Gọi tên thị trường đầu tư tư nhân - Cú đổ vỡ tiếp theo sau Khủng hoảng 2008?

Gọi tên thị trường đầu tư tư nhân - Cú đổ vỡ tiếp theo sau Khủng hoảng 2008?

Trần Minh Khoa

Trần Minh Khoa

Junior Analyst

22:06 17/08/2022

Thị trường tư nhân có thể sẽ là yếu tố kích hoạt cho cuộc khủng hoảng kinh tế sắp tới.

Cũng giống như cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra vào năm 2008 khi các khoản thế chấp dưới chuẩn là tâm điểm của, một cuộc khủng hoảng khác có thể đang đến gần hơn với sự bùng nổ của thị trường giao dịch riêng tư.

Với sự tự tin của mình, các nhà đầu tư cá nhân đã rót tới khoảng 9.8 nghìn tỷ đô la vào các quỹ chưa niêm yết, tổ chức tín dụng tư nhân và vốn đầu tư mạo hiểm. Bên cạnh những vấn đề cố hữu như việc định giá quá cao, các giả định quá lạc quan và tỷ lệ vay nợ lớn, xu hướng này còn tiềm ẩn nhiều lo ngại khác.

Thứ nhất, khi mà các khoản đầu tư riêng tư vốn dĩ có tính thanh khoản thấp, thì việc xử lý lỗ của các nhà đầu tư trở nên rất khó để thực hiện. Việc kiếm tiền, chủ yếu dựa vào các đợt chào bán công khai ban đầu và giao dịch công khai, trở nên khó khăn hơn.

Đối với các khoản đầu tư được thực hiện thông qua các quỹ, có thể sẽ xuất hiện một sự không khớp giữa quyền mua lại của các nhà đầu tư cuối cùng và khả năng tất toán tài sản cơ sở. Trong các tình huống như vậy, các nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro buộc phải thanh lý khoản đầu tư của mình hoặc mắc kẹt bởi các hạn chế về rút vốn và làm gia tăng chi phí cơ hội.

Thứ hai, khi có rất ít dữ liệu giá để tham khảo sẽ khiến cho việc định giá bị thiếu minh bạch. Điều này thường sẽ dẫn tới các báo cáo sai lệch về giá trị của các quỹ hoặc các khoản đầu tư. Các mô hình định giá vốn cổ phần chưa niêm yết thường được dựa trên các công ty giao dịch có thể so sánh được và các vòng gọi vốn. Giá trị này có thể sẽ khác xa so với giá thị trường. Chẳng hạn như là sau khi được định giá vào năm 2021 là 46 tỷ đô la, thì Klarna đã được định giá ở mức 6,7 tỷ đô la ở vòng tài trợ 800 triệu đô la vào năm 2022 (giảm 85%). Các đợt phát hành công khai lần đầu đáng thất vọng của Uber và WeWork cũng là những ví dụ không hề hiếm về sự chênh lệch giữa giá định giá và giá trị thực tế của công ty tư nhân.

Đầu tư bất động sản và cơ sở hạ tầng tư nhân thường được so sánh giống như đầu tư trái phiếu có đòn bẩy. Chúng rất nhạy cảm với sự không chắc chắn của doanh thu - một thứ càng trở nên khó đoán trong khoảng thời gian gần đây, các chi phí tài trợ và các quyền chọn đính kèm phức tạp thường được đính kèm với các khoản đầu tư.

Các cách tiếp cận chủ quan và sự khó xác minh của các thông số đầu vào cũng gây ra sự biến động lớn trong việc định giá các khoản đầu tư tư nhân. Giá trị thu được từ các giao dịch giữa các quỹ hoặc giao dịch với những người quản lý tài sản khác bị ảnh hưởng bởi xung đột lợi ích, khi mà thù lao của người quản lý dựa trên giá trị và hiệu quả đầu tư. Hơn nữa, việc định giá không thường xuyên sẽ dẫn tới giá trị công ty không theo kịp các điều kiện không ngừng thay đổi của thị trường. Do đó, đây là yếu tố quyết định lãi hay lỗ cho các nhà đầu tư mua vào hoặc rút tiền từ quỹ.

Thứ ba, sự khác biệt giữa nguồn vốn bây giờ và khi trước đã làm ảnh hưởng đến độ an toàn của các khoản đầu tư tư nhân. Vốn cổ phần tư nhân trước đây đã luôn tập trung vào các khoản đầu tư có thời gian nắm giữ dài, tài trợ phần lớn bởi tiền đi vay vào các ngành truyền thống được định giá thấp, dòng tiền mạnh, rủi ro hoạt động thấp và có tiềm năng cải thiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên hiện tại, ngoài đòn bẩy tài chính thì các tiêu chí khác đều đã có sự thay đổi.

Cùng với sự dịch chuyển của các ngành truyền thống, các giao dịch hiện nay không được bảo đảm bằng tài sản vật lý như bất động sản, nhà máy hoặc các thiết bị mà thay vào đó là các tài sản trí tuệ như nền tảng internet hoặc phần mềm.

Các tài sản trí tuệ này sẽ khó để định giá hơn và nó chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi các chu kỳ kinh tế. Ngoài ra thì giá trị thu hồi tài sản trong các điều kiện sắp phá sản cũng sẽ khó để tính toán hơn. Hơn nữa, những hạn chế của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nhiều giao dịch cũng làm gia tăng rủi ro.

Thứ tư, đối với các doanh nghiệp kinh doanh không có lợi nhuận hoặc có dòng tiền âm thì rất khó huy động nguồn vốn cần thiết để vận hành. Các khoản đầu tư tư nhân khác, thường được tài trợ bởi các khoản vay lớn sẽ phải đối mặt với rủi ro tái cấp vốn. Tất cả điều này đều dễ bị tổn thương nếu thị trường bị gián đoạn trong thời gian dài.

Vấn đề cuối cùng là thị trường tư nhân có rất nhiều tầng rủi ro phức tạp. Sau năm 2008, khi các khoản nợ được chứng khoán hóa và các cấu trúc ngoài bảng cân đối khiến làm trầm trọng hơn các cú sốc, một hệ thống ngầm các ngân hàng nằm ngoài các tổ chức cho vay truyền thống đã tập hợp lại.

Ngày nay, các khoản đầu tư thường được thực hiện qua các loại quỹ, một số từ các khoản vay ngân hàng hoặc các tổ chức tư nhân. Việc chứng khoán hóa các khoản vay vốn cổ phần tư nhân và tín dụng phi ngân hàng vẫn đang không rõ ràng và chúng còn làm tăng đòn bẩy trong hệ thống. Giá trị tài sản giảm ở bất kỳ đâu đều có thể tạo ra sự bất ổn mang tính cấu trúc trong hệ thống tài chính.

Một giai đoạn với cung tiền dồi dào, lãi suất thấp và biến động thấp của thị trường đã khuyến khích các nhà đầu tư chủ quan với những rủi ro đối với khoản đầu tư của mình. Việc đổ xô vào tài sản tư nhân này đã được dự đoán từ trước dựa trên sự dồi dào của nguồn vốn rẻ. Và một lần nữa các nhà đầu tư có thể lại tiếp tục tìm thấy một cách mới để mất tiền vào những khoản đầu tư của mình.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ