GDP Mỹ giảm 32.9% - Fed liệu có đang “bốc Fed”?

GDP Mỹ giảm 32.9% - Fed liệu có đang “bốc Fed”?

Anh Tùng, CFA

Anh Tùng, CFA

Senior Analyst

17:50 04/08/2020

Fed đã mua trái phiếu Kho bạc từ tháng 3/2020 và FOMC cho biết họ sẽ giữ lãi suất không đổi cho đến năm 2022 trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế.Tất cả việc mua trái phiếu và ổn định lãi suất này không có tác động tích cực đến GDP cho đến nay. GDP Q2/2020 đã suy giảm 32.9% trên cơ sở hàng năm, tương ứng mức sụt giảm 9.5% so với Q1/2020.

COVID-19 đang càn quét sức khỏe của toàn nhân loại và hủy hoại nền kinh tế, trong khi đó Fed cũng đang làm bất cứ điều gì mà họ cho là cần thiết trong cuộc khủng hoảng lần này. Fed đã bắt đầu bơm tiền vào nền kinh tế từ đầu tháng 3/2020, dưới hình thức (i) mua không giới hạn trái phiếu Kho bạc và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp, (ii) cho vay hàng tỷ dollar đối với các chủ lao động, các doanh nghiệp đang suy thoái và người tiêu dùng, (iii) mở các cơ sở tín dụng cho các doanh nghiệp lớn và thậm chí, (iv) trực tiếp mua các trái phiếu doanh nghiệp. 

Vào tháng 5/2020, Fed đã có một hành động táo bạo khi biến khoản tiền 75 tỷ USD từ Kho bạc thành khoản mua chứng chỉ quỹ ETF trái phiếu doanh nghiệp và các chứng chỉ quỹ trái phiếu tín nhiệm thấp có giá trị gấp 10 lần (750 tỷ USD).

Fed cho rằng lượng tiền lớn được bơm ra kể từ tháng 3/2020 sẽ thể phần nào giúp ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, dường như GDP vẫn chưa kịp phản ánh hiệu quả sự bơm tiền hoang phí này của Fed. GDP quý 2 chứng kiến mức sụt giảm kỷ lục kể từ thập niên 40, với mức giảm 32.9% trên cơ sở hàng năm, tương đương với mức sụt giảm 9.5% so với Q1/2020.

Thay đổi GDP (dòng 1), tiêu dùng cá nhân (dòng 2) và đầu tư tư nhân Mỹ (dòng 7) theo từng quý. Ảnh: Cục phân tích kinh tế Mỹ

Chi tiêu tiêu dùng cá nhân và tổng đầu tư nội địa tư nhân quý 2 cũng giảm mạnh lần lượt 34.6% và 49.0%. Hy vọng rằng những điều tồi tệ nhất đã đi qua.

Các số liệu hiện tại chỉ ra rằng việc in và bơm tiền mặt của Fed đang không có đóng góp đến nền kinh tế. Fed đang làm giảm cơ hội tạo ra thu nhập khi cắt giảm lãi suất xuống gần như bằng 0, và đang ngấu nghiến trái phiếu và các chứng chỉ quỹ ETF, qua đó làm giảm lợi suất của chúng. Các nhà đầu tư hiện tại không có lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển sang các tài sản rủi ro như cổ phiếu, đó là lý do giải thích tại sao chúng ta lại nhìn thấy nền kinh tế như một chiếc gương phản ánh tình hình đại dịch, nhưng thị trường chứng khoán thì chẳng vấn vương.

Hãy cùng kiểm chứng tại sao các biện pháp của Fed lại không tỏ ra hiệu quả trong hiện tại.

Chi tiêu của Fed và tỷ lệ thất nghiệp

Tính đến ngày 12/6/2020, có 206.37 triệu người Mỹ được phân loại là nhóm người lao động từ 15-64 tuổi, bao gồm cả những người tự mở kinh doanh riêng. Con số này bao gồm 31.7 triệu doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ, đối tượng đang sử dụng 47.1% lực lượng lao động.

Lượng người lao động Mỹ từ 15-64 tuổi qua các năm. Ảnh: FRED

Trong khi đó, hơn 30 triệu người Mỹ hiện đang thất nghiệp và chúng tôi không biết có bao nhiêu doanh nghiệp nhỏ đã sụp đổ. Mọi người đang mất việc làm và các doanh nghiệp nhỏ đang sụp đổ vì đại dịch đã làm cho một lượng nhu cầu biến mất. Nếu chúng ta nghiên cứu sâu hơn, tôi chắc chắn tỷ lệ thất nghiệp thực sự sẽ đạt khoảng 25%, hoặc thậm chí cao hơn.

Việc Fed mua trái phiếu có thể giữ cho các doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động và ổn định số lượng thất nghiệp trong một thời gian, nhưng nó không thể kích thích nhu cầu. Nếu Fed tiếp tục cho vay và mua trái phiếu tín nhiệm thấp cho đến khi đại dịch kết thúc, họ cũng sẽ phải tìm cách đối phó với khả năng vỡ nợ sau đó.

Chi tiêu của Fed và Thu nhập cá nhân

Thu nhập cá nhân khả dụng (sau thuế) tăng 1.53 nghìn tỷ USD trong quý 2 năm 2020 so với mức tăng 157.8 tỷ USD trong quý 1 năm 2020. Tiết kiệm cá nhân cũng tăng lên 4.69 nghìn tỷ USD trong quý 2 năm 2020 so với 1.59 nghìn tỷ USD trong quý 1 năm 2020. Mức tăng này chủ yếu đến từ những lợi ích xã hội mà chính phủ mang lại.

Hãy suy nghĩ về điều đó - Đảng Cộng hòa và Dân chủ đang đàm phán về gói kích thích tài khóa bổ sung. Chưa rõ những điều gì trong cuộc đàm phán đó được thông qua, cho đến ngày hôm nay 04/08/2020. Nếu khoản trợ cấp của chính phủ đối với người thất nghiệp bị giảm đi hoặc bị cắt bỏ hoàn toàn, họ sẽ phải cắt giảm khoản tiết kiệm để có tiền chi tiêu.

Vậy, việc Fed mua trái phiếu và chứng chỉ quỹ ETF có ảnh hưởng như thế nào? Thu nhập và tiết kiệm cá nhân hiển nhiên sẽ giảm, ảnh hưởng đến GDP nhiều hơn - đặc biệt là nếu tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục gia tăng.

Fed và đồng Dollar

Trong cuộc họp FOMC ngày 29/7/2020, Fed cho biết họ sẽ giữ lãi suất chính sách ở mức 0% đến 0.25% cho đến khi nền kinh tế vẫn cần một sự hỗ trợ để phục hồi. FOMC cũng tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ nắm giữ trái phiếu Kho bạc, bao gồm chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp. Điều này đã đẩy giá trị bảng cân đối kế toán của Fed lên tới 6.96 nghìn tỷ USD.

Bây giờ đây là vấn đề: Fed đã quyết định giữ lãi suất cho đến khi nền kinh tế phục hồi và không ai biết điều đó sẽ kết thúc khi nào, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn diến biến phức tạp. Trong cuộc họp FOMC trước đó, Fed cam kết sẽ duy trì giữ mức lãi suất thấp cho đến năm 2022.

Nếu điều đó xảy ra, các nhà đầu tư toàn cầu sẽ chuyển từ trái phiếu Mỹ sang tài sản nước ngoài, hoặc họ sẽ đầu tư tiền của họ vào tài sản rủi ro trên toàn cầu. Chúng ta đã trải qua sự tăng giá điên cuồng của giá vàng, bạc và tiền điện tử trong thời gian gần đây.

Nếu đồng dollar tiếp tục yếu đi, nó sẽ mất đi vị thế thống trị, hàng nhập khẩu của Mỹ sẽ trở nên đắt hơn đối với người dân Mỹ và hàng hóa xuất khẩu của Mỹ rẻ hơn. Về lâu dài, một đồng USD yếu có khả năng làm tăng lạm phát và thất nghiệp, gây nên sự khó khăn cho sự tăng trưởng kinh tế.

Tổng kết

Nước Mỹ đang phải đối mặt với một tình huống nguy hiểm: một mặt, số trường hợp nhiễm COVID-19 và số người tử vong đang ngày càng tăng lên, đi cùng với đó là số lao động thất nghiệp cũng đang gia tăng, GDP đang giảm và không biết khi nào mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Mặt khác, các doanh nghiệp suy thoái phải đối mặt với vấn đề khủng hoảng nhu cầu, họ cần phải tồn tại bằng vay nợ, trong khi các nhà đầu tư đang theo đuổi các tài sản rủi ro, và các chính trị gia đang phải thực hiện cùng lúc cả hai công việc cứu nền kinh tế và ngăn chặn virus.

Fed cần kìm hãm lại những gì họ đang làm. Nếu việc mua trái phiếu “vô tội vạ” này vẫn tiếp diễn, đồng dollar sẽ suy yếu, các nhà đầu tư trái phiếu dài hạn sẽ không thể mua trái phiếu với lợi suất hợp lý, và các chủ doanh nghiệp suy thoái sẽ trở nên quá khích và quá tự tin (bởi khoản vay khổng lồ). Cuối cùng, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào mức độ lây lan cũng như tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh. Một đồng USD yếu cũng sẽ tiếp tục làm rối tung tình hình nước Mỹ khi mọi thứ vẫn chưa rõ ràng

Những liệu Fed có thể chấm dứt tất cả việc in tiền này? Tôi đoán là không. Và không có gì quá bất ngờ khi Fed vẫn đang “bốc phét” và GDP thì vẫn tiếp tục giảm.

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Nhật Bản và nỗi ám ảnh bị so sánh ngang hàng với nền kinh tế mới nổi
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Nhật Bản và nỗi ám ảnh bị so sánh ngang hàng với nền kinh tế mới nổi

Tháng Tư là một tháng đầy thử thách đối với Nhật Bản. Đồng yên giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm, sau đó chính phủ dường như có động thái can thiệp với gói hỗ trợ tiền tệ trị giá hơn 35 tỷ USD. Một tổ chức tư vấn nổi tiếng cảnh báo rằng hơn 1/3 số đô thị của đất nước có thể biến mất. Một ủy ban chính sách công nghiệp quan trọng đã cảnh báo về những mối đe dọa thường trực đối với sự thịnh vượng của quốc gia.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ