Giá lạnh mùa đông bao trùm khiến giá than Trung Quốc tăng kỷ lục

Giá lạnh mùa đông bao trùm khiến giá than Trung Quốc tăng kỷ lục

Phạm Quỳnh Anh

Phạm Quỳnh Anh

Junior Analyst

12:38 17/10/2021

Tình trạng thiếu than, giá nhiên liệu tăng cao và hoạt động ngành công nghiệp bùng nổ sau đại dịch đã gây ra tình trạng thiếu điện trên diện rộng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Giá than Trung Quốc tăng kỷ lục
Giá than Trung Quốc tăng kỷ lục

Một tuần trước, chúng ta đã thảo luận về lý do tại sao "trường hợp xấu nhất" đối với cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc đang dần xuất hiện; rằng kịch bản xấu nhất về khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc cũng sắp xảy đến khi thời tiết lạnh giá tràn khắp đất nước và các nhà máy điện tranh nhau tích trữ than, khiến giá nhiên liệu tăng cao kỷ lục. 

Theo Reuters, nhu cầu điện để sưởi ấm cho nhà ở và văn phòng dự kiến ​​sẽ tăng cao từ tuần này khi gió lạnh mạnh tràn xuống từ miền Bắc Trung Quốc, với dự báo nhiệt độ trung bình ở một số khu vực trung tâm và miền Đông có thể giảm tới 16 độ C trong 2-3 ngày tới. 

Tình trạng thiếu than, giá nhiên liệu cao và hoạt động ngành công nghiệp bùng nổ sau đại dịch đã gây ra tình trạng thiếu điện trên diện rộng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Việc phân bổ điện đã được áp dụng tại ít nhất 17 trong số hơn 30 khu vực của Trung Quốc đại lục kể từ tháng 9, buộc một số nhà máy phải tạm ngừng sản xuất và làm gián đoạn thêm chuỗi cung ứng vốn đã bị phá vỡ.

Vào thứ Sáu, hợp đồng tương lai than nhiệt Trịnh Châu giao tháng 1 (khối lượng giao dịch lớn nhất) đóng cửa ở mức cao kỷ lục 2,226 CNY/ tấn. Hợp đồng đã tăng gần 200% trong năm nay.

Ba tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc là Cát Lâm, Hắc Long Giang và Liêu Ninh cũng nằm trong số tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng thiếu điện vào tháng trước. Đặc biệt ảnh hưởng lớn với một số khu vực ở miền Bắc Trung Quốc bao gồm Nội Mông và Cam Túc, các tỉnh này đã bắt đầu sưởi ấm vào mùa đông để đối phó với thời tiết lạnh hơn bình thường và nhiên liệu được sử dụng chủ yếu là than đá.

Trong khi đó, dù Bắc Kinh đã thực hiện nhiều biện pháp để kiềm chế đà tăng giá than bao gồm tăng sản lượng than trong nước và cắt điện đối với các ngành cần nhiều năng lượng và một số nhà máy trong thời kỳ nhu cầu cao điểm, cho đến nay tất cả các biện pháp đều thất bại khi giá than tăng 40% chỉ trong ba ngày qua. Bắc Kinh cũng đã nhiều lần đảm bảo với người dùng rằng nguồn cung cấp năng lượng sẽ đủ đảm bảo sưởi ấm cho mùa đông, và xa hơn là ra lệnh cho các công ty năng lượng phải "đảm bảo nguồn cung cấp bằng mọi giá". Các công ty năng lượng đã biết điều đó, bởi vì vào ngày hôm đó, than nhiệt đóng cửa ở mức 1,436 CNY và chỉ hai tuần sau, nó tăng thêm khoảng 800 CNY.

Thật không may cho Bắc Kinh, tình trạng thiếu điện dự kiến ​​sẽ tiếp tục kéo dài đến đầu năm tới. Đồng thời, các nhà phân tích và thương nhân dự báo mức tiêu thụ điện công nghiệp sẽ giảm 12% trong quý IV do nguồn cung than thiếu hụt và chính quyền địa phương ưu tiên cho khu vực dân cư.

Đầu tuần này, chúng tôi đã viết báo cáo rằng Trung Quốc đã thực hiện bước đi táo bạo nhất trong cuộc cải cách ngành điện kéo dài hàng thập kỷ khi cho phép giá nhiệt điện dao động tới 20% so với mức cơ bản kể từ ngày 15 tháng 10, tạo điều kiện cho các nhà máy điện chuyển nhiều chi phí phát sinh hơn cho người tiêu thụ cuối cùng trong ngành thương mại và công nghiệp. 

Các nhà sản xuất thép, nhôm, xi măng và hóa chất dự kiến ​​sẽ phải đối mặt với chi phí điện năng cao hơn và biến động hơn theo chính sách mới, gây áp lực lên biên lợi nhuận.

Trong khi đó, "dữ liệu" mới nhất của Trung Quốc ngày thứ Năm cho thấy lạm phát tại nhà máy trong tháng 9 đạt mức cao kỷ lục; nhưng vì than nhiệt là mặt hàng có mối tương quan gần nhất với chỉ số giá sản xuất (PPI), nếu không có sự giảm mạnh của giá than trong vài tuần tới thì kỳ vọng về PPI sẽ cao hơn rất nhiều. Khi cuộc khủng hoảng năng lượng dẫn đến việc sản xuất trong nước tiếp tục ngừng hoạt động, một số ngân hàng - chẳng hạn như Nomura - đã dự đoán rằng GDP của Trung Quốc sẽ giảm trong những quý tới.

 

Trung Quốc là nước đặt mục tiêu "trung hòa carbon" (trạng thái không xả thải Carbon dioxide) vào năm 2060, như chủ tịch nước đã tuyên bố sẽ bỏ qua Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP26 ở Glasgow. Đất nước này đã "cố gắng" giảm sự phụ thuộc vào năng lượng than gây ô nhiễm để chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời, gió và hydro sạch hơn. Tuy nhiên than vẫn là nguồn cung cấp cho khoảng 70% nhu cầu điện ở Trung Quốc.

Tất nhiên, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất gặp khó khăn về nguồn cung cấp năng lượng, khó khăn này cũng gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu và mất điện ở nhiều nước châu Âu và đe dọa về việc đẩy chi phí để sưởi ấm của Mỹ lên tới 50% trong mùa đông này. Cuộc khủng hoảng đã nêu bật khó khăn trong việc cắt giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế toàn cầu vào nhiên liệu hóa thạch khi các nhà lãnh đạo thế giới tìm cách hiệu quả hóa những nỗ lực giải quyết biến đổi khí hậu tại các cuộc đàm phán vào tháng tới ở Glasgow. 

Theo hãng Thông tấn quốc gia Tân Hoa xã vào cuối ngày thứ Năm, Trung Quốc sẽ nỗ lực để đạt đỉnh phát thải carbon vào năm 2030, Phó Thủ tướng Hàn Chính đã nói trong một thông điệp video tại Diễn đàn Quốc tế Tuần lễ Năng lượng Nga. Ông cũng nói rằng Trung Quốc và Nga là những lực lượng quan trọng dẫn đầu quá trình chuyển đổi năng lượng, họ nên hợp tác và đảm bảo tiến độ suôn sẻ của các dự án đường ống dẫn dầu và khí đốt lớn và các dự án điện hạt nhân.

Điều đó có nghĩa là: Tốt hơn hết là Nga nên tiết kiệm lượng khí tự nhiên đó và không vận chuyển nó đến Châu Âu vì Trung Quốc sẽ sớm có nhu cầu tương đương số tỷ mét khối khí mà Nga có thể cung cấp.

 

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

[Kaiko Research] Báo cáo tuần: Thao túng giá Bitcoin, EtherFi đang bay cao và những câu chuyện trên thị trường tiền điện tử khác
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

[Kaiko Research] Báo cáo tuần: Thao túng giá Bitcoin, EtherFi đang bay cao và những câu chuyện trên thị trường tiền điện tử khác

Bitcoin kết thúc tuần 18-24/3 trong với việc giảm giá xuống còn 67 nghìn USD trong bối cảnh dòng tiền chảy ra khỏi GBTC ngày càng tăng. Trong một tin tức khác, Blackrock đã tiết lộ quỹ token hóa đầu tiên của mình trên Ethereum trong khi Genesis đã đạt được thỏa thuận trị giá 21 triệu USD với SEC và Ethereum Foundation được cho là đang phải đối mặt với cuộc điều tra của cơ quan quản lý. Tuần này chúng ta sẽ bàn luận về việc mất giá đột ngột của Bitcoin, biến động giá trong ngày đang gia tăng, dự án Ether.Fi airdrop token cho người dùng và khả năng phục hồi của Bitcoin trước việc lợi suất gia tăng.
NHTW Nhật Bản đã chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm như thế nào và gợi mở điều gì trong thời gian tới?
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

NHTW Nhật Bản đã chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm như thế nào và gợi mở điều gì trong thời gian tới?

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã nâng lãi suất ngắn hạn từ -0.1% lên 0.1%, trở thành ngân hàng trung ương cuối cùng thoát khỏi chính sách lãi suất âm. Tăng lương vượt quá dự kiến ​​là động lực chính thúc đẩy BOJ thay đổi chính sách, các thay đổi khác bao gồm chấm dứt Kiểm soát Đường cong Lợi suất và giảm mua một số tài sản nhất định.
[Kaiko Research] Báo cáo tuần thứ ba của tháng Ba về thị trường tiền điện tử
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

[Kaiko Research] Báo cáo tuần thứ ba của tháng Ba về thị trường tiền điện tử

Bitcoin đã chứng kiến một sự biến động mạnh trong tuần qua và vượt qua mức đỉnh mọi thời đại trước khi mất giá và đóng cửa tuần giảm điểm. Coinbase đang lên kế hoạch bán trái phiếu trị giá 1 tỷ đô la, Grayscale đang lên kế hoạch hạ phí giao dịch GBTC và lạm phát ở Mỹ tăng cao hơn dự kiến. Tuần này chúng ta tìm hiểu về Phản ứng của thị trường sau Dencun của ETH, Sự phụ thuộc của Binance vào mức phí bằng 0, sự kết thúc của khoảng trống Alameda và tính tương quan của Bitcoin với vàng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ