"Giải mã" thước đo lạm phát kỳ vọng là nhiệm vụ tối quan trọng của Fed hiện tại

"Giải mã" thước đo lạm phát kỳ vọng là nhiệm vụ tối quan trọng của Fed hiện tại

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

17:51 12/10/2020

Để có thể đưa tỷ lệ lạm phát trở lại mức mục tiêu, Fed trước hết cần phải thuyết phục thị trường tin rằng giá cả sẽ tăng trở lại trong tương lai

Có một vấn đề lớn hiện tại đó là các chỉ báo đo lường lạm phát kỳ vọng dài hạn mà thị trường dựa vào thường đưa ra những tín hiệu khá mâu thuẫn. Không ai có thể thống nhất cách sử dụng chúng một cách tối ưu nhất, và thậm chí cả Fed có vẻ như cũng không có ý định để thu hẹp phạm vi hiện tại với hơn 20 chỉ báo. Tùy vào từng loại chỉ báo, lạm phát kỳ vọng hiện tại hoàn toàn có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức mục tiêu trung bình 2% của Fed.

Kỳ vọng về việc cung tiền trong nền kinh tế tăng đột ngột đã nâng lợi suất TPCP Mỹ dài hạn tuần qua tăng lên mức đỉnh trong vòng vài tháng trở lại đây, đẩy đường cong lợi suất tới gần mức dốc nhất trong vòng 4 năm và xuất hiện những đồn đoán về kịch bản tăng lãi suất trở lại. Dù cho kỳ vọng trên đã giảm bớt trong bối cảnh đầy trúc trắc của đàm phán gói kích thích kinh tế mới, việc xuất hiện trở lại của nó là một lời nhắc nhở kịp thời đối với thị trường về yếu tố nào đang dẫn dắt kỳ vọng lạm phát lúc này.

"Fed cần phải xem xét lại tất cả các chỉ báo này", Roberto Perli, cộng sự tại Cornerstone Macro LLC và nhà cựu kinh tế học tại Fed, nhận định. "Họ đã phát triển được các mô hình tốt hơn để xác định mức kỳ vọng lạm phát của thị trường, tuy nhiên bạn không thể hoàn toàn tin tưởng vào các mô hình bởi chúng hoàn toàn có thể sai" Roberto nói.

Dù theo chiều hướng nào đi nữa, hệ thống đo lường lạm phát kỳ vọng hiện tại với các khảo sát và chỉ báo vẫn đang là trọng tâm trong chính sách tiền tệ của Fed. Các nhà điều hành NHTW tin rằng kỳ vọng của công chúng về lạm phát cuối cùng sẽ quyết định mức độ có thể nâng lãi suất trở lại của cơ quan này. Dù vậy, trái ngược với mong muốn của Fed, lạm phát kỳ vọng vẫn duy trì ở mức rất thấp trong nhiều năm qua.

"Kỳ vọng lạm phát vốn vẫn luôn rất quan trọng trong phương pháp tiếp cận của Fed, tuy nhiên khuôn khổ chính sách mới đã đặt chúng vào trung tâm hơn và mục tiêu hiện tại sẽ là giữ lạm phát kỳ vọng ở mức 2%," Brian Sack, giám đốc vĩ mô toàn cầu tại D.E. Shaw & Co. và cựu trưởng nhóm thị trường tại Fed New York, nhận định. "Điều đó khiến cho các phương pháp đo lường lạm phát kỳ vọng trở nên càng quan trọng hơn". Câu hỏi tiếp theo đó là bắt đầu thực hiện điều này như thế nào?

Một số chỉ báo thông dụng nhất

Chỉ báo để đo lượng lạm phát kỳ vọng được biết tới rộng rãi nhất có lẽ là mức chênh lệch giữa lợi suất giữa TPCP và TPCP chống lạm phát (TIPS). Chênh lệch trên phản ánh mức lạm phát trung bình mà tại đó mức lợi tức nhận được từ 2 loại tài sản là tương đương trong suốt kỳ hạn. Chênh lệch lợi suất kỳ hạn 10 năm hiện đang ở mức 1.73%, được cải thiện từ mức thấp nhất trong 11 năm là 0.47% vào tháng 3. Mức chênh lệch này chưa từng được giữ ổn định trên mức 2% kể từ năm 2018.

Diễn biến chênh lệch lợi suất TPCP và TPCP chống lạm phát (TIPS)

Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng những con số trên không hoàn toàn có ý nghĩa về mặt danh nghĩa. Mức thanh khoản tương đối kém của TPCP chống lạm phát có thể khiến giá ở mức thấp, trong khi đó những lo ngại của các nhà đầu tư về sự không chắc chắn của lạm phát cũng có thể sẽ gây áp lực lên mức chênh lệch lợi suất giữa 2 loại trái phiếu. Fed đã phát triển các mô hình để điều chỉnh tác động từ các yếu tố trên.

"Chúng tôi chưa bao giờ cho rằng mức chênh lệch giữa lợi suất TPCP chống lạm phát và TPCP thông thường sẽ là chỉ báo chính xác nhất cho lạm phát kỳ vọng" Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers và cũng là người đã khai sinh ra TPCP chống lạm phát vào năm 1997, cho hay. "Mặc dù vậy, hầu như tất cả mọi người đều sẽ cho rằng xu hướng biến động của biến số trên theo thời gian sẽ mang tới một số thông tin quan trọng về mức độ quan tâm của thị trường về lạm phát."

Dù vậy, kể từ đầu những năm 2000, Fed đã tập trung hơn vào thị trường kỳ hạn tương lai, với việc ưu tiên chỉ báo chênh lệch lợi suất tương lai 5 năm (5Y, 5Y forward breakeven rate) - kỳ vọng về lạm phát của thị trường tại thời điểm 5 năm tới. Mức chênh lệch trên, sau khi loại bỏ các nhân tố nhiễu trong ngắn hạn, hiện đang ở mức 1.69% vào đầu tháng 10, và cũng đang duy trì ở dưới mức 2% trong vòng 2 năm trở lại đây.

Brian Sack, người đã cố gắng thuyết phục Fed tập trung hơn vào đo lường kỳ vọng lạm phát trong tương lai trong thời gian làm việc tại đây, nói rằng ông kỳ vọng các nhà làm luật sẽ sẵn sàng tinh giản dần hệ thống các chỉ báo trong vòng 4 đến 5 năm tới.

Lạm phát kỳ vọng tại thời điểm 5 năm tới dự báo sẽ dưới mức 2%

Fed cũng theo dõi khảo sát từ các nhà kinh tế học và người tiêu dùng để có thêm cái nhìn về xu hướng của lạm phát. Khảo sát hàng Quý mới nhất của Fed Philadelphia đối với các nhà dự báo cho thấy lạm phát kỳ vọng theo năm có xu hướng giảm trong 1 thập kỷ tới về mức 1.85%, sau khi được neo khá chắc chắn ở mức 2%. Trong khi đó, khảo sát các hộ gia đình bởi trường đại học Michigan và New York Fed cho thấy lạm phát kỳ vọng vẫn giữ ở trên mức mục tiêu nhưng đang có có xu hướng giảm trong vài năm trở lại đây.

Lạm phát kỳ vọng của các hộ gia đình Mỹ có xu hướng giảm trong vài năm trở lại đây

Còn đối với thị trường trái phiếu. "Vừa mới trước đây thôi, hầu hết chúng ta đều quan tâm chủ yếu tới lợi suất TPCP 10 năm, bởi khi lợi suất TPCP 10 năm tăng lên, lạm phát kỳ vọng cũng thường tăng lên," Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans phát biểu vào ngày 23/09. "Mức lợi suất hiện tại đang ở dưới 1% -  điều này lại không hề đồng nhất với kỳ vọng lạm phát ở mức cao hiện tại". 

Điều gì sẽ được kỳ vọng trong tuần tới

Các nhà đầu tư và nhà làm luật sẽ có cái nhìn mới nhất về tình hình lạm phát trong tuần tới khi các chỉ số giá tiêu dùng và sản xuất được công bố. Một số các quan chức Fed trong đó có Phó chủ tịch Richard Clarida cũng sẽ dự kiến có bài phát biểu, được kỳ vọng  mang tới những thông tin chi tiết hơn về quan điểm của Fed đối với lạm phát.

Dù vậy, Phố Wall có vẻ như đã lưu ý tới sự thay đổi chính sách của Fed. Việc áp dụng khuôn khổ chính sách mới về mục tiêu lạm phát trung bình đã giúp gia tăng lạm phát kỳ vọng trong vài tháng qua.

"Điều sẽ tác động tới quan điểm của Fed về lạm phát sẽ là diễn biến của lạm phát kỳ vọng dài hạn" Michael Gapen, kinh tế trưởng tại Barclays Plc, người cũng kỳ vọng Fed sẽ giữ lãi suất hiện tại cho tới năm 2025, cho biết. "Họ sẽ để lạm phát tăng trên mức 2% trong bao lâu và với mức độ như thế nào sẽ phụ thuộc vào diễn biến của lạm phát kỳ vọng trong dài hạn".

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua

Tuần trước, Bitcoin cùng với các tài sản rủi ro khác đều ghi hận mức giảm trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Tuy nhiên, nó đã lấy lại được vị thế vào đầu ngày thứ hai sau khi Hồng Kông phê duyệt các quỹ ETF BTC và ETH giao ngay. Trong một tin tức khác, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo điều tra đối với Uniswap Labs và MarginFi đã phải hứng chịu dòng tiền hơn 200 triệu USD chảy ra khỏi giao thức khi người sáng lập của nó rời đi. Tuần này chúng tôi sẽ nói về cuộc chiến phí giao dịch ở Hàn Quốc, phản ứng của thị trường trước thông báo điều tra đối với Uniswap Labs, sự thống trị ngày càng gia tăng của Coinbase và mối tương quan giữa BTC và USD.
Nhận định triển vọng lãi suất của ECB
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định triển vọng lãi suất của ECB

CPI tháng 3 của Hoa Kỳ đã ghi nhận ở mức cao hơn dự kiến và đẩy lùi những kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm 2024. Trong bối cảnh đó, chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde khẳng định rằng ECB sẽ đưa ra những quyết định lãi suất không phụ thuộc vào Fed và đưa ra những tín hiệu cắt giảm lãi suất. Bài viết sẽ giải thích những lý do khiến thị trường tin rằng ECB sẽ ha lãi suất trước Fed.
Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu

Vào ngày 18/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã chấm dứt tình trạng lãi suất âm kéo dài suốt 8 năm bằng cách tăng lãi suất đi vay lần đầu tiên sau 17 năm. Tuy nhiên, trái với nhiều người kỳ vọng, đồng yên tiếp tục suy yếu trong khi chỉ số Nikkei 225 tăng điểm. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do cho điều này.
Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ

Dữ liệu lạm phát tháng 3 của Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 10/4 vừa qua và một lần nữa lại nóng hơn dự kiến. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp góc nhìn của John Authers, chuyên gia của Bloomberg về tình hình lạm phát của Hoa Kỳ cũng như các kỳ vọng cắt giảm lãi suất
Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng phải đối mặt thêm với những vấn đề liên quan đến lạm phát. Dữ liệu lạm phát lại tiếp tục gia tăng và thị trường thị trường đang dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất ít nhất là cho đến giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách gặp nhau lần cuối trước cuộc tổng tuyển cử giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra vào ngày 5/11. Vì vậy, liệu các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn điều tốt nhất cho danh tiếng của họ hay cho nền kinh tế?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ