Giá dầu tăng mạnh có thể đe dọa triển vọng hạ cánh mềm của Fed

Giá dầu tăng mạnh có thể đe dọa triển vọng hạ cánh mềm của Fed

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

11:03 20/09/2023

Fed đang phải đối mặt với một thách thức quen thuộc khi cố gắng đưa nền kinh tế vào công cuộc hạ cánh mềm: giá dầu tăng.

Chi phí năng lượng tăng mạnh khiến cho nước Mỹ rơi vào suy thoái vào giữa những năm 1970, cũng như đầu những năm 1980 và 1990, khi chúng đẩy lạm phát lên cao và làm mất sức mua của người tiêu dùng.

Dưới sự cắt giảm nguồn cung của Ả Rập Saudi và Nga, giá dầu đã tăng gần 30% kể từ tháng 6, với giá dầu thô của Mỹ đạt mức 91 USD/thùng. Mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao nhất năm 2022, nhưng mức tăng mới đây đã gây ra nhiều rủi ro khi Fed tìm cách đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% mà không gây ra suy thoái kinh tế.

Ông Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng tại Moody's Analytics, cho biết: “Việc giá dầu tăng cao là mối lo lắng hàng đầu của chúng tôi vào thời điểm hiện tại. Bất kỳ mức giá trên 100 USD trong một thời gian dài cũng có thể gây nhiều bất lợi.”

Sau khi tăng lãi suất hơn 5 điểm phần trăm trong 18 tháng qua, Chủ tịch Fed Jerome Powell và các quan chức Fed được cho là sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này.

Những cú sốc về nguồn cung như giá dầu leo thang khiến Fed rơi vào tình thế khó khăn khi chúng đồng thời thúc đẩy lạm phát và kiềm chế tăng trưởng kinh tế, các nhà hoạch định chính sách khi này không chắc chắn về việc nên thắt chặt hay nới lỏng chính sách tiền tệ để ứng phó.

Đây là vấn đề nhức nhối hơn bao giờ hết khi Fed tranh luận liệu có nên tăng lãi suất cơ bản một lần nữa trong năm nay hay không trước khi tạm dừng trong một thời gian dài.

Thông thường, Fed có xu hướng đánh giá thấp tác động của giá dầu với lạm phát một cách tạm thời. Đó là một trong những lý do tại sao các quan chức tập trung vào lạm phát lõi - loại bỏ chi phí năng lượng và thực phẩm dễ biến động - khi vạch ra chính sách tiền tệ.

Trong tháng 8, giá tiêu dùng đã tăng 0.6%, mức tăng hàng tháng nhanh nhất trong hơn một năm. Chi phí xăng cao hơn chiếm hơn một nửa mức tăng đó. Ngược lại, lạm phát lõi tăng 0.3%.

“Fed sẽ xem xét cú sốc này,” nhà kinh tế trưởng Hoa Kỳ của Morgan Stanley, Ellen Zentner và nhóm của bà cho biết trong một thông báo ngày 13/9 gửi khách hàng. Họ cho biết, sự cản trở chi tiêu thậm chí có thể được coi là một diễn biến đáng hoan nghênh vì nó xảy ra vào thời điểm mà tốc độ tăng trưởng đang diễn ra mạnh mẽ hơn Fed dự kiến.

Sự cảnh giác cao độ

Các nhà hoạch định chính sách sẽ cảnh giác cao độ về kỳ vọng lạm phát tăng cao do giá xăng dầu tăng với lo ngại điều đó có thể dẫn đến giá tăng trên diện rộng.

Cho đến nay điều đó vẫn không xảy ra. Thay vào đó, kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng Mỹ đã giảm vào đầu tháng 9, xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm.

Theo ông Michelle Meyer, nhà kinh tế trưởng Hoa Kỳ tại Viện Kinh tế Mastercard, thậm chí còn có những dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đã trở nên khôn ngoan hơn trong việc mua hàng, chờ đợi các đợt giảm giá và khuyến mãi trước khi mua.

Ông cũng nói thêm: “Nó gần như phù hợp với tâm lý giảm phát, vốn rất phổ biến trước đại dịch’’.

Tuy nhiên, một số người theo dõi Fed nghi ngờ tác động lên lạm phát có thể sẽ không tích cực như vậy.

Bà Lindsey Piegza, nhà kinh tế trưởng của Stifel Financial Corp, cho biết: “Chi phí năng lượng là một trong những vấn đề lớn nhất mà Fed đang phải đối mặt hiện nay. Điều này có thể gây ra sự đảo ngược đáng kể về lạm phát chung, buộc Fed phải hành động quyết liệt hơn”.
Trong khi đó, giá dầu tăng gây thêm nhiều trở ngại với tăng trưởng kinh tế, với bảng cân đối kế toán của người tiêu dùng đang có dấu hiệu xấu khi các khoản thanh toán lãi vay lớn hơn chi tiêu.

Theo các nhà nghiên cứu tại Fed San Francisco, số tiền tiết kiệm mà các hộ gia đình tích lũy được trong thời kỳ đại dịch có thể sẽ cạn kiệt trong quý này, và tình trạng nợ quá hạn thẻ tín dụng đang gia tăng, do chúng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Việc cấp lại các khoản thanh toán khoản vay sinh viên vào tháng 10 có thể cũng sẽ hạn chế chi tiêu.

Giá dầu tăng cao ảnh hưởng tới rất nhiều thứ. Francisco Blanch, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại BofA nói rằng Ả Rập Saudi sẽ trở nên thận trọng hơn trong việc đẩy giá tăng trên 100 USD/thùng vì sẽ kéo thu nhu cầu ảm đạm.

Nhưng việc thị trường điều chỉnh có thể không dễ dàng. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết ngay cả khi Ả Rập Saudi và Nga nới lỏng hạn chế nguồn cung vào đầu năm 2024, tồn kho dầu sẽ cạn kiệt nghiêm trọng, khiến giá dễ bị sốc.

Dự trữ Dầu khí Chiến lược của Hoa Kỳ cũng đã cạn kiệt sau khi Nga tấn công Ukraine, tức Washington hiện có ít nguồn cung hơn để chống lại sự tăng giá đột ngột. Điều đó khiến các quan chức chính phủ và các nhà đầu tư đều hy vọng giá dầu sẽ sớm giảm.

“Tôi kỳ vọng rằng tình hình sẽ ổn định, tuy nhiên chúng tôi vẫn sẽ để mắt tới điều đó”, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết hôm thứ Hai trong một cuộc phỏng vấn trên CNBC.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mnuchin: Sức mạnh của USD hiện giờ đang là ''cứu cánh'' đối với các khoản nợ của nước Mỹ
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mnuchin: Sức mạnh của USD hiện giờ đang là ''cứu cánh'' đối với các khoản nợ của nước Mỹ

Cựu Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết, USD mạnh là một lợi thế giúp Mỹ giải quyết các khoản thâm hụt tài chính lớn hiện nay. Nhưng đồng thời ông kêu gọi người thắng cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 cần phải đưa ra sáng kiến mới nhằm kiềm chế gánh nặng nợ liên bang.
Các ngân hàng chính sách Trung Quốc đang tăng cường huy động vốn bằng trái phiếu, giảm phụ thuộc vào PBOC
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Các ngân hàng chính sách Trung Quốc đang tăng cường huy động vốn bằng trái phiếu, giảm phụ thuộc vào PBOC

Thị trường trái phiếu Trung Quốc đang chứng kiến một đợt phục hồi mạnh mẽ, và các "ngân hàng chính sách" của nước này đang chuyển hướng từ việc vay vốn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sang tự huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ