Fed tăng lãi suất lần đầu tiên sau hơn ba năm, dự báo có thêm 6 lần nữa trong năm nay!

Fed tăng lãi suất lần đầu tiên sau hơn ba năm, dự báo có thêm 6 lần nữa trong năm nay!

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

10:38 17/03/2022

Trong cuộc họp tháng Ba, Fed đã tăng lãi suất lần đầu tiên trong hơn 3 năm, phát đạn đầu tiên trong loạt pháo chống lại lạm phát.

Sau khi giữ lãi suất gần 0 kể từ đại dịch, Ủy ban Thị trường mở Liên bang nói rằng họ sẽ tăng lãi suất 25bp. Như vậy, lãi suất chính thức sẽ ở trong khoảng 0.25-0.5%. Fed ra tín hiệu tằng các đợt tăng lãi suất sẽ đi cùng với tăng trưởng chậm lại trong năm nay.

Cùng với lần tăng lãi suất này, ủy ban cũng dự báo sẽ tăng tại tất cả sáu cuộc họp còn lại trong năm nay, với kỳ vọng lãi suất trung bình đạt 1.9%, 1% cao hơn so với tháng Mười Hai. Ủy ban cũng kỳ vọng sẽ có nhiều lần tăng lãi suất trong năm 2023, và không tăng lãi suất năm 2024, theo Dot Plot mới nhất.

Chủ tịch Fed St. Louis là người duy nhất ủng hộ tăng lãi suất 50bp.

Lần cuối cùng Fed tăng lãi suất là vào cuối năm 2018, để rồi sau đó lại phải giảm.

Trong tuyên bố sau cuộc họp, FOMC nói rằng “các đợt tăng lãi suất sắp tới sẽ phù hợp.” Về vấn đề thu hẹp bảng cân đối kế toán, tuyên bố chỉ cho biết sẽ bắt đầu thu hẹp vào một cuộc họp trong tương lai.

Chủ tịch Jerome Powell tại buổi họp báo sau cuộc họp đã đánh tiếng rằng việc thu hẹp bảng cân đối kế toán có thể bắt đầu vào tháng Năm, và quá trình này có thể tương đương với một đợt tăng lãi suất trong năm nay.

Dự báo lãi suất tăng 175bp cũng là một kết quả rất sít sao: Có 8 thành viên dự báo tăng nhiều hơn 7 lần, và 10 thành viên dự báo tăng đúng 7 lần trong năm 2022.

“Chúng tôi có để ý tới rủi ro lạm phát và lạm phát kỳ vọng leo thang,” chủ tịch Powell phát biểu trong buổi họp báo. “Ủy ban sẽ sẵn sàng thực hiện những biện pháp cần có để phục hồi bình ổn giá. Kinh tế Mỹ đang rất mạnh và đủ sức để chịu chính sách tiền tệ thắt chặt.”

Các quan chức cũng điều chỉnh triển vọng kinh tế trên nhiều khía cạnh, với lạm phát cao hơn nhiều so với dự kiến tháng 12/2021 và tăng trưởng GDP chậm hơn đáng kể.

Các thành viên FOMC cũng nâng dự báo lạm phát, kỳ vọng rằng chỉ số PCE lõi sẽ tăng 4.1% trong năm nay, so với dự báo trước đó là 2.7%. PCE lõi cũng được dự báo đạt 2.7% và 2.3% lần lượt vào các năm 2023 và 2023, trước khi ổn định ở mức 2% trong dài hạn.

“Lạm phát tiếp tục duy trì ở mức cao, phản ánh sự mất cân bằng cung cầu liên quan đến đại dịch, giá năng lượng cao và áp lực giá diện rộng.”

Về GDP, dự báo tăng trưởng 2022 bị hạ xuống 2.8% từ 4%, trước những ảnh hưởng của chiến tranh. Các năm còn lại được giữ nguyên. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn được kỳ vọng giảm xuống 3.5% cuối năm nay.

Chứng khoán bước đầu phản ứng tiêu cực nhưng sau đó đã hồi phục lại. Lợi suất trái phiếu tăng cao hơn, với lợi suất 10 năm chạm 2.2% trước khi thoái lui.

“Cuối cùng thì Fed đã có một thông điệp rõ ràng, rằng mình có một lộ trình thắt chặt trước tình hình lạm phát này,” theo Jim Baird, giám đốc đầu tư tại Plante Moran. “Câu hỏi là, liệu như thế đã đủ chưa, và họ có nhận ra rằng mình đang thụt lùi thế nào không?”

Lộ trình thay đổi

Fed đã cắt lãi suất trong những ngày đầu đại dịch để chống lại đợt phong tỏa làm tê liệt kinh tế và thị trường tài chính Mỹ, khiến 22 triệu người mất việc.

Nhưng nhiều yếu tố khác nhau đã buộc Fed phải làm gì đó với lạm phát, sau khi suốt năm ngoái coi áp lực giá chỉ là tạm thời. Trong hai tháng gần đây cũng đã đưa tín hiệu rằng lãi suất sẽ tăng, và câu hỏi còn lại là tăng bao nhiêu?

Xu hướng lạm phát hiện tại đang bị thổi phồng bởi nhu cầu cao trong khi nguồn cung khan hiếm do chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Chính sách tài khóa và tiền tệ chưa từng có tiền lệ - bơm ra hơn 10 nghìn tỷ USD - trùng với giai đoạn lạm phát này. Và cuộc chiến tại Ukraine cũng trùng với giai đoạn dầu tăng mạnh.

Trước thềm cuộc họp, thị trường định giá khoảng 7 lần tăng lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, giới trader vẫn đang 50/50 về khả năng tăng 50bp trong tháng Năm, khi một số quan chức đã để ngỏ điều đó nếu lạm phát tiếp tục dai dẳng.

So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tăng 7.9%. Năng lượng là mảng chịu nhiều sức ép nhất, khi giá xăng đã tăng 38% trong 12 tháng.

Tuy nhiên, áp lực giá đã không còn chỉ nằm ở xăng hay thực phẩm.

Như giá đồ may mặc đã tăng 6.6% trong một năm. Giá sửa chữa xe cộ tăng 6.3% và giá vé máy bay tăng 12.7%. Chi phi thuê nhà, chiếm 1/3 tỷ trọng CPI, cũng tăng tới 4.8%. Tất cả đã khiến mục tiêu 2% của Fed chỉ còn là giấc mơ.

Trong tháng 9/2020, Fed đã chấp thuận một cách tiếp cận mới với lạm phát: để lạm phát tự tăng nỏng để đạp được toàn dụng lao động. Tuy nhiên, lạm phát sau đó đã tăng lên mức chưa từng thấy từ thời cấm vận xăng dầu Ả rập.

Khi đó, cựu chủ tịch Paul Volcker đã buộc phải tăng lãi suất tới mức đưa kinh tế vào suy thoái. Lãi suất chạm đỉnh ở khoảng 19%.

Baird cho biết Fed sẽ cần phải thực hiện lời hứa của mình là “linh hoạt” để có thể tiếp tục xoa dịu nỗi lo của thị trường về lạm phát tăng cao.

“Liệu lộ trình của họ có đủ để hãm lại lạm phát trong một khoảng thời gian hợp lý không? Rất có khả năng họ sẽ còn mạnh tay hơn.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ