Giải mã tầm quan trọng của biểu đồ Fed dot plot

Giải mã tầm quan trọng của biểu đồ Fed dot plot

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

14:38 17/03/2021

Điều gì khiến cho biểu đồ dot plot của Fed luôn nhận được sự quan tâm sát sao của giới tài chính toàn cầu tới vậy?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Fed
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Fed

Biểu đồ dot plot của Fed là một trong những biểu đồ được quan tâm sát sao của thị trường tài chính toàn cầu. Cứ mỗi 3 tháng kể từ tháng 1/2012, NHTW Mỹ sẽ công bố dự báo lãi suất điều hành của mình thông qua biểu đồ này. Ngoài ra, nó còn cho thấy mức độ thống nhất trong quan điểm điều hành chính sách tiền tệ trong tương lai của các thành viên Fed.

1. Biểu đồ dot plot là gì?

Biểu đồ này thể hiện mức dự kiến của lãi suất điều hành Fed trong tương lai. Từng thành viên trong Hội đồng Thị trường mở Liên bang (FOMC) sử dụng một chấm trên biểu đồ để đưa ra quan điểm về mức lãi suất điều hành mà họ cho là hợp lý trong 3 năm tới cũng như trong dài hạn. Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào mức giá trị trung vị trên biểu đồ này. Có tổng cộng 19 quan chức Fed - 7 thành viên trong hội đồng Fed tại Washington và 12 chủ tịch của các chi nhánh của Fed tại các Bang - sẽ đóng góp vào biểu đồ dot plot.

2. Vai trò của biểu đồ dot plot?

Biểu đồ dot plot bắt đầu được phát hành vào cuối năm 2011, khi các quan chức Fed đang xem xét làm cách nào để giúp thị trường chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi về chính sách tiền tệ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Chủ tịch Fed khi đó là Ben Bernanke đã nhận ra rằng biểu đồ dot plot sẽ là một cách để thị trường nắm bắt được quan điểm của nhà điều hành trong tương lai thay vì chỉ dựa vào các quyết định đưa ra sau phiên họp chính sách. Biên bản phiên họp Fed chỉ tập trung chủ yếu vào điều kiện kinh tế hiện tại và mục tiêu lãi suất trong ngắn hạn, dẫu cho đã có những cải tiến trong giai đoạn sau khủng hoảng 2008 cho tới tháng 12/2011 khi đã duy trì định hướng cho thị trường rằng lãi suất sẽ được giữ ở mức rất thấp cho tới "ít nhất giữa năm 2013".

Biểu đồ dot plot gần nhất của Fed trong phiên họp tháng 12/2020

3. Tại sao biểu đồ này lại quan trọng như vậy?

Khi biểu đồ dot plot thay đổi, nó có thể gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới thị trường về việc liệu NHTW Mỹ sẽ đẩy nhanh hay làm chậm lại quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ. Nó cũng tạo ra một thước đo để so sánh sự khác nhau giữa quan điểm của Fed với kỳ vọng của thị trường tài chính. Đà tăng mạnh mẽ của lợi suất TPCP Mỹ vừa qua là một ví dụ về điều này khi các nhà đầu tư lo ngại về lạm phát và hoài nghi về việc Fed có thể giữ cam kết không tăng lãi suất trở lại.

4. Liệu chúng ta có thể biết mỗi chấm trên biểu đồ ứng với thành viên nào của Fed hay không?

Câu trả lời là không. Biểu đồ dot plot không có bất cứ cái tên nào trên đó, do vậy không thể biết được mỗi chấm trên biểu đồ thể hiện cho quan điểm của ai. Tính khuyết danh của biểu đồ dot plot hiện nhận được cả sự ủng hộ lẫn chỉ trích của thị trường.

5. Những người chỉ trích biểu đồ dot plot nói gì?

Lời chỉ trích lớn nhất đối với biểu đồ dot plot đó là nó không hoàn toàn phản ánh quan điểm của FOMC và do đó không phải dự báo chính thức. Mỗi thành viên sẽ dựa vào dự báo riêng của mình về tình hình kinh tế, điều này đồng nghĩa với việc thiếu đi sự nhất quán trong việc thực hiện biểu đồ trên cũng như không thể biết được tính logic đằng sau nó. Hơn thế nữa, trong 12 chủ tịch các chi nhánh của Fed, chỉ có 5 thành viên được bầu tại FOMC mỗi năm. Điều này đặt ra câu hỏi liệu biểu đồ dot plot có phản ánh chính xác quan điểm của FOMC trong dài hạn hay không.

6. Các quan chức Fed đánh giá thế nào về biều đồ dot pot?

Đã có những quan điểm trái chiều. Vào năm 2014, tại phiên họp FOMC đầu tiên trên cương vị chủ tịch, bà Yellen đã nói rằng mọi người không nên chỉ dùng biểu đồ dot plot để đánh giá quan điểm chính sách của Fed. Tuy nhiên, tới năm 2016, sau khi các quan chức Fed đã hạ dự báo về số lần tăng lãi suất trong năm từ 4 xuống 2, bà Yellen lại phát biểu rằng sự dịch chuyển này phần lớn phản ánh tốc độ chậm hơn của triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và việc thắt chặt điều kiện tín dụng. Sau bà Yellen, chủ tịch Fed tiếp theo là Jerome Powell vào tháng 12/2018 nói rằng biểu đồ dot plot nhìn chung cung cấp những thông tin hữu ích. Trong bài phát biểu vào tháng 3/2019, ông lại cho rằng biểu đồ này đôi khi gây ra sự nhầm lẫn và đã đề xuất việc tìm ra phương pháp mới để có thể giao tiếp hiệu quả hơn với thị trường về dự báo lãi suất của mình.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Báo cáo biến động Vàng hàng tuần
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Báo cáo biến động Vàng hàng tuần

Giá trị hợp đồng tương lai vàng khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn mức trung bình trong 9 ngày gần nhất theo đường SMA, điều này cho thấy xu hướng giảm giá trong ngắn hạn. Thị trường đóng cửa dưới mức chỉ báo động lực biến đổi giá hàng tuần càng làm xu hướng này trở nên rõ nét hơn. Nhà giao dịch được khuyến nghị rằng nên chốt lời tại mức 2314-2253 USD trong ngắn hạn và chờ tín hiệu thay đổi trong dài hạn.
Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.
Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua

Tuần trước, Bitcoin cùng với các tài sản rủi ro khác đều ghi hận mức giảm trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Tuy nhiên, nó đã lấy lại được vị thế vào đầu ngày thứ hai sau khi Hồng Kông phê duyệt các quỹ ETF BTC và ETH giao ngay. Trong một tin tức khác, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo điều tra đối với Uniswap Labs và MarginFi đã phải hứng chịu dòng tiền hơn 200 triệu USD chảy ra khỏi giao thức khi người sáng lập của nó rời đi. Tuần này chúng tôi sẽ nói về cuộc chiến phí giao dịch ở Hàn Quốc, phản ứng của thị trường trước thông báo điều tra đối với Uniswap Labs, sự thống trị ngày càng gia tăng của Coinbase và mối tương quan giữa BTC và USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ