư nhân từ ADP yếu kém đến mức không thể chối cãi, kéo Chỉ số Bất ngờ Kinh tế Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Nhưng thị trường dường như không hề nao núng—ngược lại, tâm lý kỳ vọng Fed sẽ sớm nới lỏng chính sách đã thúc đẩy đà tăng.
Phố Wall biến động: Cổ phiếu công nghệ suy yếu, nhà đầu tư thận trọng trước chính sách và dữ liệu kinh tế

Phố Wall biến động: Cổ phiếu công nghệ suy yếu, nhà đầu tư thận trọng trước chính sách và dữ liệu kinh tế

Nasdaq và S&P 500 giảm nhẹ do áp lực chốt lời ở nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn sau giai đoạn tăng mạnh, trong khi Dow Jones được hỗ trợ nhờ dòng tiền vào các lĩnh vực nhạy cảm với chu kỳ kinh tế. Tâm lý thị trường bị chi phối bởi những đánh giá trái chiều về hiệu ứng của gói thuế chi tiêu mới, căng thẳng chính trị và kỳ vọng chính sách lãi suất từ Fed. Giới đầu tư đang theo dõi sát báo cáo việc làm sắp tới để định hình triển vọng chính sách tiền tệ.
Dự luật gây tranh cãi của Trump: Gánh nặng mới cho nền kinh tế Mỹ

Dự luật gây tranh cãi của Trump: Gánh nặng mới cho nền kinh tế Mỹ

Các thị trường ở châu Á mở cửa với một mắt hướng về Tokyo và mắt còn lại nhìn về Washington, nơi dự luật được gọi là 'Dự luật Lớn, Đẹp' của Trump đã vượt qua Thượng viện—nhưng không tránh khỏi việc để lại một loạt vết thương và phản ứng trái chiều.
Lo ngại USD suy yếu, giới đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ phòng ngừa rủi ro với chứng khoán Mỹ

Lo ngại USD suy yếu, giới đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ phòng ngừa rủi ro với chứng khoán Mỹ

Trước nguy cơ đồng đô la tiếp tục suy yếu và mất dần vai trò cân bằng trong danh mục đầu tư, các nhà quản lý tài sản quốc tế đang chủ động gia tăng tỷ lệ phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với cổ phiếu Mỹ. Sự thay đổi này phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng về bất ổn chính sách tại Mỹ và tác động lan tỏa của biến động tiền tệ lên hiệu suất đầu tư toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ