FED sẽ tăng lãi suất đúng lộ trình trong bối cảnh chiến sự leo thang

FED sẽ tăng lãi suất đúng lộ trình trong bối cảnh chiến sự leo thang

14:02 03/03/2022

Thị trường hàng hóa phiên ngày hôm qua tiếp tục chứng kiến sự căng thẳng trên chiến trường giữa Nga và Ukraine.

FED tăng lãi suất
FED tăng lãi suất

Diễn biến thị trường ngày 02/03

Giá lúa mì tiếp tục tăng không có điểm dừng vì lo ngại đứt gãy nguồn cung ứng lương thực tại khu vực xuất khẩu chủ chốt của thế giới. Trong khi đó, bất chấp giá dầu thô tăng cao, OPEC+ vẫn giữ nguyên kế hoạch gia tăng sản lượng trong thời gian tới, giá dầu thô chính thức vượt mốc 110 USD/thùng. Giá dầu thô tăng cao là yếu hỗ trợ cho giá đường bên cạnh việc thị trường thế giới dự kiến sẽ vẫn còn thâm hụt cung và cầu. Trong khi đó giá ngô và giá đậu tương chịu áp lực giảm do ảnh hưởng từ một số yếu tố cơ bản tại Nam Mỹ.

Thông tin chung

Vào tối qua, chủ tịch Fed Jerome Powell, phát biểu trước Ủy ban Hạ viện về Dịch vụ Tài chính, cho biết ông sẽ đề xuất tăng lãi suất một phần tư điểm phần trăm (0.25%) tại cuộc họp của ngân hàng trung ương trong hai tuần. Điều đó làm giảm bớt lo ngại của thị trường rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm (0.5%).
Ông Powell cho biết hôm thứ Tư rằng, trước xung đột Ukraine-Nga vào tuần trước, ông dự kiến ngân hàng trung ương sẽ đi theo kế hoạch tăng lãi suất ban đầu với các lần tăng thêm trong năm nay. Tuy nhiên, với bối cảnh hiện tại, Ông Powell cho biết phía Fed sẽ tiến hành kế hoạch theo đường lối cẩn trọng để tránh gây thêm lo ngại trong một thời điểm cực kỳ khó khăn và không chắc chắn.
Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), lạm phát đã tăng nhanh lên mức cao nhất mọi thời đại, vượt xa kỳ vọng khi chiến sự của Nga vào Ukraine có nguy cơ khiến chi phí năng lượng tăng. Giá tiêu dùng đã tăng 5.8% so với một năm trước vào tháng Hai, tăng từ 5.1% của tháng trước và cao hơn ước tính trung bình 5.6% của các nhà kinh tế trong một cuộc khảo sát của Bloomberg.
Nga nói với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) rằng quân đội của họ đã giành quyền kiểm soát lãnh thổ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya của Ukraine. IAEA đã triệu tập khẩn cấp một cuộc họp bất thường tại Vienna với lo ngại về sự cố an toàn nguyên tử trước hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Nga. Zaporizhzhya là cơ sở lắp đặt điện hạt nhân lớn nhất Châu Âu.
Lịch sự kiện

Phân tích kỹ thuật

1. Nhóm năng lượng

Theo ước tính của Bloomberg về dữ liệu sản xuất của Nga, ước tính sản lượng dầu thô từ Nga đã tăng 0.2% lên mức tương đương 11.055 triệu thùng/ngày trong tháng 2 so với tháng 1, nhưng vẫn có khả năng thấp hơn hạn ngạch 132,000 thùng/ngày (bpd) theo thỏa thuận OPEC +. Đây là tháng thứ ba liên tiếp Nga không bơm đến hạn ngạch theo thỏa thuận OPEC + kể từ tháng 12/2021. Việc nước này không đạt mục tiêu sản lượng của mình sẽ gây thêm áp lực cho thị trường năng lượng, với giá dầu thô tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014, sau khi xung đột Ukraine-Nga nổ ra.
Hiện tại không có biện pháp trừng phạt nào ngắn các công ty thế giới mua dầu thô của Nga, nhưng vấn đề lớn là vận chuyển và thanh toán giao dịch. Theo Energy Aspects, có khoảng 70% thương mại dầu thô của Nga bị đóng băng hiện nay. Hầu hết các công ty lớn không đụng đến dầu của Nga, và chỉ một số nhà máy lọc dầu và công ty thương mại của châu Âu vẫn còn tham gia thị trường. Tuy nhiên, một khi rõ ràng toàn bộ các biện pháp trừng phạt là gì, lượng giao dịch dầu thô bị đóng băng có thể giảm xuống khoảng 20% khi có các nhà nhập khẩu châu Á bước vào.
Cuộc họp OPEC+ trong ngày hôm qua đưa ra quyết định sản lượng cho tháng 4 đã quyết định giữ nguyên mức tăng 400,000 thùng/ngày, mặc cho các lời kêu gọi tăng sản lượng từ IEA và các quốc gia khác trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung do các bên mua trên thị trường đang từ chối mua dầu thô từ Nga – quốc gia chiếm khoảng 10% tổng sản lượng toàn cầu.
Đánh giá: Tích cực
2. Đường

Trong ngày hôm qua ghi nhận thông tin về việc Tổ chức đường thế giới (ISO) đã hạ mức tiêu thụ đường toàn cầu niên vụ 2021/22 (từ tháng 10/21 - 09/22) xuống còn 172.44 triệu tấn, giảm 0.6 triệu tấn so với dự báo trước đó. Thâm hụt cung - cầu đường niên vụ này cũng được dự báo sẽ chỉ còn 1.93 triệu tấn, giảm 0.62 triệu tấn so với dự báo trước. Mặc dù vậy giá đường vẫn được hỗ trợ tăng nhờ vào giá dầu thô tăng chưa có điểm dừng.
Đánh giá: Tiêu cực
3. Đậu tương

Giá đậu tương kỳ hạn đã giảm mạnh trong phiên giao dịch qua do báo cáo về mưa ở các khu vực khô hạn của Brazil và Argentina đã thúc đẩy hoạt động chốt lời của các nhà đầu tư. Nhà phân tích hàng đầu của sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires, Esteban Copati cho biết những cơn mưa này cho phép duy trì triển vọng hiện tại về sản lượng và ngăn chặn sự suy giảm thêm nữa. Trước đó, StoneX đã hạ dự báo cho vụ đậu tương 2021/22 của Brazil xuống 121.17 triệu tấn (MMT), giảm 4.2% so với dự báo tháng 2 và phản ánh triển vọng cắt giảm năng suất do hạn hán. Có thể thấy, các đợt mưa sẽ không góp phần lớn lên năng suất đã bị ảnh hưởng, nhưng điều này sẽ góp phần giữ kỳ vọng sản lượng ổn định trong thời gian tới.
Giá đậu tương giảm bất chấp việc thị trường nhận thấy có thêm lực mua đậu tương từ Trung Quốc. Theo USDA, trong phiên ngày hôm qua ghi nhận có 264,000 tấn đậu tương sang một quốc gia không xác định (trong đó với 198,000 tấn đậu tương vụ cũ 2021/22, 66,000 tấn đậu tương vụ mới 2022/23). Một lô hàng khác chỉ đích danh là Trung Quốc với 266,000 tấn đậu tương (trong đó có 198,000 tấn cho vụ cụ 2021/22 và 68,000 tấn đậu tương cho vụ mới 2022/23)
Đánh giá: Tích cực

4. Lúa mì

Giá lúa mì tiếp tục tăng cao vào thứ Tư, với hợp đồng CBOT đạt mức tăng giới hạn trong phiên thứ ba liên tiếp do lo ngại kéo dài về khả năng thiếu hụt xuất khẩu từ Ukraine và Nga trong tương lai gần. Trên trung bình các năm qua, Nga và Ukraine chiếm khoảng 29% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu.
Trong khi đó, Úc đang nổi lên trên thị trường lúa mì toàn cầu như là quốc gia có thể đạt được lợi ích trong bối cảnh chiến sự leo thang nhờ vào sản lượng mùa vụ kỷ lục. Theo đó, ABARES đã điều chỉnh sản lượng lúa mì Úc vụ đông 2021/22 lên mức kỷ lục 36.3 triệu tấn sau khi hoàn thành thu hoạch, tăng 1.9 triệu tấn so với báo cáo trước và tăng 10% so với sản lượng niên vụ trước. Dự báo trong báo cáo WASDE tháng 2 là 34 triệu tấn. Vụ lúa mì kỷ lục đến vào thời điểm thuận lợi khi các nhà nhập khẩu tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế khi cuộc chiến giữa hai nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất là Nga và Ukraine đã khiến các chuyến hàng từ Biển Đen ngừng hoạt động. Với mức sản lượng trên, Úc là khu vực có mức sản lượng xếp hàng thứ tư toàn cầu.
Đánh giá: Tích cực
5. Ngô

Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng ethanol trong tuần kết thúc vào ngày 25/02 đạt mức trung bình hàng ngày là 997,000 thùng, giảm xuống dưới mức 1 triệu thùng/ngày lần thứ hai kể từ tháng 10 năm ngoái. Trước đó, các nhà phân tích đã kỳ vọng sản lượng sẽ tăng 18,000 thùng lên 1.027 triệu thùng/ngày. Việc sản lượng ethanol giảm sẽ góp phần giảm nhu cầu sử dụng ngô và có thể được xem là một tín hiệu tiêu cực trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, giá ngô vẫn được hỗ trợ từ xung đột giữa Ukraine và Nga. Nga và Ukraine chiếm khoảng 16% tổng lượng ngô xuất khẩu toàn cầu, trong đó Ukraine là nước xuất khẩu lớn hơn. Đặc biệt, với nguồn cung từ Ukraine bị gián đoạn, khối lượng nhập khẩu của các thị trường châu Á như Trung Quốc và Hàn Quốc đã bị ảnh hưởng trong thời gian qua. Sau khi các cảng của Ukraine đã ngừng hoạt động vào ngày 24 tháng 2, dữ liệu tổng hợp cho thấy khoảng 300,000 tấn ngô xuất khẩu cho Hàn Quốc đang bị mắc kẹt do cuộc xung đột kéo dài nào.
Đánh giá: Tích cực

6. Kim loại

Chile, quốc gia sản xuất đồng lớn nhất, ghi nhận sản lượng tháng 1 là 429,923 tấn - mức thấp nhất kể từ năm 2011 - giảm 15% so với tháng 12 và 7.5% từ tháng 1 năm 2021. Cục thống kê báo cáo dữ liệu nhưng không đưa ra lý do rõ ràng cho sự sụt giảm.


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Hotline: 0286 686 0068

Website: https://saigonfutures.com/

Fanpage: Saigon Futures Inc.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trọng tâm toàn cầu EBC 26/04: Giá dầu tăng bất chấp dấu hiệu lạm phát đình trệ tái xuất hiện

Trọng tâm toàn cầu EBC 26/04: Giá dầu tăng bất chấp dấu hiệu lạm phát đình trệ tái xuất hiện

Giá dầu lấy lại đà tăng trong ngày thứ Sáu (26/4) nhờ nhận định của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tình hình kinh tế có thể mạnh hơn. Đồng thời, Israel đã tăng cường không kích vào khu vực Rafah. Các nhà phân tích của Goldman Sachs tin rằng việc xung đột giữa Iran và Israel giảm bớt có thể khiến giá dầu giảm 5-10 USD trong những tháng tới, trong đó Brent dự kiến ​​sẽ đạt đỉnh 90 USD.
Trọng tâm toàn cầu EBC 25/04: Thị trường Úc đóng cửa nghỉ lễ, ngành khai thác mỏ đón tin tức nóng hổi

Trọng tâm toàn cầu EBC 25/04: Thị trường Úc đóng cửa nghỉ lễ, ngành khai thác mỏ đón tin tức nóng hổi

Vào ngày 25 tháng 4, thị trường chứng khoán Úc đã đóng cửa nghỉ lễ vào thứ Năm. Chỉ số ASX 200 cao hơn, đặc biệt được thúc đẩy bởi mức tăng của cổ phiếu công nghệ và chăm sóc sức khỏe. Chỉ số giá tiêu dùng của Úc trong quý đầu tiên tăng 3.6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với dự kiến.
Trọng tâm toàn cầu EBC 24/04: Giá vàng ổn định lại sau khi giảm xuống dưới mức 2.300 USD

Trọng tâm toàn cầu EBC 24/04: Giá vàng ổn định lại sau khi giảm xuống dưới mức 2.300 USD

Thứ Tư (24/4), tình hình căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt khiến cho giá vàng trở nên ổn định sau khi chạm mức thấp nhất hơn 2 tuần. Vanguard Group cảnh báo rằng mức nợ hiện tại của Mỹ có thể gây ra một đợt bán tháo lớn, đẩy lợi suất trái phiếu 10 năm lên mức 5%. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước cũng đề xuất mức thuế gấp 3 lần đối với thép Trung Quốc.
Trọng tâm toàn cầu EBC 22/04: Chứng khoán Mỹ lao dốc trước mùa báo cáo thu nhập của các công ty công nghệ đến gần

Trọng tâm toàn cầu EBC 22/04: Chứng khoán Mỹ lao dốc trước mùa báo cáo thu nhập của các công ty công nghệ đến gần

Vào thứ Hai (22/4), hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ đều giảm mạnh. Cả S&P 500 và Dow đều ghi nhận thành tích hàng tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm 2023. Các công ty công nghệ lớn như Apple, Microsoft, Nvidia và các công ty vốn hóa lớn tương tự khác đang bước vào một quý được cho là đầy biến động.
Trọng tâm toàn cầu EBC 18/04: Giá dầu tăng khi EU xem xét các biện pháp trừng phạt mới

Trọng tâm toàn cầu EBC 18/04: Giá dầu tăng khi EU xem xét các biện pháp trừng phạt mới

Vào ngày 18 tháng 4, giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch, Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với ngành dầu mỏ của Venezuela và Liên minh châu Âu thảo luận về việc áp đặt lệnh cấm vận mới đối với Iran. Nếu giá dầu tăng lên 100 USD/thùng, OPEC+ có thể nới lỏng việc cắt giảm sản lượng.
Trọng tâm toàn cầu EBC 16/04: Thị trường chứng khoán châu Á, Mỹ đồng loạt giảm mạnh

Trọng tâm toàn cầu EBC 16/04: Thị trường chứng khoán châu Á, Mỹ đồng loạt giảm mạnh

Vào ngày 16 tháng 4, đồng đô la Mỹ tăng 0.1% sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ tăng và thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm. Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tiếp tục trượt dốc khi lợi suất tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2023. Chỉ số chứng khoán châu Âu cho thấy sự tăng trưởng trong phiên ngày hôm qua.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ