Gánh nặng đè lên vai chủ tịch Fed Powell trước khi phiên điều trần sắp diễn ra

Gánh nặng đè lên vai chủ tịch Fed Powell trước khi phiên điều trần sắp diễn ra

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

12:28 05/03/2024

Chủ tịch Fed Jerome Powell phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ Đảng Dân chủ - nhóm người muốn cắt giảm lãi suất để duy trì sự ổn định của nền kinh tế trong năm bầu cử, và phía Đảng Cộng hòa thì yêu cầu ông hủy bỏ kế hoạch tăng yêu cầu về vốn cho các ngân hàng.

Chủ tịch Fed tới Capitol Hill – nơi ông có buổi điều trần bán niên về chính sách tiền tệ trước Quốc hội vào thứ Tư và thứ Năm. Sau 2 năm, Fed tăng lãi suất để kìềm chế lạm phát thì hiện tại lạm phát đang hướng tới mục tiêu 2% và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, Powell sẽ phải giải thích lý do tại sao các quan chức không vội hạ lãi suất.

Người sáng lập Evenflow Macro ở Washington Marc Sumerlin cho biết: “Áp lực thường đến từ phía này hay phía kia, và lần này có thể nó sẽ đến từ Đảng Dân chủ vì Fed có quan điểm “diều hâu” hơn trong năm nay. Họ không muốn thấy nền kinh tế bị suy thoái. Đối với Đảng Dân chủ, đó là một rủi ro lớn.”

Fed đã tăng lãi suất nhanh chóng trong 2 năm qua và các quan chức duy trì mức lãi suất cao nhất kể từ tháng Bảy. Thước đo lạm phát chính của ngân hàng trung ương được ghi nhận ở mức 2.4% trong tháng 1, giảm từ mức đỉnh 7.1% vào năm 2022 nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Fed. Tiến triển này đã thúc đẩy các nhà lập pháp kêu gọi bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Chi phí nhà ở

Thượng nghị sĩ Sherrod Brown kêu gọi Powell cắt giảm lãi suất “vào đầu năm nay” với lập luận rằng lãi suất cao đang gây tổn hại cho các doanh nghiệp nhỏ và khiến nhiều người Mỹ không thể sở hữu nhà. Đảng viên Đảng Dân chủ Maryland Chris Van Hollen trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước cho biết Fed cần tập trung vào chi phí nhà ở và “thực hiện các hành động cần thiết để khiến mọi thứ trở nên hợp lý hơn cho nhiều người Mỹ”. Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren cho biết khi thực hiện phỏng vấn trên Đài truyền hình Bloomberg: “Hiện tại mức lãi suất cao đó đang làm tăng chi phí ở các hộ gia đình vì phần lớn chi phí của các gia đình là nhà ở. Đã đến lúc phải giảm lãi suất.”

Quy tắc vốn

Đảng Cộng hòa sẽ đặt các câu hỏi cho ông Powell xoay quanh đề xuất của Fed nhằm tăng yêu cầu về vốn đối với các ngân hàng lớn lên gần 20%.

Đề xuất này từ Phó Chủ tịch Fed phụ trách giám sát Michael Barr đã nhận phải sự chỉ trích dữ dội từ các nhà lập pháp GOP và các ngân hàng. Đề xuất này có khả năng sắp được công bố nhưng vẫn cần sự ủng hộ rộng rãi từ Hội đồng quản trị Fed.

Đảng viên Đảng Cộng hòa đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Patrick McHenry cho biết: “Cách tiếp cận của Barr ở đây mang đầy tính chính trị, thiếu phân tích kinh tế và không tốt cho khả năng cạnh tranh của Mỹ”. Phiên điều trần sắp tới của Powell, gần với thời điểm 1 năm ngân hàng Silicon Valley phá sản, điều này cũng có thể dẫn đến những câu hỏi xoay quanh chương trình cấp vốn BTFP của Fed hỗ trợ cho các ngân hàng ngừng cung cấp các khoản vay mới vào ngày 11/3.

Năm bầu cử

Powell đã nhấn mạnh nhiều lần cuộc bầu cử sắp diễn ra không đóng góp nhiều về các quyết định chính sách. Chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Santander US Capital Market Stephen Stanley đã viết trong một ghi chú gửi khách hàng vào tuần trước: “Nền kinh tế tốt hơn mong đợi trong nửa đầu năm và lạm phát tương đối ổn định, mùa vận động tranh cử có thể thuyết phục Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất cho đến sau cuộc bầu cử.”

McHenry cảnh báo chống lại việc các nhà lập pháp can thiệp theo bất kỳ hướng nào. Ông nói: “Tôi biết có thể các nghị sĩ cả 2 đảng nghĩ rằng họ có thể can thiệp điều chỉnh lãi suất để phục vụ lợi ích chính trị của mình nhưng tôi cho rằng đó là một sai lầm lớn”. “Đặc biệt là trong năm bầu cử, sẽ cho thấy chính xác lý do tại sao Quốc hội giao cho Fed quản lý chính sách tiền tệ.”

Powell cũng có thể phải đối mặt với những câu hỏi về kế hoạch của Fed đối với danh mục tài sản khổng lồ đang bị thu hẹp trong vài năm qua và số tiền lãi khổng lồ mà Fed phải trả cho các ngân hàng gửi dự trữ tại Fed. Chi phí của Fed hiện vượt quá thu nhập từ những tài sản đó, buộc Fed phải ghi nhận khoản lỗ lớn nhất từ trước đến nay vào năm ngoái

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump gia tăng áp lực thuế quan trước thời hạn đàm phán thương mại với Nhật Bản và EU

Trump gia tăng áp lực thuế quan trước thời hạn đàm phán thương mại với Nhật Bản và EU

Tổng thống Donald Trump cảnh báo có thể áp thuế cao hơn với các đối tác thương mại nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 9/7, trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Nhật Bản và EU vẫn chưa có đột phá. Nhật Bản tiếp tục bảo vệ lợi ích trong lĩnh vực ô tô và nông sản, trong khi EU tìm kiếm thỏa thuận duy trì mức thuế 10% kèm nhượng bộ từ Mỹ ở các ngành chiến lược.
Chứng khoán châu Á tăng theo đà Phố Wall; Nikkei giảm do lo ngại áp thuế từ Trump

Chứng khoán châu Á tăng theo đà Phố Wall; Nikkei giảm do lo ngại áp thuế từ Trump

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên thứ Ba, dẫn đầu là Hàn Quốc, hưởng lợi từ đà tăng kỷ lục trên Phố Wall. Ngược lại, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm do lo ngại về nguy cơ áp thuế mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, đà tăng chung vẫn bị kìm hãm khi giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thời hạn ngày 9/7, thời điểm thuế suất của Mỹ có thể được nâng từ mức tạm thời 10%, trừ khi đạt được các thỏa thuận thương mại cụ thể.
BlackRock cảnh báo: Nợ công Mỹ leo thang đe dọa sức hút của trái phiếu chính phủ và đồng USD

BlackRock cảnh báo: Nợ công Mỹ leo thang đe dọa sức hút của trái phiếu chính phủ và đồng USD

BlackRock cảnh báo rằng nợ công Mỹ tăng vọt đang làm suy yếu sức hút của Trái phiếu chính phủ dài hạn và đồng USD, đồng thời đe dọa vị thế đặc biệt của Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh nguồn cung trái phiếu tăng mạnh nhưng cầu từ nhà đầu tư nước ngoài giảm, chi phí vay của chính phủ Mỹ có nguy cơ bị đẩy lên cao.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ