Góc nhìn chuyên sâu về Nonfarm Payroll: Báo cáo việc làm ở Hoa Kỳ có thể tăng lên trông thấy sau hai tháng gây thất vọng!

Góc nhìn chuyên sâu về Nonfarm Payroll: Báo cáo việc làm ở Hoa Kỳ có thể tăng lên trông thấy sau hai tháng gây thất vọng!

17:46 02/07/2021

Báo cáo việc làm tháng 6 tối nay của Hoa Kỳ sẽ báo hiệu liệu các nhà tuyển dụng Mỹ có thành công hơn khi lấp đầy số lượng vị trí tuyển dụng sau hai tháng đáng thất vọng hay không.

Báo cáo việc làm ở Hoa Kỳ có thể tăng lên trông thấy sau hai tháng gây thất vọng!
Báo cáo việc làm ở Hoa Kỳ có thể tăng lên trông thấy sau hai tháng gây thất vọng!
  • Bảng lương tháng 6 dự kiến tăng hơn 700,000 việc làm
  • Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp; cơ hội việc làm ở mức kỷ lục

Dự báo việc làm sẽ tăng thêm 711,000 biên chế trong tháng, dựa trên ước tính trung bình trong một cuộc khảo sát của Bloomberg. Mặc dù đây có thể sẽ là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3, giới đầu tư vẫn cần thận trọng vì dự báo cho cả tháng 4 và tháng 5 đều chênh lệch nhiều so với con số thực tế.

Trong khi Mỹ đã khôi phục được khoảng 14.7 triệu việc làm bị mất trong thời kỳ đại dịch, biên chế vẫn thấp hơn 7.5 triệu so với mức trước đại dịch. Bởi vì sự phục hồi hoàn toàn của thị trường lao động còn một chặng đường dài phía trước, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang đang duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng.

Trong phiên điều trần trước quốc hội vào tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng sự cải thiện việc làm rất nhanh chóng của thời kỳ phục hồi sớm đã qua và quá trình tìm kiếm việc làm giai đoạn hiện nay “tốn nhiều công sức và thời gian hơn”.

Các biểu đồ sau đây mô tả tình trạng thị trường việc làm trong báo cáo hôm thứ Sáu của Bộ Lao động:

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động - số lượng người Mỹ đang làm việc hoặc đang tìm việc – đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm.

Một số yếu tố bao gồm trợ cấp thất nghiệp được tăng lên, trách nhiệm chăm sóc trẻ em và các mối quan tâm về sức khỏe có thể khiến mọi người không quay trở lại lực lượng lao động trong thời gian ngắn. Tỷ lệ nghỉ hưu cũng tăng trong đại dịch, điều này có thể ngụ ý rằng sự tham gia vào thị trường lao động vẫn ở dưới mức trước đại dịch trong một thời gian.

Bất kỳ sự gia tăng nào về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động sẽ là một dấu hiệu đáng hoan nghênh cho thấy một thị trường lao động đang mạnh lên.

 

Tăng trưởng việc làm chậm hơn dự kiến trong những tháng gần đây không phải là do thiếu nhu cầu. Cơ hội việc làm đang ở mức cao kỷ lục và các nhà tuyển dụng trong các ngành công nghiệp đã nói rằng việc tìm kiếm lao động có trình độ cao đang rất khó.

Hơn một nửa số bang của Hoa Kỳ đã công bố kế hoạch chấm dứt các chương trình thất nghiệp liên bang tăng cường trước khi chúng chính thức hết hạn vào tháng 9, điều này có thể khiến nhiều người tìm việc và được thuê mướn hơn vào tháng 6.

 

Ngành công nghiệp khách sạn và giải trí đã trải qua một số mức tăng việc làm có ý nghĩa nhất trong những tháng gần đây. Các bang bao gồm California và New York đã dỡ bỏ tất cả các hạn chế liên quan đến đại dịch vào tháng 6, chính quyền bang có thể đã cho phép tuyển dụng nhiều hơn tại các nhà hàng, quán bar và địa điểm giải trí trong tháng.

Báo cáo hôm thứ Sáu cũng có thể phản ánh sự thay đổi về nhu cầu khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Ví dụ, việc làm tại các cửa hàng tạp hóa giảm trong tháng thứ ba khi nhiều người quay lại ăn tối ở nhà hàng hơn là nấu ăn ở nhà.

 

Nhiều doanh nghiệp - bao gồm cả các nhà tuyển dụng lớn như McDonald's, Amazon.com và Bank of America - đã tăng lương trong những tháng gần đây để thu hút lượng lao động.

Tính đến tháng 5, tăng trưởng tiền lương trên cơ sở ba tháng tính so với cùng kỳ năm trước ở bảy trong số chín lĩnh vực đã vượt quá mức tăng lương theo giờ nói chung của Hoa Kỳ. Một bất ngờ tăng lên trong tăng trưởng tiền lương của người lao động trong tháng 6 có thể đổ thêm dầu vào cuộc tranh luận đang diễn ra về việc liệu áp lực lạm phát gần đây chỉ là nhất thời - hay sẽ là dai dẳng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ